'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Luỹ kế cả năm 2022, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (HoSE: VNM) hoàn thành 94% kế hoạch doanh thu và 88% kế hoạch lợi nhuận, tương ứng với 59.956 tỷ đồng doanh thu thuần và 8.577 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự đoán thị trường nội địa của VNM sẽ tiếp tục đi ngang do mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, VNM khó để tăng thêm thị phần; nhu cầu tiêu thụ sữa tại Việt Nam còn chưa cao; trong ngắn hạn sức mua của người tiêu dùng chưa thể hồi phục ngay khi thu nhập bị ảnh hưởng sau làn sóng cắt giảm nhân sự trong quý IV vừa qua.
Do phải sử dụng tồn kho sữa bột giá cao nên biên lợi nhuận gộp năm 2022 chưa đạt kỳ vọng. KBSV kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của VNM sẽ được cải thiện từ quý 2/2023 hoặc quý 3/2023 khi công ty bắt đầu sử dụng sữa bột giá thấp cho sản xuất. Dự kiến biên lợi nhuận gộp của VNM năm 2023 đạt 40.84% (tăng 1 điểm phần trăm so với năm 2022).
Mặc dù chỉ hoàn thành 88% kế hoạch lợi nhuận, VNM dự kiến vẫn duy trì trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 38% tính trên mệnh giá và 90% tính trên lợi nhuận phân phối cho cổ đông công ty mẹ.
Năm 2023, thị trường nội địa tăng trưởng thận trọng 2% chủ yếu từ việc kỳ vọng sản phẩm sữa bột sẽ sức tiêu thụ tốt hơn so với cùng kỳ và giả định VNM sẽ không tăng giá bán trong năm nay do giá nguyên vật liệu đầu vào đã dần hạ nhiệt so với năm 2022.
Trong khi đó, thị trường xuất khẩu sẽ vẫn chưa hết khó khăn do KBSV cho rằng bất ổn kinh tế tại thị trường Trung Đông khiến sức mua của người tiêu dùng bị ảnh hưởng với mức độ lớn hơn, kéo dài lâu hơn. Theo đó KBSV kỳ vọng thị trường xuất khẩu của VNM sẽ tăng trưởng 5% so với mức nền thấp của năm 2022 dựa trên cơ sở sức tiêu thụ sẽ ổn định và tích cực trở lại trong nửa cuối năm 2023.
Các công cty con nước ngoài sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hai chữ số trong giai đoạn 2023-2027. Dự kiến năm 2023, doanh thu thuần của VNM đạt 62.096 tỷ đồng (tăng 3,5%) và lợi nhuận sau thuế đạt 9,368 tỷ đồng (tăng 9,2%) chủ yếu do biên lợi nhuận gộp được kỳ vọng sẽ cải thiện 1 điểm phần trăm so với năm trước, lên mức 40,85%.
KBSV đánh giá triển vọng năm 2024 sẽ tích cực hơn bởi tiếp nối đà hồi phục tiêu dùng từ cuối năm 2023; nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa tại Việt Nam tăng lên khi mức tiêu thụ sữa/ bình quân đầu người tại Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực. Cho năm 2024, KBSV kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của VNM có thể đạt lần lượt 64.439 tỷ đồng (tăng 4%) và 9.942 tỷ đồng (tăng 6,1%).
KBSV khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 81.200 đồng/cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) ghi nhận doanh thu thuần hơn 1.600 tỷ đồng (giảm 63% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 437 tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ) trong quý IV/2022. Sự sụt giảm doanh thu chủ yếu do số lượng căn bàn giao ít hơn, với 476 căn (giảm 76% so với cùng kỳ) tại các dự án Southgate, Mizuki, Akari và Novia mặc dù công ty đã đẩy nhanh tiến độ bàn giao tại Mizuki – khu CC3 trong quý IV/2022 thay vì quý I/2023.
Tăng trưởng lợi nhuận trong kỳ chủ yếu do ghi nhận lợi ích cổ đông thiểu số thấp hơn. Cuối quý IV/2022, NLG đã chuyển nhượng 25% cổ phần trong dự án Paragon Đại Phước cho Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (21,6%) và Công ty TNHH Đầu tư Tân Hiệp (3,4%) và ghi nhận khoản lãi tài chính 244 tỷ đồng.
Cả năm 2022, NLG đạt doanh thu thuần chưa kiểm toán là 4.339 tỷ đồng (giảm 17% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 556 tỷ đồng (giảm 48% so với cùng kỳ), thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra chủ yếu do 4 lý do.
Một là chậm bàn giao dự án Cần Thơ do thủ tục pháp lý kéo dài. Hai là chậm chuyển nhượng 25% dự án Paragon Đại Phước cho Nishi Nippon Railroad. Ba là tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/doanh thu tăng 7,5 điểm % lên 26,6%. Bốn là do thuế suất thực tế cao hơn (19,1% so với 9,9%). Công ty bàn giao gần 1.300 căn vào năm 2022 (giảm 45% so với cùng kỳ) chủ yếu tại Southgate (728 căn) và Akari (334 căn).
NLG đã nhận được quyết định giao đất của dự án Cần Thơ vào tháng 2/2023 và công ty dự kiến sẽ mở bán sản phẩm căn hộ Ehome vào giữa năm nay. Trong khi đó, dự án Izumi và Paragon Đại Phước vẫn tiếp tục chờ điều chỉnh quy hoạch.
