Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo báo cáo tài chính quý III, doanh thu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC) đạt 3.566,9 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 250,4 tỷ đồng tăng lần lượt 33% và 48,3% so với cùng kỳ 2021.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu đạt 9.339,1 tỷ đồng tăng 20,5% và lợi nhuận trước thuế đạt 305,5 tỷ đồng giảm 62,5% so với cùng kỳ, thực hiện 25% kế hoach lợi nhuận cả năm. Lợi nhuận quý III tăng chủ yếu nhờ 843 tỷ đồng doanh thu và 364 tỷ đồng lợi nhuận gộp từ bất động sản.
Giá thịt lợn hơi sau khi tạo đỉnh vào tháng 7 đã giảm xuống mức trung bình 58.000 đồng/kg do giá tại Trung Quốc và Thái Lan có xu hướng giảm ngắn hạn. Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán MB (MBS) dự báo giá thịt lợn có thể tăng trở lại do nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại vào cuối năm.
Theo MBS, mảng chăn nuôi của DBC vẫn đang gặp khó khăn. Giá bán thức ăn chăn nuôi đã được điều chỉnh tăng nhưng vẫn thấp hơn mức tăng giá nguyên vật liệu đầu vào nên biên lợi nhuận vẫn giảm.
MBS cho rằng mảng bất động sản đã được công ty hạch toán doanh thu 807 tỷ đồng trong quý III nên đóng góp của mảng này trong quý IV sẽ không nhiều. Doanh thu sẽ tập trung ở hai mảng hoạt động chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất con giống, chăn nuôi.
MBS dự báo doanh thu quý IV đạt 2.221 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt mức 26 tỷ đồng, đưa doanh thu cả năm lên mức 11,561 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 331 tỷ đồng, tăng 6,9% về doanh thu và giảm 66% về lợi nhuận so với 2021.
Năm 2022 gặp nhiều biến động bất lợi, DBC có thể sẽ không hoàn thành kế hoạch đề ra từ đầu năm. Tổng doanh thu cả năm 2022 dự báo đạt 11.561 tỷ đồng, tăng 6,9% so với 2021. Lợi nhuận trước thuế dự báo đạt 1,961 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 331 tỷ đồng, giảm 66% so với năm 2021 và mới thực hiện được 36,1% so với kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 298 tỷ đồng, thu nhập mỗi cổ phần đạt 1.092 đồng.
Năm 2023, MBS dự báo môi trường kinh doanh vẫn tiếp tục khó khăn. Mảng thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi vẫn chưa hồi phục trở lại trong khi ngành bất động sản đang đối mặt với khó khăn, DBC sẽ không còn phần lợi nhuận đến từ mảng bất động sản xây dựng như năm 2022.
MBS dự báo lợi nhuận của DBC sẽ có thể tiếp tục bị suy giảm so với 2022. Lợi nhuận công ty sẽ tạo đáy trong năm 2023 trước khi hồi phục tăng dần trở lại các năm sau.
MBS xác định giá trị cổ phiếu DBC ở mức 14.800 đồng/cổ phiếu, sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFE và so sánh P/E, P/B các doanh nghiệp cùng ngành trong nước và khu vực. Thị trường đang trong downtrend và DBC cũng đang trong chu kỳ giảm lợi nhuận. Do đó, tỷ trọng phương pháp PE cao hơn (50%) do thị trường sẽ quan tâm đến lợi nhuận doanh nghiệp trong thời gian tới. MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu DBC.
Trong quý III/2022, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (HoSE: VNM) công bố doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 16 nghìn tỷ đồng (giảm 0,7% so với cùng kỳ, nhưng tăng 7,7% so với quý trước) và 2,3 nghìn tỷ đồng (giảm 21,5% so với cùng kỳ, nhưng tăng 10,5% so với quý trước).
Trong 9 tháng đầu năm 2022, công ty đạt 44,9 nghìn tỷ đồng doanh thu (đi ngang so với cùng kỳ) và 6,7 nghìn tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 20,2% so với cùng kỳ).
Với kết quả kinh doanh trong 9 tháng năm 2022 như trên, Công ty Chứng khoán SSI điều chỉnh giảm 4,2% ước tính lợi nhuận sau thuế cho năm 2022 xuống 9,0 nghìn tỷ đồng (giảm 15,3% so với cùng kỳ) và giữ nguyên ước tính cho năm 2023.
Đối với năm 2023, SSI dự báo mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt là 6,4% và 15,7% so với cùng kỳ, trong đó mức tăng trưởng lợi nhuận có được chủ yếu là do chi phí đầu vào thấp hơn.
Là một công ty sữa với phong cách của ban lãnh đạo thận trọng, đối với VNM, SSI cho biết không nhận thấy rủi ro trực tiếp nào liên quan đến những vấn đề hiện tại trên thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp. Hơn nữa, với lượng tiền mặt ròng là 13 nghìn tỷ đồng (khoảng 520 triệu USD), VNM sẽ được hưởng lợi nhất định từ việc lãi suất tăng lên.
Với triển vọng lợi nhuận cải thiện từ quý IV/2022, VNM có thể đạt kết quả kinh doanh tốt hơn sau 2 năm sụt giảm lợi nhuận (giai đoạn 2021-2022).
SSI nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu VNM lên khả quan (từ trung lập), với giá mục tiêu 12 tháng mới là 85.000 đồng/cổ phiếu (điều chỉnh tăng từ 80.000 đồng) – tương ứng với tiềm năng tăng giá 14%.
Giá mục tiêu cao hơn của SSI dựa trên phương pháp DCF và hệ số P/E năm 2023 không đổi là 18 lần, đồng thời phản ánh triển vọng lợi nhuận được cải thiện trong giai đoạn 2023-2025.
