'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Chứng khoán Tiên Phong (TPB) cho biết, với danh mục dự án ngắn hạn tập trung tại TP.HCM và các tỉnh vệ tinh, Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) đang đứng trước vận hội lớn để hưởng lợi trên nhu cầu nhà ở và tiềm năng tăng giá bán. Yếu tố hỗ trợ cho DXG gồm sự thu hút lao động của khu vực TP.HCM và các tỉnh vệ tinh, kéo theo nhu cầu tăng trưởng nhà ở; nguồn cung bất động sản đang suy giảm trong những năm gần đây;
Các dự án cơ sở hạ tầng thuộc gói đầu tư công sẽ tăng tính kết nối của các khu vực ngoại thành TP.HCM với các trung tâm tài chính và sản xuất công nghiệp; nhờ thiết kế, giá bán hợp lí và kênh phân phối mạnh, các dự án phát triển bởi DXG đều ghi nhận mức độ hấp thụ cao.
Gần đây, DXG bắt đầu chuyển mình từ kinh doanh dự án đơn lẻ sang nhà phát triển hệ sinh thái khu đô thị. Doanh nghiệp đang có các hoạt động thâu tóm quỹ đất, phục vụ cho chiến lược phát triển khu đô thị. Xây dựng hệ sinh thái bất động sản đi kèm với dịch vụ và tiện ích sẽ gia tăng được giá trị sản phẩm và đem nguồn doanh thu bền vững cho doanh nghiệp thay vì chỉ ghi nhận doanh thu một lần sau khi mở bán dự án như mô hình phát triển bất động sản truyền thống.
Theo kế hoạch phát triển giai đoạn trung hạn, DXG sẽ phát triển 11 dự án tại TP.HCM, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Nai, Vĩnh Phúc với trong đó có 5 khu đô thị và các dự án cao tầng. Với tổng quỹ đất ước tính 379ha, các dự án này khi được triển khai sẽ đem lại nguồn thu dự kiến 122.300 tỷ đồng cho doanh nghiệp.
Giai đoạn 2022-2026, DXG dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá. Theo ước tính tiến độ triển khai dự án của DXG, TPB nhận thấy kể từ năm 2022, mảng đầu tư bất động sản của doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn bùng nổ doanh thu và lợi nhuận với hàng loạt dự án trọng điểm, có giá trị cao được đưa vào kinh doanh.
Cho năm 2022, công ty chứng khoán này dự báo DXG sẽ đạt doanh thu thuần 9.274 tỷ đồng, giảm 8,5% so với cùng kỳ nhưng duy trì tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 17,1% lên mức 1.355 tỷ đồng. Biên lợi nhuận dự kiến sẽ gia tăng trên kỳ vọng doanh nghiệp bàn giao ba dự án có giá trị cao trong năm nay.
Dựa theo phương pháp định giá từng phần (SOTP), TPB xác định giá trị hợp lý của DXG ở mức 38.400 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức lợi nhuận kỳ vọng 42% so với giá đóng cửa ngày 20/5.
Quý I, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) nhận được khoản tiền thu từ bồi thường từ khu công nghiệp VSIP III cho việc chuyển đổi đất lên đến 293 tỷ đồng, giúp lợi nhuận ròng đạt 1.055 tỷ đồng, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phần thu nhập từ các hoạt động khác cũng giúp GVR bù đắp phần chi phí tài chính tăng lên trong kỳ do không ghi nhận hoàn nhập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và chứng khoán kinh doanh như quý I/2021. Trong kỳ, doanh thu gần như không thay đổi, trong khi biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ lên 30% nhờ giá cao su vẫn đang ở mức cao.
Dự báo trong quý II, Cục xuất nhập khẩu cho rằng ngành cao su toàn cầu tiếp tục phục hồi, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao khi nhu cầu từ các thị trường lớn tăng nhờ nới lỏng hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19, trong khi nguồn cung cao su giảm và giá dầu thô tăng cao.
