Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, mới đây Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (HoSE: HAX) đã công bố kết quả kinh doanh khá tích cực trong năm 2020. Cụ thể, tổng doanh thu của HAX đạt 5.500 tỷ đồng, lợi nhuận ròng đạt 125 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và 145% so với năm trước.
Trong đó, doanh số bán ra của thương hiệu Mercedes đã phục hồi nhanh chóng nhờ Nghị định 70 (giảm 50% phí trước bạ đối với xe lắp ráp trong nước), đạt 2.558 chiếc (tăng 2% so với cùng kỳ) nhưng vẫn thấp hơn kỳ vọng vì sản lượng lắp ráp ở Việt Nam bị ảnh hưởng do thiếu hụt nguồn linh kiện từ các nhà máy E.U.
Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng của HAX lần lượt ở mức 5,8% và 2,3% trong năm 2020, cải thiện mạnh so với năm 2019, nhờ nhu cầu Mercedes tăng mạnh trong nửa cuối năm trong khi nguồn cung xe bị thiếu hụt.
Ngoài ra, trong thời gian đại dịch bùng phát vào nửa đầu năm, Mercedes đã tạm thời hỗ trợ các đại lý bằng cách tăng chiết khấu bán hàng và bổ sung các chương trình ưu đãi cho các đại lý, khiến HAX thu được lợi nhuận cao hơn trên mỗi chiếc xe bán ra trong nửa cuối năm 2020 và cải thiện tốt biên lợi nhuận ròng mặc dù không hoàn thành chỉ tiêu về doanh số để được nhận được thưởng cuối năm từ Mercedes.
Tiếp đó, sau khi doanh thu hồi phục vào cuối năm 2020, HAX đã tăng cường trả nợ vay, với 450 tỷ đồng nợ vay đã được thanh toán (cả nợ dài hạn và ngắn hạn), bằng 52% tổng dư nợ của HAX. Tổng nợ dài hạn và ngắn hạn của HAX ở mức 500 tỷ đồng, giảm 48% so với năm trước, trong khi chi phí tài chính ở mức 41 tỷ đồng, giảm 28%.
SSI ước tính chi phí tài chính năm 2021 của HAX sẽ tiếp tục giảm còn 18 tỷ đồng, tức giảm 56% do doanh nghiệp đã tích cực thanh toán nợ vào cuối năm 2020, dẫn đến chi phí cố định giảm và biên lợi nhuận được cải thiện tương ứng.
Một điểm đáng chú ý, đó là sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực (tháng 7/2020), thuế nhập khẩu ô tô của E.U bắt đầu giảm từ 70% xuống 0% trong 10 năm (2020 - 2030) trong khi phụ tùng ô tô của E.U giảm từ 45% xuống 0% trong 7 năm (2020 - 2027).
Hiện tại, thuế nhập khẩu chiếm 26% giá xe Mercedes nhập khẩu và 18% giá xe Mercedes lắp ráp trong nước. Khi thuế nhập khẩu giảm dần, lợi nhuận trên mỗi chiếc xe bán ra của Mercedes sẽ tăng do giá xe sang thường khó giảm, hoặc giảm ít hơn so với mức giảm thuế nhập khẩu.
Mặc dù cả Mercedes và HAX đều không tiết lộ nhiều thông tin về các chính sách chiết khấu giữa nhà sản xuất và đại lý trong những năm tới sau EVFTA, tuy nhiên SSI cho rằng HAX cũng có thể hưởng lợi từ xu hướng EVFTA do Mercedes có thể tăng chiết khấu bán hàng cho đại lý như một phương pháp gián tiếp thay vì hạ giá niêm yết của xe nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng mà không làm ảnh hưởng đến vị thế thị trường của hãng trong phân khúc xe sang.
Điều này mang lại cho HAX cơ hội tăng đáng kể doanh số bán hàng bằng cách tăng chiết khấu giá bán cho khách hoặc duy trì lợi nhuận trên mỗi xe bán ra ở mức cao. Cả hai đều này đều sẽ có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của HAX.
Thêm vào đó, SSI nhận thấy EVFTA cũng sẽ giúp cải thiện đáng kể biên lợi nhuận gộp dịch vụ bảo dưỡng Mercedes của HAX. Đây là mảng kinh doanh khá hấp dẫn giúp doanh nghiệp giảm dần sự phụ thuộc vào lợi nhuận không ổn định của việc bán xe Mercedes.
Trong năm 2021, ban lãnh đạo HAX dự kiến không có kế hoạch mở rộng thêm các đại lý bán hàng khác của Mercedes trong 1- 2 năm tới và sẽ cố gắng giảm chi phí để tối ưu hóa hiệu quả của từng cửa hàng hiện tại. Doanh nghiệp cũng sẽ tập trung vào việc đẩy mạnh dịch vụ bảo dưỡng cho Mercedes và thúc đẩy doanh số bán các thương hiệu xe hơi khác của công ty con như MG và Nissan.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhận định, Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông năm 2021 với kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 18% so với dự báo của VCSC, đặc biệt kết quả lợi nhuận của FPT thường cao hơn mục tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2021 - 2023, FPT đặt mục tiêu trở thành 1 trong 50 nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số (DX) hàng đầu thế giới vào năm 2030. FPT sẽ cung cấp các dịch vụ DX toàn diện cho các tập đoàn lớn trong khi phát triển các sản phẩm tự phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với hoạt động Nghiên cứu & Phát triển (R&D), doanh nghiệp sẽ tập trung vào blockchain, low code, trí tuệ nhân tạo và công nghệ đám mây.
