Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) được kỳ vọng sẽ dẫn đầu tăng trưởng trong ngành ngân hàng, nhờ mở rộng các hoạt động kinh doanh cốt lõi.
Hiện mảng cho vay mua ô tô của VIB dẫn đầu với thị phần 30% toàn thị trường, trong khi mảng cho vay mua nhà có tăng trưởng cao nhất thị trường (tăng trưởng 96% vào năm 2017, 45% vào năm 2018, 46% vào năm 2019 và 41% vào năm 2020).
Do đó, tăng trưởng tín dụng của VIB đã đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng, với CAGR đạt 30,4% trong giai đoạn 2018-2020, cao nhất toàn ngành và vượt xa tốc độ trung bình ngành là 16,5% từ 2018-2020.
Bên cạnh đó, khả năng cải thiện NIM được hỗ trợ bởi chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ và ngân hàng số. NIM của VIB tăng từ 2,9% vào năm 2016 lên 4,1% vào năm 2020.
Lũy kế 12 tháng gần nhất, NIM của VIB đạt 4,2%, cao hơn mức trung bình ngành là 3%, nhờ hoạt động cho vay mua nhà và cho vay mua ô tô có lãi suất cao.
Về kết quả kinh doanh, quý I/2021, ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 2.778 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, PHS cho rằng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua nhà và cho vay mua ô tô của VIB.
Do đó, công ty chứng khoán này ước tính thu nhập lãi thuần năm 2021 của VIB chỉ tăng trưởng trong khoảng 26% so với năm trước, đạt 10.709 tỷ đồng.
Trong ba tháng đầu năm, thu nhập ngoài lãi của VIB tăng 68% cùng kỳ lên 728 tỷ đồng. Nhờ động lực từ sự gia tăng nhanh chóng của thanh toán không dùng tiền mặt và sự hỗ trợ của hợp đồng bancassurance độc quyền với Prudential trong 15 năm, thu nhập ngoài lãi trong năm 2021 ước đạt 3.663 tỷ đồng (tăng trưởng 35%).
Do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng, PHS ước tính chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 72,6% lên 1.636 tỷ đồng, tương đương 11,5% TOI. Từ đó đưa lợi nhuận sau thuế đạt 5.546 tỷ đồng (tăng 19,5% cùng kỳ).
Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư và P/B, PHS xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu VIB là 46.400 đồng/đơn vị. Công ty chứng khoán này khuyến nghị nắm giữ đối với VIB.
Tuy nhiên lưu ý rằng, áp lực từ dịch bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến triển vọng của VIB trong năm nay; mặt khác, tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp nhất trong ngành và việc gia tăng thu hồi tài sản đảm bảo do dịch Covid-19 sẽ khiến cho VIB phải đối mặt với rủi ro tín dụng.
Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) vừa đưa ra khuyến nghị mua dành cho Công ty Cổ phần May Sông Hồng (HoSE: MSH) với giá mục tiêu 85.600 đồng/cổ phiếu, cao hơn 49% so với thị giá hiện nay.
KBSV kỳ vọng kết quả kinh doanh của MSH sẽ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng nhờ nhu cầu tăng mạnh, mở rộng công suất và khả năng đẩy mạnh thị trường xuất khẩu cùng cổ tức tiền mặt hấp dẫn.
Công ty chứng khoán này cho biết, hồi phục nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may, hưởng lợi từ câu chuyện riêng tại thị trường xuất khẩu chính là Mỹ và EU. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may được dự báo hồi phục đáng kể nhờ chiến dịch tiêm chủng vắc-xin Covid-19 được đẩy nhanh trên toàn cầu;
Tiếp tục hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cùng tác động bởi các hiệp định thương mại tự do (EVFTA) sẽ là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho MSH trong thời gian tới.
Cùng với đó, MSH là một trong những doanh nghiệp uy tín, có khả năng sản xuất sản phẩm có độ khó cao, đội ngũ lao động lành nghề và quản lí chi phí tốt; là đối tác của nhiều doanh nghiệp thời trang lớn trên thế giới.
MSH cũng là một trong số ít doanh nghiệp có tỷ trọng hàng FOB cao với cả phương thức FOB cấp 1 và FOB cấp 2 có biên lợi nhuận gộp cao hơn so với phương thức CMT.
Nhà máy may Sông Hồng 10 đi vào hoạt động đã giúp nâng 35% công suất FOB. Nhà máy SH10 đã được triển khai và dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2021 với tổng vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng.
Dự kiến SH10 sẽ tăng công suất thêm hơn 2 triệu sản phẩm/tháng phục vụ đơn hàng FOB cho đối tác chiến lược (tương ứng tăng 35% công suất FOB hiện tại).
Đáng chú ý, doanh nghiệp có khoản dự phòng khoản phải thu của New York & Company khả năng cao sẽ được hoàn nhập. New York & Co (NYC) - một đối tác lâu năm của MSH tuyên bố phá sản khiến doanh nghiệp mất đi một khách hàng lớn và phải trích lập 186 tỷ chi phí dự phòng phải thu.
Tuy nhiên, MSH dự kiến có thể thu hồi 37% giá trị khoản phải thu này tương đương 81 tỷ đồng trong quý II/2021.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) tiếp tục duy trì khuyến nghị mua dành cho Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HoSE: NT2) với giá mục tiêu là 22.500 đồng/cổ phiếu. Hiện NT2 đang giao dịch với tại mức P/E dự phóng năm 2021 là 13 lần, thấp hơn 9% so với nhóm nhiệt điện niêm yết có quy mô tương đồng.
NT2 vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 6 tháng đầu năm 2021 khá kém tích cực, với doanh thu thuần đạt 3.412 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 168 tỷ đồng, lần lượt giảm 5% và 64% so với cùng giai đoạn năm ngoái.
Bên cạnh sản lượng điện thấp hơn 18% cùng kỳ do nhu cầu huy động thấp, MASVN cho rằng việc điều chỉnh giảm giá cố định 37.59 đồng/kWh trong Hợp đồng mua bán điện, áp dụng hồi tố từ 1/1/2021 đã tác động giảm lợi nhuận trong quý II và lũy kế 6 tháng đầu năm của NT2.
So với kế hoạch kinh doanh năm 2021, NT2 đã hoàn thành 44% chỉ tiêu tổng doanh thu và 35% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.
Dựa trên nền cơ sở thấp của 6 tháng cuối năm 2020, MASVN dự phóng lợi nhuận ròng nửa cuối năm 2021 của NT2 sẽ tăng trưởng 31%, với ước tính sản lượng điện cải thiện 53% so với cùng kỳ.
Dự phóng của MASVN không bao gồm các khoản cổ tức bất thường từ nguồn chênh lệch tỷ giá đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trong lợi nhuận chưa phân phối (lũy kế đến cuối 2020 ước đạt 581 tỷ đồng, tương đương 2.000 đồng/cổ phiếu) sau khi NT2 trả hết các khoản vay ngoại tệ dài hạn.
Ngoài ra, doanh nghiệp đang đàm phán về việc nhận khoản hoàn lỗ tỷ giá từ EVN (theo NT2, con số dự kiến khoảng 400 tỷ đồng).
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.