Xuất khẩu cao su của Việt Nam nhờ đó sẽ được hưởng lợi. Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán MB (MBS) trong báo cáo mới đây lưu ý rủi ro đối với thị trường cao su, bao gồm gồm thiếu chất bán dẫn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ô tô, gián đoạn chuỗi cung ứng và khủng hoảng địa chính trị.
Bên cạnh đó, đất khu công nghiệp vẫn giữ đà tăng trưởng mạnh mẽ và thiết lập đỉnh giá trung bình mới là 120 USD/m2/chu kỳ thuê (tăng 9% so với cùng kỳ năm trước) trong quý I, nhờ làn sóng đầu tư FDI mới sau khi Việt Nam tái mở cửa đi cùng với nhu cầu mở rộng sản xuất của những doanh nghiệp hiện hữu.
Thị trường BĐS CN được dự báo sẽ là điểm sáng trong năm 2022 thậm chí có thể kéo dài sang năm 2023 với giá thuê đất tăng khoảng 4%/năm (theo CBRE), đặc biệt tại các tỉnh miền Nam.
MBS điều chỉnh giá mục tiêu 12 tháng của GVR xuống còn 35.400 đồng/cổ phiếu, thấp hơn mức 41.500 đồng/cổ phiếu trong báo cáo trước đó, do mức định giá EV/EBITDA đối với mảng kinh doanh cao su và gỗ trong khu vực giảm xuống. MBS vẫn duy trì khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu này.
Ba tháng đầu năm 2022, Tập Đoàn PC1 (HoSE: PC1) công bố lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 133 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước, phần lớn nhờ biên lợi nhuận tăng thêm 11,6 điểm phần trăm lên 23,7%. Trong khi đó, chi phí hoạt động được kiểm soát với chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 8%, xuống còn 55 tỷ đồng.
Ở quý này, doanh thu bán điện (chiếm khoảng 60% biên lợi nhuận gộp) tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ và đạt 457 tỷ đồng, chiếm 31% tổng doanh thu, nhờ vận hành 3 nhà máy điện gió với tổng công suất 144MW.
Dù vậy, tổng doanh thu quý I giảm 4,5% cùng kỳ, còn 1.477 tỷ đồng do doanh thu mảng xây lắp điện có biên lợi nhuận thấp (chiếm 25% tổng doanh thu) giảm 57% cùng kỳ, còn 367 tỷ đồng.
Năm 2022, PC1 đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng với doanh thu 11.000 tỷ đồng (tăng 12% so với thực hiện năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế 657 tỷ đồng, giảm 14%. PC1 đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 đạt 1 tỷ USD (khoảng 23.300 tỷ đồng), tương ứng với CAGR là 25% trong giai đoạn 2021-2025.
Hai mảng kinh doanh khác của PC1, đó là thủy điện và điện tái tạo (điện mặt trời và điện gió) là những nguồn điện tối ưu được kỳ vọng sẽ lấy thị phần điện than dưới sự ảnh hưởng từ sự gia tăng của giá than (đã tăng gấp 4 lần cùng kỳ).
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) ước tính doanh thu bán điện năm 2022 sẽ tăng 95% năm trước lên 1.800 tỷ đồng, nhờ vào 144MW công suất từ 3 nhà máy điện gió mới được vận hành và gia tăng huy động từ thủy điện.
Yuanta nâng dự báo doanh thu năm 2022 của PC1 thêm 38%, đạt 11.277 tỷ đồng (tăng 15% so với năm 2021) sau khi thêm vào mô hình các dự án bất động sản mới. Do đó, Yuanta nâng dự báo lợi nhuận ròng lên thêm 62%, đạt 913 tỷ đồng (tăng 30% cùng kỳ). Ngoài ra, Yuanta cũng đã đưa 3 nhà máy thủy điện mới với tổng công suất 50MW vào mô hình dự báo cho năm sau, do đó lợi nhuận ròng năm 2023 ước tăng 49% so với cùng kỳ.
Từ đó, công ty chứng khoán này duy trì khuyến nghị mua dành cho PC1 với giá mục tiêu 50.728 đồng/cổ phiếu, tương ứng với EV/EBITDA năm 2023 là 6,4 lần, cao hơn 52% so với thị giá hiện tại.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.