Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Chứng khoán KB (KBSV) nhận định, từ năm 2016 đến nay, Vinhomes (HoSE: VHM) vẫn duy trì vị thế dẫn đầu phân khúc bất động sản nhà ở với thị phần trong phân khúc căn hộ ở tất cả các phân khúc lên tới 25%, cao hơn so với doanh nghiệp đứng thứ 2 là 3%.
VHM hiện đang sở hữu quỹ đất lên tới 168 triệu m2 sàn giúp đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận và giữ vững thị phần trong các năm tới. Hai đại dự án là Ocean Park và Grand Park sẽ sớm hoàn thành việc bán hàng trong năm 2022. Trong khi đó, ba dự án lớn mới là Wonder Park, Dream City và Cổ Loa dự kiến sẽ được mở bán vào năm 2022 với phần lớn là các sản phẩm thấp tầng có tiềm năng tăng giá tốt.
Tổng giá trị hợp đồng ký mới trong năm 2021 và 2022 ước tính lần lượt đạt 63.000 tỷ đồng và 73.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 16% so với cùng kỳ. Đây là nguồn lương khô, hỗ trợ đà tăng trưởng các năm tới.
Lũy kế 9 tháng, Vinhomes ghi nhận doanh thu thuần đạt 61.680 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 27.245 tỷ đồng, lần lượt tăng 25% và 58% so với cùng giai đoạn năm trước. Như vậy, Vinhomes đã hoàn thành 73% kế hoạch doanh thu và 78% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
KBSV dự báo, doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2021 của Vinhomes ở mức 80.480 tỷ đồng (tăng 12% cùng kỳ) và 31.214 tỷ đồng (tăng 11%). Năm 2022, doanh thu ước đạt 93.327 tỷ đồng (tăng 16% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế ước đạt 35.946 tỷ đồng (tăng 15%).
Dựa trên triển vọng kinh doanh và định giá, KBSV tiếp tục đưa ra khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VHM với giá mục tiêu là 105.600/cổ phiếu, cao hơn 23% so với giá đóng cửa ngày 22/12.
Quý III, Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (HoSE: GEG) báo cáo doanh thu đạt 313 tỷ đồng, giảm 11% cùng kỳ năm ngoái và giảm 2% so với quý trước. Trong đó, doanh thu từ thủy điện tăng 20% cùng kỳ, còn doanh thu từ điện mặt trời giảm 10% do cắt giảm sản lượng.
Lợi nhuận tương đối thấp, chỉ đạt 53 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ nhưng giảm 17% so với quý liền kề. Đó là hệ quả của việc phụ tải thấp và các nhà máy thủy điện hoạt động với năng suất vượt trội, trong khi sản lượng điện mặt trời bị cắt giảm.
Từ tháng 10/2021, GEG đã bắt đầu vận hành ba nhà máy điện gió, tuy nhiên có một trụ gió (4,2 MW) bị trễ thời hạn nhận ưu đãi giá FIT. Nhìn chung, GEG đã hoàn thành 97% tổng công suất điện gió trong kế hoạch năm 2021.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) ước tính điện gió sẽ đóng góp 150 tỷ đồng vào tổng doanh thu của GEG. Dù vậy, đòn bẩy cao từ các dự án dẫn đến chi phí tài chính cao, ăn mòn phần lớn lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, ước tính biên lợi nhuận ròng dao động quanh mức 10%.
Điểm sáng là mảng thủy điện dự kiến hoạt động tốt trong quý IV, do việc cắt giảm sản lượng với các nhà máy điện mặt trời được kỳ vọng sẽ giảm bớt. VDSC dự báo lợi nhuận trong quý IV sẽ đạt 109 tỷ đồng (tương đương 4,7 triệu USD), cao hơn 37% cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2022, VDSC dự báo lợi nhuận sau thuế của GEG sẽ đạt 354 tỷ đồng, tăng 22% so với năm trước nhờ hiệu suất sử dụng cả năm từ ba trang trại điện gió cao.
Với điện gió, GEG có hai dự án tiềm năng đang được triển khai với tổng công suất 130 MW gồm Tân Phú Đông 1 và VPL 2. Doanh nghiệp sẽ tận dụng kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo để phát triển hai dự án đó, tăng gấp đôi công suất hiện tại trong phân khúc này.
Với điện mặt trời, GEG cũng có một dự án tiềm năng đang được triển khai là Đức Huệ 2, dự án kỳ vọng sẽ bổ sung thêm 49 MWp, tăng 8% so với công suất hiện tại trong phân khúc này.
Tuy nhiên, cũng cần chờ Quy hoạch điện VIII và cơ chế tiếp theo cho thị trường năng lượng tái tạo để xem liệu GEG có thể thêm hai dự án vào danh mục đầu tư của mình vào năm 2022 hay không.
VDSC đang khuyến nghị tích lũy dành cho cổ phiếu GEG, giá mục tiêu là 23.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời gần 10% so với giá đóng cửa phiên 22/12.
Trong quý III, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) ghi nhận doanh thu đạt gần 1.200 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 316 tỷ đồng, giảm 12,5% so với cùng kỳ.
Gộp chung 3 quý năm 2021, KDH ghi nhận doanh thu đạt 3.147 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 790 tỷ đồng, lần lượt giảm 3% và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, doanh nghiệp đã thực hiện được 65% kế hoạch doanh thu và kế hoạch lợi nhuận năm.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, cuối quý III, dự án mới Classia (tên cũ là Armena, quy mô 4,3ha) tại TP. Thủ Đức, TP. HCM đã được khởi công, dự kiến phát triển thành 176 căn nhà phố và kỳ vọng dự án này sẽ mở bán vào cuối quý IV/2021.
Bên cạnh đó, cũng trong quý IV, KDH sẽ tập trung triển khai 1 dự án thấp tầng tại TP. Thủ Đức là Clarita (5,7 ha) cùng với một dự án chung cư có diện tích 1,8 ha tại quận Bình Tân (có thể dời sang năm 2022).
Năm 2021, SSI ước tính lợi nhuận ròng của KDH đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 4% so với năm trước và sát với kế hoạch của ban lãnh đạo. Ước tính của SSI dựa trên giả định KDH bán hết dự án Verosa Park; bàn giao dự án Safira; bàn giao hết các căn bán trước tại dự án Lovera Vista và mở bán dự án mới Armena (lô đầu tiên bàn giao trong năm 2022).
Năm 2022, SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng của KDH đạt 4.000 tỷ đồng (giảm 4% cùng kỳ) và 1.700 tỷ đồng (tăng 22%). Trong năm, dự phóng giá bán dự án nhà ở các dự án như Armena, Clarita tiếp tục tăng 5-10%, do nhu cầu tích cực về nhà ở thấp tầng tại TP.HCM. Điều này một phần do môi trường lãi suất giảm, khiến bất động sản trở thành kênh đầu tư hấp dẫn.
Giá thuê tại khu công nghiệp Lê Minh Xuân nằm trong khoảng 260-280 USD/m2 (tăng 15-18% so với ước tính trước của SSI) trước kỳ vọng nhu cầu cho thuê khu công nghiệp tại TP.HCM tiếp tục tăng mạnh.
Nhìn chung, với việc đính giá lại giá đất các dự án chính của KDH, SSI cho rằng quỹ đất chiến lược của doanh nghiệp nằm tại trung tâm TP.HCM còn có lợi thế vượt trội so với các chủ đầu tư bất động sản khác tại miền Nam. Do đó, SSI khuyến nghị khả quan đối với KDH, giá mục tiêu là 57.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tiềm năng tăng giá trên 10%.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.