Do vấn đề cấp phép dự án kéo dài và lực cầu suy yếu trong bối cảnh lãi suất ở mức cao và tâm lý thị trường tiêu cực nên Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) dự phóng giá trị bán hàng năm 2023 của NLG giảm 35% xuống 6.600 tỷ đồng, chủ yếu từ các dự án Mizuki, Southgate, Akari, Izumi và Cần Thơ.
Doanh thu thuần năm 2023 dự kiến giảm về khoảng 3.000 tỷ đồng (giảm 30% so với cùng kỳ) chủ yếu ghi nhận từ dự án Southgate trong khi dự án Mizuki được ghi nhận vào tài khoản 'lợi nhuận từ liên doanh liên kết' thay vì hợp nhất vào doanh thu.
Mặt khác, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ dự kiến tăng 23% so với cùng kỳ, đạt 683 tỷ đồng, chủ yếu nhờ lợi nhuận từ liên doanh liên kết cao hơn (358 tỷ đồng so với 25 tỷ đồng năm 2022) và việc chuyển nhượng 25% cổ phần tại dự án Paragon Đại Phước. Nếu không tính giao dịch chuyển nhượng cổ phần này thì lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ tăng 3% so với cùng kỳ, đạt 570 tỷ đồng.
Nhìn chung, NLG được kỳ vọng sẽ tiếp tục trụ vững trong giai đoạn đầy thách thức này nhờ tình hình tài chính tốt, sự hỗ trợ từ các đối tác chiến lược và các dự án vừa túi tiền của công ty vẫn thu hút người mua có nhu cầu ở thực. Tuy nhiên, thị trường bất động sản nhà ở vẫn gặp nhiều khó khăn như lãi suất cao và vấn đề cấp phép dự án có thể ảnh hưởng đến kết quả bán hàng của công ty trong năm nay.
ACBS đưa ra khuyến nghị giữ đối với cổ phiếu này với giá mục tiêu 2023 là 30.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn nhiều so với giá mục tiêu trước đó do tăng suất chiết khấu, dời thời gian mở bán dự án, giảm tỷ lệ hấp thụ dự án và tăng tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp trên doanh thu.
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) ghi nhận kết quả kém khả quan trong quý IV với doanh thu gần 30.600 tỷ đồng (giảm 15% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế 619 tỷ đồng (giảm 60% so với cùng kỳ) do đẩy mạnh các chương trình marketing, khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng.
Một điểm đáng chú ý là tình hình tài chính của MWG đang có chuyển biến tích cực hơn. Theo đó, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm từ gần 1 lần xuống 0,7 lần, đồng thời lượng tồn kho đã giảm từ gần 30.000 tỷ về hơn 25.600 tỷ.
Kết thúc năm 2022, MWG chỉ hoàn thành 95% kế hoạch doanh thu và 65% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Chuỗi Thế giới Di động và Điện máy Xanh vẫn là trụ cột hỗ trợ dòng tiền, khi đóng góp 78% doanh thu (trên 100.000 tỷ đồng) và là các chuỗi duy nhất đang có lợi nhuận của MWG.
Trong khi đó, Bách Hoá Xanh với 1.728 cửa hàng (giảm khoảng 400 cửa hàng so với cùng kỳ), đóng góp khoảng 20% doanh thu (trên 27.000 tỷ đồng), tuy nhiên khoản lỗ thuế đã tăng lên trên 2.700 tỷ đồng (tăng 180% so với cùng kỳ), một phần tới từ các chi phí phát sinh một lần từ việc tái cấu trúc (đóng bớt cửa hàng không hiệu quả, cơ cấu lại mặt hàng, thay đổi layout,…).
Với chuỗi nhà thuốc An Khang, doanh thu một cửa hàng đạt bình quân 350 triệu đồng/tháng, song lỗ thuế của chuỗi tăng mạnh từ 6 tỷ (2021) lên hơn 300 tỷ vào năm 2022. Số nhà thuốc hoạt động cũng tăng gấp gần 3 lần so với cuối năm 2021 (từ 179 lên 500). Kế hoạch năm 2023 thận trọng trước sức tiêu thụ yếu.
MWG đặt mục tiêu doanh thu từ 135 – 150 nghìn tỷ đồng (tăng 1-12% so với mức thực hiện năm 2022), lợi nhuận sau thuế 4.200 – 4.700 tỷ đồng (tăng 2-14% so với mức thực hiện năm 2022), với kịch bản cơ sở là hoạt động sản xuất – tiêu dùng có sự phục hồi từ
Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) đánh giá, kết quả kinh doanh sụt giảm của MWG năm 2022 xuất phát từ nguyên nhân chính do sức cầu yếu trong khi tồn kho cao dẫn tới tăng tần suất các chương trình khuyến mại.
Agriseco cho rằng đây vẫn sẽ là thách thức của MWG trong năm 2023 khi ảnh hưởng của chính sách thắt chặt nền kinh tế thế giới sẽ có độ trễ tới Việt Nam. Mặc dù vậy, MWG là cổ phiếu đầu ngành của nhóm bán lẻ, nằm trong các rổ chỉ số lớn.
Do đó đây vẫn là cổ phiếu phù hợp để tích luỹ tại các nhịp điều chỉnh của thị trường. Mức giá mục tiêu với 1 cổ phiếu MWG sẽ là 48.000 đồng/cổ phiếu, tiềm năng tăng giá 12% so với hiện tại. Agriseco khuyến nghị theo dõi với cổ phiếu MWG.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.