Ở mảng công nghệ, trong giai đoạn 2021 - 2023, FPT đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 50% cho doanh thu từ các dịch vụ DX, một phần nhờ đóng góp từ các công nghệ mới tăng mạnh, như đám mây (CAGR 50%), tự động hóa quy trình RPA (CAGR 150%) và low code (CAGR 150%).
Doanh nghiệp cũng đặt mục tiêu tận dụng xu hướng hợp nhất các nhà cung cấp để giành thị phần cũng như tăng cường sự hiện diện của FPT trong các dịch vụ quản lý ứng dụng (managed services). Đối với thị trường trong nước, FPT đặt mục tiêu tăng tỷ trọng đóng góp doanh thu từ phân khúc khách hàng doanh nghiệp tư nhân - vốn sẽ được hỗ trợ bởi việc phát triển các sản phẩm tự phát triển, đồng thời duy trì vị thế dẫn đầu hiện tại trong phân khúc ngân hàng và cơ quan chính phủ.
FPT đặt mục tiêu doanh thu từ các ngân hàng và cơ quan chính phủ sẽ tăng trưởng 20%/năm và dự kiến doanh thu từ sản phẩm tự phát triển sẽ tăng 50%/năm.
Ở mảng viễn thông, FPT đặt mục tiêu mở rộng cơ sở thuê bao băng rộng thêm 2 chữ số mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2023 trong khi có ít nhất 17% tổng số phường và 100% tổng số xã tại Việt Nam được phục vụ bởi các đại lý bán hàng vào năm 2023.
Ngoài ra, FPT cũng có kế hoạch phát triển các dịch vụ mới như camera IP và iHome để tận dụng nhu cầu ngày càng tăng về thiết bị nhà thông minh của Việt Nam.
Về mảng quảng cáo trực tuyến, FPT có kế hoạch mở rộng các giải pháp truyền thông và tiếp thị tích hợp (IMC) và dịch vụ sự kiện (ví dụ: các giải chạy marathon) bên cạnh mảng kinh doanh báo điện tử chủ lực hiện tại. FPT đặt mục tiêu IMC sẽ chiếm 40% doanh thu mảng online vào năm 2022 trong khi dịch vụ sự kiện sẽ đạt CAGR 100% trong giai đoạn 2021-2023.
Cuối cùng, ở mảng giáo dục, FPT nhận thấy cơ hội tăng trưởng lớn nhờ nhu cầu giáo dục tư thục mạnh mẽ trong nước. FPT sẽ mở rộng các chương trình đào tạo đồng thời triển khai các sáng kiến DX để duy trì đà tăng trưởng cao hiện tại.
Trên cơ sở phân tích, VCSC hiện có khuyến nghị mua dành cho FPT với giá mục tiêu 81.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 8,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,6%, dựa theo giá đóng cửa phiên 15/3.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho rằng, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC) là doanh nghiệp sản xuất hóa chất cơ bản, do đó hưởng lợi trực tiếp từ đà tăng giá hàng hóa thế giới như phốt pho, hóa chất từ phốt pho và phân bón.
DGC đạt kết quả kinh doanh đáng khích lệ trong năm vừa qua với doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt là 23% và 66% so với 2019, nhờ tăng trưởng sản lượng kinh doanh cho các mặt hàng chính và cải thiện biên lợi nhuận gộp.
Trong năm 2021, tuy doanh nghiệp đưa ra kế hoạch tăng trưởng chỉ 16% so với năm trước đó, song SSI ước tính lợi nhuận sau thuế của DGC vẫn có thể tăng 40% lên 1.324 tỷ đồng nhờ tăng sản lượng kinh doanh phân bón DAP, nhà máy axit điện tử đi vào hoạt động từ tháng 8 2021 và tiết giảm chi phí quặng nhờ tự khai thác quặng từ Khai Trường 25 từ quý II/2021.
Dự kiến năm 2022, DGC sẽ đưa vào vận hành nhà máy Nghi Sơn giai đoạn 1. Với việc thiếu hụt cung xút tại Việt Nam, SSI nhận định dự án Nghi Sơn sẽ giúp DGC tăng trưởng khả quan trong dài hạn.
Ở mức giá tại ngày 12/3/2021 là 72.800 đồng/cổ phiếu, DGC đang giao dịch với mức PE 2021 là 9,1x, cao hơn so với PE 2015-2016 là 8x và PE 2018-2019 là 6x. Tuy nhiên, với 40% tăng trưởng lợi nhuận trong 2021 và tiềm năng dài hạn từ dự án Nghi Sơn cùng với thanh khoản thị trường dồi dào, chúng tôi cho rằng DGC xứng đáng được định giá ở mức PE cao hơn.
Với PE mục tiêu là 10x, SSI định giá cổ phiếu DGC ở mức 80.000 đồng/cổ phiếu và đưa ra khuyến nghị khả quan dành cho mã cổ phiếu này.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.