Theo SSI, VNM là một cổ phiếu phòng thủ, giá cổ phiếu ít biến động hơn so với thị trường chung. Về dài hạn, công ty chứng khoán này dự báo tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của lợi nhuận ròng trong giai đoạn 2022-2025 chỉ là 5,1%, đây thực sự là mức không hấp dẫn đối với các nhà đầu dài hạn trên 1 năm và ưa thích tăng trưởng.
Trong bối cảnh thị trường bán tháo, VNM có thể thu hút dòng vốn từ hoạt động tái cơ cấu danh mục, khi dòng vốn này có xu hướng chuyển từ cổ phiếu mang tính chu kỳ sang cổ phiếu phòng thủ.
Hơn nữa, dựa trên ước tính hiện tại của SSI, VNM sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 4% so với cùng kỳ trong quý IV/2022, điều này là kết quả đáng khích lệ vì VNM đã có 7 quý liên tiếp tăng trưởng lợi nhuận âm.
Trong 9 tháng năm 2022, doanh thu của Công ty Cổ phần Cao su Phước Hoà (HoSE: PHR) đạt 1.131 tỷ đồng (giảm 11,6% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế đạt 495,36 tỷ đồng (tăng 45.6% so với cùng kỳ). Trong đó, doanh thu quý III của PHR đạt 522,75 tỷ đồng (tăng 0,19% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 122 tỷ đồng (giảm 15,86% so với cùng kỳ).
Trong năm 2022, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VSCS) duy trì dự báo doanh thu ở mức 1,8 nghìn tỷ đồng (giảm 7,2% so với cùng kỳ) nhưng tăng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiếu số thêm 0,7% lên 994 tỷ đồng (tăng 108% so với cùng kỳ) do dự báo doanh thu khu công nghiệp cao hơn, điều này bị ảnh hưởng một phần bởi dự báo thấp hơn đối với mảng cao su.
Dự báo lợi nhuận 2022 của VCSC được dẫn dắt bởi dự báo thu nhập từ bồi thường là 691 tỷ đồng. Trong khi đó, công ty chứng khoán này nâng dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2023 của PHR thêm 7,7% lên 767 tỷ đồng (giảm 23% so với cùng kỳ) chủ yếu do dự báo cao hơn về doanh thu mảng khu công nghiệp từ khu công nghiệp Tân Bình hiện tại.
Mức giảm lợi nhuận dự báo so với cùng kỳ năm 2023 chủ yếu do dự báo thu nhập từ bồi thường thấp hơn 71% so với cùng kỳ của VCSC. Trong khi đó, công ty chứng khoán này duy trì dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiếu số năm 2024 ở mức 951 tỷ đồng (tăng 24% so với cùng kỳ).
Theo VSCS, khu công nghiệp VSIP III sẽ là động lực chính dẫn dắt lợi nhuận cho PHR từ năm 2022. VCSC hiện dự báo PHR sẽ ghi nhận thu nhập từ bồi thường trong năm 2022 và 2023 lần lượt là 691 tỷ đồng và 200 tỷ đồng. Ngoài ra, PHR sẽ nhận được 20% lợi nhuận từ việc bán đất khu công nghiệp VSIP III (tối thiểu 1,2 tỷ đồng/ha) như một phần bồi thường cho việc chuyển đổi đất cao su.
PHR cũng sẽ đầu tư 20% cổ phần vào VSIP III theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) vào đầu năm 2023, giúp dẫn dắt lợi nhuận của PHR trong dài hạn. VCSC cho rằng khu công nghiệp VSIP III có triển vọng tăng trưởng tích cực trong trung và dài hạn do công ty sản xuất đồ chơi LEGO của Đan Mạch đã trở thành khách thuê chính.
Đầu tháng 11/2022, LEGO đã chính thức khởi công nhà máy đầu tiên tại khu công nghiệp VSIP III – dự án lớn tại Việt Nam với vốn FDI đăng ký trị giá 1,3 tỷ USD. VCSC cho rằng PHR là đối tưởng hưởng lợi chính từ nhu cầu đất khu công nghiệp cao ở tỉnh Bình Dương nhờ có quỹ đất cao su kết nối tốt với mạng lưới đường giao thông hiện tại.
VCSC giả định mức trả cổ tức bằng tiền mặt cho năm tài chính 2022 là 5.000 đồng/cổ phiếu (tương đương lợi suất cổ tức là 13,1% và tỷ lệ chi trả so với lợi nhuận là 76%) so với phê duyệt tại ĐHCĐ tháng 5/2022 với cổ tức năm 2022 tối thiểu là 40% mệnh giá.
Trong giai đoạn 2017-2021, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt trung bình của PHR là 75%. Trong năm 2023, chúng tôi kỳ vọng mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt là 4.000 đồng/cổ phiếu (tương đương lợi suất cổ tức là 10,5% và tỷ lệ chi trả là 79%). VCSC cho rằng PHR sẽ duy trì chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao, phù hợp với kỳ vọng của công ty mẹ là Tập đoàn Cao su Việt Nam (HoSE: GVR).
VCSC duy trì khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PHR mặc dù đã điều chỉnh giảm giá mục tiêu 28% xuống 59.300 đồng/cổ phiếu. Định giá mảng khu công nghiệp dựa trên phương pháp giá trị tài sản ròng (RNAV) bao gồm các dự án khu công nghiệp đã được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư (VSIP III, Nam Tân Uyên 2 mở rộng và Tân Lập I) và khu công nghiệp Tân Bình mở rộng nằm gần khu công nghiệp Tân Bình hiện tại của PHR. Theo VCSC, việc xin chấp thuận đầu tư cho các dự án khu công nghiệp mở rộng sẽ có thủ tục đơn giản hơn so với một khu công nghiệp mới.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.