Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (31/12): BCG, QTP và MCH

Tân Mai - 31/12/2021 07:31 (GMT+7)

(VNF) - Giai đoạn 9 tháng đầu năm 2021, BCG ghi nhận 1.905 tỷ đồng doanh thu thuần và 701 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 13% và 580% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành được 87% kế hoạch lợi nhuận của cả năm.

VNF
Cổ phiếu khuyến nghị hôm nay (31/12): BCG, QTP và MCH

Yuanta: Khuyến nghị quan sát đối với BCG

Mới đây, Công ty Cổ phần Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã công bố kế hoạch phát hành hơn 148,7 triệu cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1, giá chào bán 12.000 đồng/cổ phiếu trong thời gian tới. Như vậy khi đợt phát hành hoàn tất, vốn điều lệ BCG dự kiến sẽ tăng lên 4.463 tỷ đồng.

BCG cho biết, mục đích huy động vốn là để nâng cao năng lực tài chính đồng thời bổ sung nguồn vốn nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước đó, tháng 1/2021, BCG đã phát hành thành công 68 triệu cổ phiếu với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và bất động sản.

Liên quan tới hoạt động huy động vốn, cách đây ít lâu, BCG cũng có nghị quyết phê duyệt phương án phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng. Lô trái phiếu này có kỳ hạn 5 năm, lãi suất tính cho hai kỳ tính lãi đầu tiên là 11,5%/năm và là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản bảo đảm.

Với nguồn vốn bổ sung, BCG dự kiến sử dụng 247 tỷ đồng cho Công ty TNHH Điện gió Đông Thành 2 vay, còn lại 253 tