Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) vừa tiếp tục duy trì khuyến nghị khả quan đối với Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, HoSE: TCB) và nâng giá mục tiêu 1 năm lên 64.000 đồng/cổ phiếu (từ 58.200 đồng/cổ phiếu).
Trong quý III, TCB vẫn giữ được tốc độ đà tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ (tăng 40% so với cùng kỳ) so với các ngân hàng cùng hệ thống nhờ nguồn thu nhập ổn định (8.800 tỷ đồng, tăng 15,7% cùng kỳ năm ngoái), quản trị chi phí tốt (tăng 1,9% cùng kỳ) và chi phí tín dụng giảm (giảm 29 điểm cơ bản).
Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của TCB đạt 17.000 tỷ đồng (tăng 60% cùng kỳ) và hoàn thành 86% kế hoạch cả năm. Mặc dù SSI duy trì triển vọng tích cực đối với TCB, tuy nhiên cũng tồn tại một số rủi ro đến từ trường hợp nợ xấu mới hình thành và nợ tái cơ cấu cao hơn ước tính.
Tại thời điểm cuối quý III, tỷ lệ nợ xấu của TCB tăng lên 0,57% trong khi tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu giảm còn 184% (từ mức 0,36% và 256% tương ứng vào cuối quý liền kề).
Trong khi đó, nợ tái cơ cấu tăng lên 2.800 tỷ đồng (0,87% tổng dư nợ cho vay) từ mức 2.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, SSI vẫn cho rằng TCB là một trong những ngân hàng có các chỉ số phản ánh chất lượng tín dụng tốt nhất Việt Nam.
Năm 2021, SSI ước tính lợi nhuận trước thuế của TCB là 22.300 tỷ đồng, cao hơn 40,8% thực đạt năm ngoái. SSI giả định tăng trưởng tín dụng của ngân hàng là 23,1%, biên lãi ròng (NIM) cải thiện 68 điểm cơ bản so với năm 2020 lên 5,57% và chi phí tín dụng là 0,83%.
Sang năm 2022, SSI giảm 2% ước tính lợi nhuận trước thuế còn 26.700 tỷ đồng (tăng 20% cùng kỳ) do giả định chi phí tín dụng tăng (0,67%) so với ước tính ban đầu (0,54%).
Mặc dù nợ tái cơ cấu không tăng trong đợt bùng phát Covid-19 gần đây, SSI cho rằng TCB có thể giữ tỷ lệ LLCR ở mức cao trong giai đoạn bất ổn này. Tăng trưởng tín dụng và huy động giả định là 22,7% và 21% so với cùng kỳ và NIM không đổi nhiều 5,52%.
TCB đang giao dịch tại PB 2022 là 1,6 lần so với trung bình toàn hệ thống là 1,5 lần. Theo SSI, mức thặng dư này là hợp lý đối với một ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn mạnh, nguồn thu nhập ổn định và đa dạng cùng với nguồn tiền gửi có lợi thế cạnh tranh và chi phí vốn thấp nhất trong số các ngân hàng trong nước.
Lợi thế cạnh tranh này có thể giúp TCB duy trì ROE ở mức xấp xỉ 20%, theo quan điểm của SSI.
Mới đây, Công ty Cổ phần Vinhomes (HoSE: VHM) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với doanh thu thuần 20.679 tỷ đồng, giảm 22% so với quý III/2020. Nhờ tiết giảm chi phí giá vốn và chi phí bán hàng, VHM báo lãi sau thuế đạt 11.195 tỷ đồng, tăng trưởng 82% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong quý III, Chính phủ tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt để kiểm soát dịch Covid-19, đặc biệt tại TP. HCM và Hà Nội. Tuy nhiên, Vinhomes cho biết vẫn duy trì ổn định hoạt động kinh doanh nhờ chuyển đổi mạnh mẽ từ nền tảng offline (bán hàng trực tiếp) sang nền tảng online (bán hàng trực tuyến). Doanh nghiệp cũng cho biết, lợi nhuận tăng trưởng chủ yếu đến từ việc bàn giao nhiều căn hộ thấp tầng với biên lợi nhuận khả quan hơn.
Lũy kế 9 tháng, Vinhomes báo cáo doanh thu thuần đạt 61.680 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 27.245 tỷ đồng, lần lượt tăng 25% và 58% so với cùng giai đoạn năm trước. Như vậy, Vinhomes đã hoàn thành 73% kế hoạch doanh thu và 78% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Ở quý cuối năm, Chính phủ đã ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19". Vinhomes thông tin sẽ linh hoạt thích ứng, chớp thời cơ nhanh chóng để hoàn thành các mục tiêu kinh doanh, phát triển các dự án mới. Nền tảng số cũng tiếp tục được đầu tư, củng cố nhằm thích ứng với dịch bệnh và tạo tiền đề bứt phá mạnh mẽ cho các giai đoạn tiếp theo.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận định, năm 2021, VHM có thể chỉ hoàn thành 75% kế hoạch presales cả năm xét về giá trị hợp đồng (mục tiêu 2021 đạt 90.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, VHM sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi của thị trường, các chính sách tiền tệ được nới lỏng, và chi tiêu tài khóa gia tăng vào cuối năm, tất cả những tác nhân này sẽ giúp thúc đẩy đà tăng trưởng lợi nhuận của công ty.
Chính vì vậy, Yuanta vẫn giữ khuyến nghị mua dành cho VHM với giá mục tiêu 12 tháng là 108.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng mức sinh lời 27%.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, sản lượng điện quý III của Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (HoSE: NT2) đạt 461 triệu kWh, giảm 40% cùng kỳ năm ngoái và giảm 52% so với quý liền kề. Sản lượng điện thực phát cực thấp là do ảnh hưởng từ phụ tải ở TP. HCM, trước tình trạng giãn cách xã hội kéo dài ở miền Nam.
Doanh nghiệp chỉ cung cấp được khoảng 50% tổng sản lượng hợp đồng EVN giao từ đầu năm. Mặc dù sản lượng thấp, doanh thu quý III vẫn đạt 1.250 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2020 nhờ vào doanh thu đền bù được đảm bảo bằng sản lượng hợp đồng (Qc).
Trong khi đó, giá vốn hàng bán giảm so với cùng kỳ do sản lượng thực phát thấp, giảm tới 161% cùng kỳ và tăng 13% quý liền trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 273 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2020 chịu lỗ.
Năm 2021, VDSC dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 5.925 tỷ đồng và 471 tỷ đồng, giảm lần lượt 3% và 25% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận của doanh nghiệp trong trung hạn có thể khó quay về mức cao của những năm trước, tuy nhiên dòng tiền trả cổ tức cho cổ phiếu này sẽ hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
VDSC đưa ra mức giá mục tiêu dành cho NT2 là 24.300 đồng/cổ phiếu, cùng với cổ tức theo kế hoạch là 1.000 đồng trong 12 tháng tiếp theo, tổng mức lợi nhuận là 9% so với giá đóng cửa ngày 2/11. Do đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị trung lập đối với NT2.
Tuy nhiên lưu ý rằng, việc NT2 có thể sẽ chia cổ tức nhiều hơn dự định nhờ dòng tiền và lợi nhuận giữ lại sẵn có lên đến 3.000 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.