Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021, với doanh thu đạt 16.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 2.940 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và 21% so với cùng giai đoạn năm ngoái.
Ở nửa đầu năm, kết quả kinh doanh của FPT được củng cố bởi 3 mảng cối lõi, gồm dịch vụ IT, dịch vụ viễn thông và giáo dục. Đáng chú ý, giá trị hợp đồng ký mới của các mảng dịch vụ IT (mảng xuất khẩu phần mềm và mảng công nghệ thông tin trong nước) tăng tổng cộng 44% cùng kỳ, cho thấy triển vọng tăng trưởng khả quan cho các mảng kinh doanh này.
Mảng dịch vụ viễn thông và mảng công nghệ thông tin trong nước có kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng của VCSC. Tuy nhiên, đóng góp lợi nhuận từ mảng đầu tư và các mảng kinh doanh mới thành lập (FPT Digital và FPT Smart Cloud) thấp hơn kỳ vọng của công ty chứng khoán này.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu băng thông rộng của FPT tăng 9% cùng kỳ, nhờ tổng lượng thuê bao tăng trưởng trong khoảng 10-13%, bù đắp cho mức giảm ở doanh thu trung bình từng thuê bao (ARPU) khi FPT tiếp tục mở rộng sang các tỉnh thành cấp 2 và cấp 3.
Mặt khác, doanh thu từ Pay TV duy trì mạnh mẽ ở mức 17% trong 6 tháng đầu năm 2021. Biên lợi nhuận thuần của mảng dịch vụ viễn thông tăng 2,3 điểm phần trăm, đạt 18,3% trong nửa đầu năm 2021, nhờ các nỗ lực tiết kiệm chi phí của FPT, chủ yếu là chi phí marketing thấp hơn.
Bên cạnh đó, khoản lợi nhuận nhỏ từ mảng Pay TV (so với lỗ ròng trong 6 tháng đầu năm 2020), được hỗ trợ từ lợi thế kinh tế về quy mô.
Mảng giáo dục của FPT ghi nhận sự tăng trưởng tốt, doanh thu và lợi nhuận đều tăng ở mức 2 chữ số nhờ lượng sinh viên mới khá cao. Theo ban lãnh đạo, doanh thu của mảng này tăng 53% cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2021, trong khi biên lợi nhuận thuần duy trì ổn định.
Trên thị trường, VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FPT, giá mục tiêu là 87.100 đồng/đơn vị, tương ứng tổng mức sinh lời 2,6% so với giá đóng cửa phiên 21/7..
Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) vừa công bố kết quả kinh doanh sơ bội quý II khá ấn tượng, duy trì được đà tăng trưởng lạc quan từ quý I.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, ước tính doanh thu của FRT tăng trưởng trên 20% so với cùng kỳ. Trong đó, động lực hỗ trợ đà tăng của FPT đến từ ngành hàng máy tính xách tay và chuỗi nhà thuốc Long Châu.
Cụ thể, ngành hàng máy tính xách tay tăng trưởng nhờ sản phẩm laptop gaming khi nhu cầu tiếp tục đột biến giữa đại dịch Covid-19; chuỗi nhà thuốc Long Châu tiếp tục là động lực tăng trưởng chính nhờ việc liên tục mở thêm các cửa hàng mới và các cửa hàng cũng tăng trưởng dương so với cùng kỳ.
PHS dự phóng kết quả kinh doanh của FRT có phần thận trọng hơn so với kết quả công bố của FRT với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế ước tính đạt 8.116 tỷ đồng (tăng 11% cùng kỳ) và 40 tỷ đồng (tăng 111% cùng kỳ).
Năm 2021, PHS duy trì dự phóng doanh thu thuần của FRT ở mức 16.845 tỷ đồng, tăng 15% so với thực hiện năm ngoái. Sự tăng trưởng chủ yếu từ sản phẩm công nghệ (laptop và điện thoại di động) và chuỗi nhà thuốc Long Châu. PHS dự phóng lợi nhuận sau thuế của FRT là 86 tỷ đồng.
Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, PHS xác định giá hợp lý cho cổ phiếu FRT là 39.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 27% so với giá hiện tại. Từ đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị tiếp tục mua dành cho FRT.
Tuy nhiên, rủi ro dành cho khuyến nghị này là sự bão hòa của thị trường bán lẻ hàng công nghệ điện tử; nợ xấu từ các chương trình F.Friend và Subsidy; sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành bán lẻ và áp lực trả lãi vay trong ngắn hạn của FRT.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết, theo số liệu ước tính của Công ty Cổ phần Gemadept (HoSE: GMD) công bố tại đại hội cổ đông, GMD ghi nhận doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1.439 tỷ, tăng 19% cùng kỳ.
Lợi nhuận trước thuế đạt gần 390 tỷ đồng, tăng 38% so với nửa đầu năm 2020. Với kết quả này, GMD đã hoàn thành 51% kế hoạch doanh thu và 55% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Yuanta cho rằng doanh thu của GMD tăng trưởng từ mức nền thấp cùng kỳ 2020, nhờ cảng Gemalink (GML) bắt đầu khai thác từ tháng 1/2021 và tăng trưởng hàng hóa từ cảng Nam Đình Vũ.
Sản lượng GML trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 330.000 - 350.000 TEU và dự kiến sẽ đạt 950.000 - 1.100.000 TEU trong năm 2021, tương đương 65 - 75% công suất giai đoạn 1.
Ban lãnh đạo dự kiến, trong năm nay GML sẽ có lãi mặc dù Yuanta ước tính GML đang lỗ khoảng 53,5 tỷ đồng trong quý I/2021. GMD cho biết doanh nghiệp đang đàm phán chuyển nhượng cổ phần tại GML với các hãng vận tải container quốc tế, giảm tỷ lệ sở hữu tại GML từ 65% xuống 51%, để thu hút thêm hàng hóa mới vào cảng.
Yuanta cũng cho rằng, thông tin các thương vụ tại GML sắp tới sẽ hỗ trợ cho giá cổ phiếu. Đối với cảng Nam Đình Vũ, dự kiến giai đoạn 1 sẽ vận hành toàn bộ công suất vào nửa cuối năm 2021 và khởi động đầu tư giai đoạn 2 sau khi bị hoãn do dịch Covid-19.
Giai đoạn 2 của cảng Nam Đình Vũ dự kiến vận hành vào năm 2023 sẽ bổ sung thêm 600.000 TEU cho cảng GMD tại Hải Phòng, tương đương 52% công suất hiện tại của khu vực này.
Bên cạnh đó, theo xu hướng xuất nhập khẩu gia tăng đang hỗ trợ tăng trưởng lượng hàng hóa tại cụm cảng Hải Phòng từ cuối 2020 và kỳ vọng sẽ tiếp tục đóng góp vào đà tăng trưởng trong 2021.
Ngoài ra, giá sàn của dịch vụ xếp dỡ container tại Hải Phòng và Cái Mép - Thị Vải dự kiến sẽ tăng thêm 10% trong vài tháng tới sẽ giúp biên lợi nhuận GMD tiếp tục cải thiện.
Ở mức giá đóng cửa hiện tại, cổ phiếu GMD đang được giao dịch tại mức P/E dự phóng là 31,2 lần (tương ứng EPS dự phóng là 1.338 đồng) và EV/EBITDA là 16,2 lần, thấp hơn mức bình quân ngành.
Đồ thị giá của GMD vượt lên trên đường trung bình 20 ngày và đồ thị giá bước vào giai đoạn tích lũy. Xu hướng ngắn hạn cũng được nâng lên mức tăng, do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.