Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo đó, việc giao dịch cổ phiếu và các sản phẩm có cấu trúc của China Evergrande Group đã bị tạm dừng tại Hong Kong vào ngày 3/1. Tuy nhiên, không có lý do nào được đưa ra cho việc ngừng giao dịch.
Cổ phiếu niêm yết tại Hong Kong của các công ty liên quan đến Evergrande đã giảm trong phiên giao dịch sáng ngày 3/1. Cổ phiếu tập đoàn năng lượng mới của Evergrande giảm 1,7% trong khi Evergrande Property Services giảm 3,03%.
Không chỉ vậy, cổ phiếu bất động sản ở Hong Kong cũng giảm trong phiên giao dịch cùng ngày, với cổ phiếu của Country Garden giảm 2,02% trong khi Sunac giảm 8,32%. Chỉ số Hang Seng Properties giao dịch thấp hơn 0,57%.
Động thái ngừng giao dịch cổ phiếu của Evergrande được đưa ra sau khi tập đoàn này bị yêu cầu phá dỡ 39 căn hộ cao cấp thuộc dự án Ocean Flower Island trên hòn đảo nhiệt đới Hải Nam trong vòng 10 ngày.
Dự án Ocean Flower Island, một khu nghỉ dưỡng lớn do Evergrande phát triển, bao gồm ba quần đảo khai hoang ở Đan Châu thuộc tỉnh Hải Nam. 39 căn hộ bị yêu cầu phá dỡ nằm trên hòn đảo số hai, được sử dụng cho mục đích ở.
Theo ước tính, giá trị 39 căn hộ này vào khoảng 7,7 tỷ NDT (1,7 tỷ USD). Truyền thông Trung Quốc đưa tin giấy phép quy hoạch cho các căn hộ là “bất hợp pháp” và đã bị "thu hồi". Chính quyền địa phương cũng cho biết dự án này của Evergrande vi phạm luật quy hoạch đô thị và nông thôn.
Ngày 28/12, cổ phiếu của Evergrande đã sụt giảm hơn 9% sau khi nhà phát triển này không thanh toán được các số lãi trái phiếu nước ngoài trị giá 255 triệu USD. Khoản tiền này sẽ được ân hạn tới ngày 27/1/2022.
Từng là con cưng trong lĩnh vực bất động sản đang bùng nổ của Trung Quốc, Evergrande có khoản nợ hơn 300 tỷ USD, gây ra những khủng hoảng tài chính tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tập đoàn này đã rơi vào tình trạng vỡ nợ vào đầu tháng 12, khi không thể thực hiện các nghĩa vụ thanh toán nợ với 645 triệu USD trái phiếu lãi suất 13% và 590 triệu USD trái phiếu lãi suất 13,75%, đáo hạn ngày 6/11 và ân hạn đến 6/12.
Nhờ “cầu cứu” chính quyền, một uỷ ban quản lý rủi ro bao gồm các quan chức địa phương và nhà được đã được thành lập và cử xuống tập đoàn “bom nợ” để giải quyết khủng hoảng và làm việc với các chủ nợ.
Ngày 31/12 vừa qua, Evergrande đã quay lại kế hoạch trả nợ cho các nhà đầu tư trong các sản phẩm quản lý tài sản của mình, cho biết mỗi nhà đầu tư trong sản phẩm quản lý tài sản của mình có thể nhận được 8.000 NDT (1.257 USD) mỗi tháng dưới dạng thanh toán gốc trong ba tháng, bất kể khoản đầu tư đáo hạn vào thời điểm nào.
Xem thêm >> Tiếp tục lỡ hạn trả nợ lãi, cổ phiếu Evergrande ‘tụt dốc không phanh’
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.