'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế tháng 11 của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) lần lượt giảm xuống 9,97 nghìn tỷ đồng (giảm 13% so với cùng kỳ) và 159 tỷ đồng (giảm 67% so với cùng kỳ).
Doanh thu mảng ICT & CE (chuỗi cửa hàng Thế giới Di động, Điện máy Xanh và Topzone) giảm 22% so với cùng kỳ trong tháng 11 do gần như không ghi nhận doanh thu từ iPhone 14, nhu cầu về ICT & CE suy yếu trong bối cảnh điều kiện vĩ mô không tích cực như lạm phát và thất nghiệp gia tăng và mức cơ sở so sánh cao của quý 4/2021. Hầu hết các ngành hàng (trừ TV tăng nhờ mùa World Cup) đều ghi nhận mức sụt giảm hai con số trong tháng.
MWG phải áp dụng các chương trình khuyến mại giảm giá sâu để giữ chân khách hàng, theo Công ty Chứng khoán SSI, điều này đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.
Doanh thu mảng bách hóa (chuỗi cửa hàng Bách hoá Xanh) tăng 28% so với cùng kỳ trong tháng. Doanh thu hàng tháng trên mỗi cửa hàng tăng 50% so với cùng kỳ, lên khoảng 1,3 tỷ đồng/cửa hàng, giảm nhẹ so với mức 1,37 tỷ đồng/cửa hàng vào tháng 10/2022.
Theo SSI, điều này là do Bách hoá Xanh chủ yếu nhắm đến phân khúc khách hàng có thu nhập thấp đến trung bình, và thường đặt cửa hàng gần các khu công nghiệp, tình trạng thất nghiệp gia tăng do xuất khẩu giảm sút buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu.
Tuy nhiên, lợi nhuận cửa hàng đã cải thiện 15% so với tháng trước nhờ tỷ lệ hư hỏng giảm. Trong tháng 11, MWG ghi nhận chi phí tài chính tăng mạnh 50% so với mức trung bình trong 9 tháng đầu năm 2022.
Điều này đi cùng với việc giảm giá mạnh các sản phẩm ICT & CE đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Biên lợi nhuận ròng giảm xuống 1,6% trong tháng 11 (so với 3,4% trong 10 tháng đầu năm 2022).
Trong tháng 11, MWG đã mở thêm 6 cửa hàng Thế giới Di động (tăng 199 cửa hàng so với đầu năm), 8 cửa hàng Điện máy Xanh (tăng 285 cửa hàng so với đầu năm) và 5 cửa hàng Top Zone (tăng 88 cửa hàng so với đầu năm).
Đồng thời, công ty đóng cửa 20 cửa hàng An Khang (tăng 331 cửa hàng so với đầu năm), 7 cửa hàng Avakids (tăng 64 cửa hàng so với đầu năm) và 1 cửa hàng Avasports (tăng 13 cửa hàng so với đầu năm) để giảm thiểu thiệt hại từ các cửa hàng mới này trong bối cảnh chi tiêu của người tiêu dùng chững lại.
Tình trạng suy giảm trong chi tiêu cho các sản phẩm tiêu dùng không thiết yếu có thể kéo dài ít nhất đến nửa đầu năm 2023 - do đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mảng ICT & CE. Trong khi đó, sự cải thiện về lợi nhuận của mảng bách hóa có thể không đủ để bù đắp cho sự suy giảm này.
Mảng ICT & CE của MWG rất nhạy cảm với chu kỳ kinh tế mặc dù ban lãnh đạo đã nỗ lực cắt giảm chi phí và duy trì vị thế dòng tiền lành mạnh. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư xem xét lại cổ phiếu khi giá cổ phiếu ở mức định giá hấp dẫn hơn. SSI duy trì khuyến nghị trung lập đối với MWG, với giá mục tiêu là 43.500 đồng/cổ phiếu.
Lũy kế 11 tháng, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) lần lượt đạt 31.063 tỷ đồng (tăng 85,4% so với cùng kỳ) và 1.639 tỷ đồng (tăng 96,1% so với cùng kỳ). Với kết quả này, PNJ đã hoàn thành 120% kế hoạch doanh thu và 124% kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Mảng bán lẻ lũy kế 11 tháng tăng 92,3% so với cùng kỳ.
Doanh thu sỉ tăng 71,6% so với cùng kỳ trên nền thấp của 2021 – thời điểm các cửa hàng nhỏ lẻ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid 19. Doanh thu vàng 24K tăng 84,8% so với cùng kỳ.
Theo Công ty Chứng khoán MB (MBS), PNJ được hưởng lợi khi tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Đối tượng khách hàng chính của PNJ là tệp khách hàng trung và thượng lưu – nhóm đối tượng cảm nhận được sức nóng của lạm phát cuối cùng.
Nhóm khách hàng này có xu hướng tăng lên khi kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, thịnh vượng và đổi mới. Mức thu nhập cao hơn, mức lương cao hơn sẽ thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm không thiết yếu – trong đó có mặt hàng trang sức. MBS cho rằng PNJ với thị phần lên đến gần 60% cùng với sức mạnh thương hiệu mạnh mẽ sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này.
MBS cho rằng PNJ sẽ tiếp tục mở rộng chiếm lĩnh thị phần mảng bán lẻ. Tại ngày 30/11/2022, PNJ đã có tổng cộng 362 cửa hàng tại 55/63 tỉnh thành. Hệ thống PNJ có 362 cửa hàng độc lập bao gồm 341 cửa hàng PNJ Gold, 7 cửa hàng PNJ Silver (tăng 287 SiS), 3 cửa hàng CAO Fine Jewellery (tăng 12 SiS), 5 cửa hàng Style by PNJ (tăng 27 SiS) và 3 cửa hàng PNJ Watch (tăng 84 SiS) và 3 cửa hàng PNJ Art.
