Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Một trường hợp tại TP. HCM, trong cuộc họp tổng kết cuối năm, Quỳnh Hoa (30 tuổi, quận 3) đề xuất quy trình chăm sóc khách hàng mới, song lại bị cấp trên bác bỏ. Tuy vậy, chỉ 2 tuần sau, sếp lại phê duyệt kế hoạch tương đương của nam đồng nghiệp cùng bộ phận với Hoa.
Hoa thất vọng, nhưng cô biết rõ đây không phải lần đầu mình gặp tình huống tương tự. Sếp của cô, người đàn ông 55 tuổi, thường chỉ ưu tiên và đề bạt nhân sự là nam giới. Sự phân biệt với Hoa càng thêm rõ ràng sau khi cô nghỉ sinh em bé hồi đầu năm.
“Hepeating”, khi một người phụ nữ đưa ra ý tưởng tại nơi làm việc nhưng bị phớt lờ, là từ ngữ mô tả tình huống của Hoa. Trong khi đó, cùng một suy nghĩ, người đàn ông trình bày lại được ca ngợi.
Từ trên được giáo sư vật lý Nicole Gugliucci sử dụng lần đầu vào năm 2017, cho đến hiện tại vẫn còn được nhắc đến phổ biến như một trong những tình huống đầy định kiến mà nữ giới phải đối mặt tại môi trường làm việc. Tệ hơn, theo nghiên cứu, những khó khăn của nhân sự nữ không chỉ dừng lại ở “hepeating”.
Báo cáo từ tổ chức quyền phụ nữ Lean In vào năm 2020 cho thấy, có 5 loại định kiến giới mà phụ nữ thường gặp tại nơi làm việc, bao gồm: định kiến năng lực (bị đánh giá thấp năng lực so với nam giới); định kiến quy chụp (xu hướng ít được công nhận thành quả); định kiến hảo cảm (phụ nữ thường nhận nhiều chỉ trích hơn khi làm sai); định kiến về việc làm mẹ (bị ngầm khẳng định rằng phụ nữ sinh con sẽ có mức độ cam kết với công việc thấp hơn) và định kiến tương đồng (sếp nam giới thường đánh giá thấp nhân viên nữ giới).
Trong buổi phỏng vấn vào một công ty thời trang, Mai Anh (27 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội) bối rối khi nhận được câu hỏi đầu tiên: “Em có sẵn sàng không sinh con trong 2 năm tới?”. Cô trượt tuyển dụng bởi không thể cam kết về việc sinh con theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Câu chuyện của Quỳnh Hoa và Mai Anh là những minh chứng điển hình về việc người lao động nữ giới vẫn chưa được đối xử hoàn toàn công bằng tại nơi làm việc. Điều này không chỉ ngăn cản cơ hội làm việc chính đáng của họ, mà còn làm sâu thêm vô số định kiến giới mà phụ nữ phải đối mặt trong hàng thế kỷ.
Khi xã hội ngày càng văn minh, con người ta càng mong muốn tìm kiếm một môi trường làm việc công bằng và hạnh phúc, nơi mà mỗi cá nhân dù nam hay nữ đều được tôn trọng và tạo điều kiện phát huy hết tiềm năng của mình.
Đó không chỉ là nơi thực hiện quyền phụ nữ tối thiểu, mà còn tạo mọi điều kiện cho nữ giới cân bằng cuộc sống, thoải mái thực hiện thiên chức làm mẹ và đảm nhận công việc với nhiều phúc lợi, hoạt động nâng cao vai trò của phụ nữ.
Tại Việt Nam, hoạt động vì phụ nữ tại các doanh nghiệp ngày càng được chú trọng. Đây không chỉ là cách các công ty thực hiện văn hóa làm việc đầy văn minh, tiến bộ, mà còn là một biện pháp nhằm thu hút, giữ chân nhân sự có năng lực.
Ngày 1/12 vừa qua, tại lễ công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2022 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức.
Công ty cổ phần đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã trở thành đơn vị dẫn đầu top 10 doanh nghiệp lĩnh vực thương mại - dịch vụ trong 100 Doanh nghiệp phát triển bền vững 2022 và đặc biệt được vinh danh top 5 doanh nghiệp cam kết nỗ lực thực hiện bình đẳng giới và quyền phụ nữ tại Việt Nam.
PNJ cho biết luôn chú trọng đến việc nâng cao quyền năng phụ nữ và bình đẳng giới thông các các hoạt động trong sản xuất kinh doanh, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, marketing, tiếp thị bán hàng, hoạt động CSR…
Doanh nghiệp chia sẻ, tại PNJ con người chính là trung tâm của mọi nguồn lực, là tài sản quý giá nhất. Trong đó, lực lượng lao động nữ tại PNJ chiếm đa số 61% cũng như lượng khách hàng của PNJ phần lớn là khách hàng nữ, chiếm gần 90%. Doanh nghiệp luôn thực hiện nghiêm các nguyên tắc trao quyền và tạo mọi điều kiện chăm sóc sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần cho lao động nữ.
PNJ cũng cho biết thêm việc đề cao “thân – tâm – trí” của người lao động, thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên nữ như các phúc lợi ngày đặc biệt (quà tặng ngày 8/3, ngày 20/10); phúc lợi thai sản; xây phòng vắt sữa dành cho nhân viên nữ có con nhỏ; thành lập CLB Yoga, Aerobic; hỗ trợ chi phí trang điểm, đồng phục dành riêng cho nhân viên nữ… rất được doanh nghiệp chú trọng.
Đặc biệt, PNJ cũng trở thành đơn vị tiên phong trong văn hóa tôn trọng bình đẳng giới, đa dạng giới tính và quyền con người.
“PNJ mong muốn nâng cao vị thế và hình ảnh của người phụ nữ trên mọi lĩnh vực, đẩy mạnh quan tâm quyền con người, đặc biệt là với nhóm người yếu thế trong xã hội”, bà Trần Phương Ngọc Thảo, thành viên HĐQT, trưởng tiểu ban ESG PNJ, chia sẻ.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.