Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, Tập đoàn Kido (HoSE: KDC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.898 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu thuần ngành dầu ăn tăng 36% cùng kỳ và ngành hàng thực phẩm tăng 22% cùng kỳ.
Do giá cả nguyên liệu đầu vào biến động mạnh, biên lợi nhuận gộp giàm 1,9% điểm phần trăm còn 19,5%. Sau khi khấu trừ các chi phí, KDC báo lãi trước thuế 342 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với nửa đầu năm 2020.
Với kết quả đạt được, doanh nghiệp đã hoàn thành 43% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.
PHS nhận định, tăng trưởng doanh thu trong 6 tháng đầu năm chủ yếu nhờ mảng kinh doanh cốt lõi là dầu ăn (ước đạt 4.065 tỷ đồng, tăng 31% cùng kỳ). Trong khi đó, dư địa tăng trưởng mảng kinh doanh cốt lõi này của KDC vẫn còn khá lớn trong dài hạn khi mức tiêu thụ dầu ăn của người Việt vẫn còn khá thấp.
Ở nửa cuối năm 2021, theo dự báo của World Bank, giá nguyên liệu sản xuất dầu ăn sẽ tiếp tục tăng, ước tính giá dầu cọ đạt trung bình 975 USD/tấn, tăng 36% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, KDC đã hợp tác với Felda Global Ventures (FGV) để đảm bảo được nguồn cung dầu cọ nguyên liệu cho doanh nghiệp.
Đồng thời, KDC đã cơ cấu và tăng trữ nguyên vật liệu cho đến tháng 9/2021, nhằm hạn chế biến động giá nguyên vật liệu đầu vào được dự báo tiếp tục tăng mạnh đến hết năm.
PHS dự phóng doanh thu của KDC trong năm 2021 là 10.810 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 30% so với thực hiện năm 2020; dự phóng lợi nhuận sau thuế đạt 594 tỷ đồng, tăng trưởng 80% so với năm ngoái.
PHS cho rằng, tăng trưởng chủ yếu từ ngành hàng dầu ăn, nhờ chiến lược tập trung vào phân khúc cao cấp trong kênh bán lẻ đồng thời hưởng lợi từ việc gia tăng nhu cầu nấu ăn tại nhà trong bối cảnh Covid-19 bùng phát.
Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, PHS đưa ra mức giá hợp lý cho cổ phiếu KDC là 74.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 21% so với giá hiện tại. Từ đó khuyến nghị mua cho cổ phiếu này.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, năm 2021, Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) đặt mục tiêu doanh thu đạt 4.800 tỷ đồng, tăng trưởng 5,9% so với thực hiện năm trước; lợi nhuận sau thuế kỳ vọng đạt 1.200 tỷ đồng, tăng trưởng 4,1%.
Yuanta cho rằng, kế hoạch đề ra là khá khiêm tốn và chủ yếu ghi nhận doanh thu từ các dự án Verosa Park, Lovera Vista và Safira.
Doanh nghiệp có kế hoạch chi trả cổ tức cổ phiếu với tỷ lệ 10% và không chi trả cổ tức tiền mặt trong năm. Ban lãnh đạo chia sẻ, việc không chia cổ tức tiền mặt là để giữ nguồn vốn cho việc triển khai các dự án Bình Trưng và Clarita.
Mặt khác, KDH sẽ phát hành ESOP với tỷ lệ 1,5% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành trong năm nay với giá phát hành dự kiến là 15.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian hạn chế chuyển nhượng là 1 năm.
Năm 2021, KDH dự kiến mở bán 3 dự án mới bao gồm Clarita, Armena và dự án căn hộ tại 150 An Dương Vương. Yuanta dự báo các dự án của KDH tại Bình Chánh sẽ được đẩy nhanh việc triển khai trong năm 2022.
Công ty chứng khoán này kỳ vọng 2 dự án là Phong Phú 2 (57ha) và Corona (13ha) của KDC sẽ được triển khai trong tương lai gần khi cả 2 đã hoàn tất việc giải phóng mặt bằng. Được biết, doanh nghiệp đang thực hiện các thủ tục để xin cấp phép xây dựng cho các dự án này.
Bên cạnh đó, việc tiến độ triển khai của các dự án như Tân Tạo, Corona hay Phong Phú 2 được đẩy nhanh sẽ làm một yếu tố tác động tích cực lên giá cổ phiếu. Yuanta cũng kỳ vọng giá đất tại Bình Chánh sẽ tăng trong trung hạn nhờ hưởng lợi từ các dự án hạ tầng kết nối Bình Chánh với các quận trung tâm của TP. HCM.
Ở mức giá hiện tại, cổ phiếu đang được giao dịch tại P/E dự phóng là 18,7 lần và P/B là 2,7 lần. Đồ thị giá của KDH đạt mức cao nhất 52 tuần và có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực.
Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của KDH cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (HoSE: TPB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2021 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2021 khá tích cực.
Trong đó lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 54,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 1.585 tỷ đồng, được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng cao hơn trung bình ngành, biên lãi ròng (NIM) mở rộng, chi phí trên thu nhập (CIR) thấp, tăng trưởng thu nhập từ phí và bancassurance tốt.
Chất lượng tài sản của TPB cũng được cải thiện mạnh mẽ. Tính đến cuối quý II, nợ xấu của TPB (nhóm 2-5) giảm 5,5% so với cùng kỳ, xuống 3.457 tỷ đồng (2,61% dư nợ).
Cụ thể, nợ xấu từ nhóm 3-5 giảm xuống 1,15% (giảm 3 điểm cơ bản so với cùng kỳ); nợ nhóm 2 giảm mạnh xuống 1.938 tỷ đồng
Bên cạnh đó, TPB cũng tích cực xóa hơn 400 tỷ đồng nợ xấu trong kỳ, nâng tổng mức xóa nợ xấu trong 6 tháng đầu năm lên 710 tỷ đồng. Chi phí dự phòng quý II tăng 38,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 612 tỷ (tăng 56,6% so với quý trước đó), nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLRC) lên mức cao mới, đạt 144,8% so với mức 134,2% hồi cuối quý IV/2020.
Mặt khác, nợ tái cơ cấu tiếp tục giảm đáng kể 27,2% so với quý I/2021 xuống 1,268 tỷ đồng (0,95% dư nợ)...
BVSC hiện dự báo lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2021-2022 của TPB lần lượt đạt 5.800 tỷ (tăng 33,1% so với năm ngoái) và 6.900 tỷ (tăng 18,1% so với năm 2021).
Ở mức giá cổ phiếu hiện nay là 33.000 đồng/cổ phiếu (giá tham chiếu ngày 26/7), TPB đang giao dịch ở mức P/B một năm (tính đến giữa năm 2022) là 1,41 lần. BVSC cho rằng đây là mức hấp dẫn, so với mức tăng trưởng lợi nhuận CAGR giai đoạn 2020-2022 là 25,4% và ROE dự phóng trung bình trên 23%.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.