Với mục tiêu mở từ 30 – 35 cửa hàng trong 2022, PNJ đã hoàn thành kế hoạch đề ra. Trong năm 2023, PNJ dự kiến sẽ mở từ 30 đến 35 cửa hàng trên kịch bản cơ sở, và nâng lên 40 cửa hàng nếu điều kiện thuận lợi. Ban lãnh đạo công ty chia sẻ rằng việc mở rộng cửa hàng có mục tiêu cho sự tăng trưởng trong dài hạn chứ không phải chỉ trong một năm.
Mục tiêu đến năm 2025, PNJ sẽ có 500 cửa hàng trên toàn quốc. Tỷ trọng mảng bán lẻ tăng dần qua các năm trong cơ cấu doanh thu của PNJ và hiện chiếm 60%. Đây là mảng có biên lợi nhuận cao. MBS kỳ vọng việc mở rộng cửa hàng này sẽ giúp PNJ nâng cao thị phần và doanh thu trong thời gian sắp tới.
MBS dự phóng doanh thu 2022 ở mức 33.767 tỷ đồng (tăng 72,75% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 1.879 tỷ đồng (tăng 83% so với cùng kỳ) dựa trên kết quả kinh doanh hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ của PNJ trong năm nay. Giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu là 92.200 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá 12%)
Công ty Cổ phần Vận tải Sản phẩm khí quốc tế (HoSE: GSP) là công ty hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển/kinh doanh khí hóa lỏng LPG và là công ty con của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu Khí (PVT).
GSP hiện đang sở hữu 8 tàu, trong đó 6 tàu chuyên chở LPG với tổng trọng tải 18.000DWT và 2 tàu dầu/hóa chất có tổng trọng tải khoảng 40.000DWT. Mới đây, công ty đã có những cập nhật về ước tính kết quả kinh doanh 2022 khá tích cực.
Ước tính trong quý IV, GSP ghi nhận doanh thu đạt khoảng 381,5 tỷ đồng (giảm 8% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 27,7 tỷ đồng (tăng 313% so với cùng kỳ). Qua đó, doanh thu và lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 ước đạt 1.800 tỷ đồng và 81 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 10,3% và 44,6% so với cùng kỳ.
Lợi nhuận quý IV của GSP có sự tăng trưởng mạnh như vậy đến từ mức nền thấp cùng kỳ khi công ty thực hiện sửa chữa định kỳ 4/7 tàu vào thời điểm đó. Ngoài ra, GSP cũng mới tiếp nhận tàu Shamrock Jupiter vào tháng 9/2021 dẫn đến hiệu suất hoạt động quý IV/2021 chưa cao. Trong quý IV/2022, các tàu đầu tư mới đều đã hoạt động ổn định với hiệu suất cao, cùng với cước vận tải dầu/hóa chất gần đây tăng mạnh đã giúp GSP hưởng lợi và cải thiện biên lợi nhuận đáng kể.
Theo Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco), GSP đang mở rộng đầu tư sang mảng vận tải dầu/hóa chất. Cụ thể, GSP đã đầu tư thêm 2 tàu dầu/ hóa chất với tổng trọng tải khoảng 40.000DWT và mở rộng hoạt động sang thị trường châu Mỹ - châu Âu.
Trong đó, GSP đã tiếp nhận tàu Shamrock Jupiter vào tháng 9/2021 như đã nêu trên và tàu Aquarius vào tháng 7/2022. Agriseco đánh giá chiến lược mở rộng sang mảng vận tải dầu/hóa chất có nhiều triển vọng trong bối cảnh giá cước vận tải dầu/hóa chất tăng mạnh trước những căng thẳng địa chính trị.
Agriseco cho rằng GSP được hưởng lợi từ giá cước vận tải dầu/hóa chất tăng mạnh. Theo đó, chỉ số Baltic Clean Tanker (chỉ số đại diện cho cước vận tải dầu thành phẩm và hóa chất) đã tăng hơn 50% từ cuối tháng 10 và tăng gấp 3 lần trong một năm qua. Từ ngày 5/12, sự kiện áp giá trần 60 USD/thùng với dầu Nga và ngăn các công ty bảo hiểm phương Tây cung cấp bảo hiểm cho tàu chở dầu nước này cũng khiến cho cước vận tải dầu/hóa chất tăng mạnh.
Theo Agriseco, tỷ giá hạ nhiệt giúp GSP giảm bớt áp lực về chi phí tài chính. quý III/2022, chi phí tài chính của GSP tăng vọt lên 22,7 tỷ đồng (tăng 17 tỷ so với cùng kỳ), đến từ chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá. Hiện nay, GSP đang có khoảng 140 tỷ đồng dư nợ vay bằng đồng USD (tương đương 5,9 triệu USD). Với việc tỷ giá hạ nhiệt thời gian qua, GSP sẽ bớt áp lực về chi phí tài chính và có thể hoàn nhập phần lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện.
GSP là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất trong mảng vận tải khí LPG tại thị trường nội địa và tiếp tục mở rộng sang mảng vận tải dầu/hóa chất nhiều tiềm năng. Triển vọng 2023 tích cực đến từ các tàu chở dầu mới khai thác và giá cước vận tải dầu/ hoá chất tăng mạnh trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị.
Với kết quả kinh doanh ước tính cho năm 2022, GSP đang được giao dịch với P/E khoảng 6 lần và P/B khoảng 0,7 lần, đều là vùng định giá thấp nhất của GSP trong vòng 10 năm qua. Agriseco đánh giá tích cực và khuyến nghị mua cổ phiếu GSP với giá mục tiêu là 11.500 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.