Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (10/2): GAS, VHC và GMD

Tân Mai - 10/02/2022 00:30 (GMT+7)

(VNF) - SSI vừa điều chỉnh khuyến nghị cổ phiếu GAS từ trung lập lên khả quan, tương ứng giá mục tiêu mới là 134.000 đồng/cổ phiếu, dựa trên quan điểm tích cực về giá dầu Brent và sản lượng tiêu thụ khí khô trong năm 2022.

VNF
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (10/2): GAS, VHC và GMD

SSI: Khuyến nghị khả quan đối với GAS

Công ty Chứng khoán SSI (SSI) vừa điều chỉnh khuyến nghị cổ phiếu GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam từ trung lập lên khả quan, tương ứng giá mục tiêu 1 năm là 134.000 đồng/cổ phiếu (từ 130.000 đồng/cổ phiếu) - tiềm năng tăng giá 21,8% (dựa trên P/E mục tiêu 22 lần và phương pháp DCF).

Quan điểm tích cực của SSI cho năm 2022, bao gồm giả định giá dầu thô Brent trung bình tăng lên 80 USD/thùng (từ mức giả định trước là 75 USD/thùng) và sản lượng khí khô phục hồi 18,5% so với cùng kỳ lên 8,5 tỷ m3 nhờ nhu cầu từ các nhà máy điện phục hồi và nhu cầu từ khu công nghiệp tăng mạnh.

Do đó, SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng công ty mẹ của GAS năm 2022 sẽ đạt 90.000 tỷ đồng (tăng 17,5% so với năm trước) và 11.600 tỷ đồng (tăng 35,3%).

Gần đây, GAS đã công bố doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý IV/2021 đạt 20.200 tỷ đồng và 2.030 tỷ đồng, lần lượt tăng 30% và 21% so với cùng kỳ năm 2020. Cả năm, công ty đạt 79.000 tỷ đồng doanh thu hợp nhất (tăng 23% so với năm trước) và 8.850 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 11%).

Mặc dù sản lượng khí khô giảm mạnh do giãn cách xã hội do đại dịch tại thị trường trong nước, giá dầu nhiên liệu tăng mạnh (tăng 67% so với năm 2020) đã hỗ trợ doanh thu và lợi nhuận 2021.

Sản lượng tiêu thụ khí khô trong 2021 đạt 7,1 tỷ m3 (giảm 18,4% cùng kỳ), trong đó các nhà máy điện khí chiếm 5 tỷ m3 (giảm 24% cùng kỳ). Sản lượng tiêu thụ khí của các nhà máy phân bón đạt 1,1 tỷ m3, trong khi sản lượng tại khu công nghiệp đạt 977 triệu m3 (tăng 7,1% cùng kỳ).

Trong khi đó, sản lượng LPG đạt 1,98 triệu tấn (tăng 1% cùng kỳ) và giá hợp đồng LPG ở mức 638 USD/tấn (tăng 59% cùng kỳ).

Yuanta: Khuyến nghị mua dành cho VHC

Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021, trong đó ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.693 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt trên 460 tỷ đồng, tăng trưởng 175%.

Như vậy kết thúc năm 2021, nhà xuất khẩu thủy sản này báo cáo doanh thu đạt hơn 9.050 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.110 tỷ đồng, lần lượt tăng 30% và 54% so với năm 2020, vượt 5% và vượt 59% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.

Doanh thu ba tháng cuối năm 2021 của VHC tăng khả quan nhờ giá bán cá tra xuất khẩu tăng so với cùng kỳ do nguồn cung hạn chế bởi Covid-19 và nhu cầu tiếp tục cao ở thị trường Mỹ.

Trước đó, VHC đã thành công trong việc gia tăng thêm thị phần thêm khoảng 6,7% do các đối thủ bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch bệnh trong quý III/2021.

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận định, trong ngắn hạn, nhiều khả năng giá cá tra vẫn sẽ ở mức cao trong nửa đầu năm 2022 do nguồn cung hạn chế.

Theo đó, chu kỳ nuôi cá tra là 6 tháng, các nước lớn về nguồn cung cá tra hầu như đều bị ảnh hưởng bởi Covid-19 trong quý II và quý III/2021, do đó, nguồn cung có thể sẽ mất thời gian để phục hồi tốt hơn trong nửa sau 2022.

Ngoài ra, Yuanta kỳ vọng nhu cầu cá tra mạnh tại thị trường Mỹ sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng ngắn hạn cho VHC nhờ lợi thế riêng về thuế suất ưu đãi xuất khẩu sang Mỹ là 0%.

Ở mức giá đóng cửa hiện tại, VHC đang được giao dịch tại mức P/E 12 tháng gần đây là 11,2 lần (tương ứng EPS là 6.052 đồng). Mức stock rating của VHC ở mức 88 điểm cho thấy đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này.

Mới đây đồ thị giá của VHC đã đóng cửa tăng 7% và đạt mức cao nhất 52 tuần với khối lượng giao dịch tăng đột biến so với mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên đồ thị giá có thể sẽ hướng về các mức cao hơn.

Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của VHC cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 9,5% nếu mức sức mạnh giá trên mức 80 điểm.

AGR: Khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu GMD

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021 mới công bố, Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận trong kỳ đạt 1.038 tỷ đồng và 209 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 48% và 221% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù biên lợi nhuận gộp của mảng khai thác dịch vụ cảng biển đã thu hẹp đáng kể do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song tăng trưởng kết quả kinh doanh của GMD chủ yếu vẫn đến từ hoạt động này khi mức doanh thu đã tăng tới hơn 30%.

