Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM) vừa công bố doanh thu ước tính quý II/2021 đạt 2.432 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái; doanh nghiệp báo lãi trước thuế hơn 280 tỷ, giảm 11% so với quý II/2020.
Lũy kế nửa đầu năm 2021, doanh thu của DCM ước đạt 4.339 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 411 tỷ đồng, lần lượt tăng 28% và 7% so với cùng kỳ năm 2020. Với kết quả này, DCM đã hoàn thành 55% kế hoạch doanh thu và vượt 96% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Doanh thu 6 tháng đầu năm 2021 của DCM tăng mạnh nhờ giá phân bón tăng mạnh, phân đạm Ure tăng 62%, DAP tăng hơn 54%, Kali tăng 45% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, công suất vận hành nhà máy DCM hiện duy trì ở mức 110%, cũng là yếu tố hỗ trợ doanh thu trong kỳ.
Tuy nhiên, lợi nhuận 6 tháng đầu năm của DCM chỉ tăng nhẹ do chi phí đầu vào tăng, giá dầu Brent đã tiếp tục tăng 45% từ đầu năm đến nay. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ của DCM giảm 3%, chủ yếu là trong quý II/2021 (giảm 19% cùng kỳ). Trong bối cảnh nhu cầu giảm đã khiến DCM không thể chuyển hoàn toàn phần chi phí gia tăng vào giá bán.
Yuanta cho rằng, điểm nghẽn đầu ra của nông sản do Covid-19 đã ảnh hưởng đến nhu cầu phân bón trong quý II/2021.
Nhà máy NPK đi vào vận hành từ quý I/2021 cũng là động lực tăng trưởng cho DCM. Bên cạnh đó, DCM đang đầu tư vào marketing, tăng quy mô và chất lượng sản phẩm với mục tiêu nhận diện thương hiệu đạt ít nhất 65% tại Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Campuchia vào năm 2025.
Ngoài ra, luật thuế Giá trị gia tăng 71 được áp dụng từ 2021 sẽ giúp DCM tiết kiệm thêm khoảng 80 - 150 tỷ đồng mỗi năm.
Trong diễn biến đáng chú ý, DCM vừa cho biết doanh nghiệp đã có lộ trình giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Tập đoàn Dầu khí (PVN) từ 75,56% xuống 51%. Hiện tại nút thắt tại cơ chế giá khí đầu vào với PVN đã đàm phán xong. Đây sẽ là các thông tin hỗ trợ giá cổ phiếu.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, DCM đang được giao dịch tại mức P/E dự phóng là 13,2 lần (tương ứng EPS dự phóng là 1.376 đồng).
Đồ thị giá của DCM vượt lên trên đường trung bình 20 ngày và đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy cho nên các nhà đầu tư chỉ nên mua vào ở các nhịp điều chỉnh. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của DCM cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, kết thúc quý II, Công ty Cổ phần Thế Giới Số (HoSE: DGW) ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.217 tỷ đồng, tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp báo lãi ròng kỷ lục với hơn 116 tỷ đồng, tăng trưởng 140% cùng kỳ.
Hỗ trợ cho tăng trưởng kinh doanh của DGW đến từ các mảng sản phẩm công nghệ (laptop, điện thoại di động và thiết bị văn phòng...). Ngoài ra là ngành hàng tiêu dùng, do khách hàng có xu hướng tích lũy sản phẩm này trong giai đoạn giãn cách xã hội.
BVSC cho rằng, mặc dù doanh thu quý II thực tế thấp hơn dự báo, song tăng trưởng lợi nhuận của DGW đã vượt xa dự báo của BVSC, chủ yếu nhờ biên lợi nhuận cải thiện tốt.
Năm 2021, BVSC dự báo doanh thu thuần của DGW là 19.988 tỷ (tăng trưởng 59,5%) và lợi nhuận ròng là 421,9 tỷ (tăng 57,9% so với thực hiện năm ngoái). Sang năm 2022, công ty chứng khoán này dự báo doanh thu thuần của DGW là 24.468 tỷ (tăng 22,4%) và lợi nhuận ròng là 519,9 tỷ (tăng 23,2% cùng kỳ).
Với giá cổ phiếu hiện tại, DGW đang giao dịch ở mức P/E dự phóng 1 năm (đến giữa năm 2022) và năm 2022 lần lượt là 12,3 lần và 11,2 lần.
BVSC khuyến nghị khả quan dành cho DGW với giá mục tiêu là 154.843 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sinh lời 5,8%. BVSC cũng khuyến nghị các nhà đầu tư nên theo dõi các nỗ lực của DGW trong việc củng cố chuỗi giá trị của mình (các hoạt động M&A và các hợp đồng MES độc quyền tiềm năng cho các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, chẳng hạn như thiết bị gia dụng, có quy mô thị trường lớn lên đến 1 tỷ USD), là yếu tố tiềm năng củng cố triển vọng tăng trưởng cho giai đoạn tới.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, Công ty Cổ phần Đầu tư 577 (HoSE: NBB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2021, với doanh thu tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 391 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số tăng 89%, đạt 177 tỷ đồng.
Theo VCSC, tăng trưởng doanh thu trong quý chủ yếu đến từ việc bàn giao tại dự án Sơn Tịnh ở tỉnh Quảng Ngãi, trong khi lợi nhuận được thúc đẩy bởi 120 tỷ đồng thu nhập tài chính bất thường từ việc chuyển nhượng 25% cổ phần trong dự án Sơn Tịnh.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, NBB công bố doanh thu đạt 553 tỷ đồng (tăng 28% cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 210 tỷ đồng (tăng 112%), lần lượt chiếm 31% và 88% dự báo cả năm của VCSC.
VCSC cho rằng, lợi nhuận của NBB cao hơn dự kiến chủ yếu nhờ khoản thu nhập tài chính bất thường ghi nhận trong quý II đến từ việc chuyển nhượng cổ phần.
Hiện công ty chứng khoán này dự báo, doanh thu và lợi nhuận năm 2021 của NBB sẽ đóng góp lần lượt 28% và 59% vào dự báo doanh thu và lợi nhuận của VCSC cho Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh (HoSE: CII) - công ty mẹ sở hữu 94% cổ phần NBB.
VCSC lưu ý tỷ trọng đóng góp cao của NBB trong lợi nhuận của CII chủ yếu do chi phí lãi vay cao của công ty mẹ CII khi tỷ lệ đòn bẩy tài chính hiện ở mức cao. Hiện VCSC có khuyến nghị mua cho CII với giá mục tiêu là 25.800 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.