Biên lợi nhuận của GMD cũng có sự cải thiện rất tốt trong quý IV khi đạt tới hơn 20% (so với mức 10% cùng kỳ năm trước), chủ yếu do sự đóng góp từ lợi nhuận của các công ty liên kết khi SCS (GMD sở hữu 34,52%) tăng trưởng 23% còn dự án Gemalink đã chính thức báo lãi kể từ quý III.

Tổng kết năm 2021, GMD ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng lần lượt 23% và 64% so với năm trước, đều vượt mức kế hoạch doanh nghiệp đề ra trong kịch bản lạc quan.

Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) cho rằng thời gian tới, cước vận tải hạ nhiệt thúc đẩy sản lượng hàng hóa cập cảng. Theo Cục Hàng hải Việt Nam, khối lượng hàng hóa cập cảng trong tháng 1/2022 vẫn duy trì ở mức cao và đạt gần 61 triệu tấn, trong đó sản lượng hàng hóa dạng container đạt tới hơn 2 triệu TEUs.

Đây là mức tương đương so với cùng kỳ năm trước và tăng nhẹ so với tháng 12/2021. AGR kỳ vọng sản lượng hàng hóa cập cảng của GMD trong các tháng tới sẽ tiếp tục tích cực khi giá cước vận tải biển BDI đã hạ nhiệt đáng kể trong 3 tháng gần nhất và sẽ tạo tác động tốt đến lưu lượng tàu cập cảng; cảng Gemalink sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ dòng chảy hàng hóa từ khu vực Cát Lái sang Cái Mép - Thị Vải và dự kiến sẽ lấp đầy công suất trong năm nay.

Tận dụng được lợi thế từ việc sở hữu các nhà cảng nước sâu có vị trí thuận lợi để đón tiếp tàu hàng, GMD đã ghi nhận kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2021 rất tích cực.

AGR kỳ vọng các nhà cảng của GMD sẽ tiếp tục đạt được mức sản lượng cao trong năm 2022 khi giá cước vận tải biển đã hạ nhiệt đáng kể và tạo ảnh hưởng tốt tới lưu lượng tàu cập cảng.

Theo AGR, trong ngắn hạn, cổ phiếu GMD đang thu hút dòng tiền mạnh mẽ và phát đi các tín hiệu kỹ thuật, nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu này, giá mục tiêu trong năm 2022 là 65.000 đồng/cổ phiếu.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán

Ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán

(VNF) - Với việc bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Hải vào vị trí Phó Chủ tịch, ban lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã được kiện toàn theo cơ cấu 1 Chủ tịch và 3 Phó chủ tịch.

Bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

Bổ nhiệm ông Bùi Hoàng Hải làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

(VNF) - Ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý chào bán chứng khoán được Bộ trưởng Tài chính bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Bình thường mới của giá vàng miếng: 100 triệu/lượng không còn 'sốc'

Bình thường mới của giá vàng miếng: 100 triệu/lượng không còn 'sốc'

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức vượt 92 triệu đồng/lượng, tiến sát tới kịch bản 100 triệu đồng/lượng. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng SJC đã tăng tới hơn 16 triệu đồng/lượng.

Tài sản khổng lồ tạm giữ trong Vụ Xuyên Việt Oil: 134 sổ tiết kiệm trị giá 1.320 tỷ

Tài sản khổng lồ tạm giữ trong Vụ Xuyên Việt Oil: 134 sổ tiết kiệm trị giá 1.320 tỷ

(VNF) - Liên quan đến vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và một số tỉnh thành, cơ quan công an đã tạm giữ 134 sổ tiết kiệm với tổng số tiền 1.320 tỷ đồng.

Mục tiêu 2030, có 2 triệu doanh nghiệp và 10 tỷ phú USD

Mục tiêu 2030, có 2 triệu doanh nghiệp và 10 tỷ phú USD

(VNF) - Với Nghị quyết số 41-NQ/TW, Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, cộng đồng Dn Việt Nam đạt con số 2 triệu và có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 5 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

Đấu với Tesla, Toyota sắp có Camry bản thuần điện

Đấu với Tesla, Toyota sắp có Camry bản thuần điện

Toyota có thể đang nhắm tới phân khúc Tesla Model 3 đang nắm giữ với dòng tên vừa được đăng ký bản quyền của mình.

Vàng 'điên cuồng' tiến lên 100 triệu/lượng, thách thức mọi biện pháp ngăn chặn

Vàng 'điên cuồng' tiến lên 100 triệu/lượng, thách thức mọi biện pháp ngăn chặn

(VNF) - Bất chấp những động thái mới của cơ quan quản lý nhằm bình ổn thị trường vàng, giá vàng miếng SJC vẫn tăng "điên cuồng". Nhiều chuyên gia nhận định đấu thầu vàng miếng chỉ là giải pháp tình thế, thị trường vàng cần nhiều hơn một giải pháp.

Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Cục Đăng kiểm chấn chỉnh các trung tâm chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu các đơn vị đăng kiểm, đặc biệt là ở TPHCM triển khai các hình thức thanh toán để hỗ trợ người dân và

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

Vàng tăng giá 'điên cuồng', Chính phủ lệnh xử nghiêm đầu cơ, thao túng

(VNF) - Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện kịp thời hơn các giải pháp quản lý và kiểm soát chặt giao dịch thị trường vàng; xử lý ngay tình trạng chênh cao giữa trong nước và quốc tế cũng như buôn lậu, đầu cơ, thao túng giá.

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

Xây nhà máy AI 200 triệu USD: Nvidia chuyển máy chủ đầu tiên cho FPT

(VNF) - Hệ thống máy chủ DGX H100 được nhập về Việt Nam đánh dấu bước đầu tiên trong việc hiện thực hóa kế hoạch xây nhà máy AI của FPT và Nvidia.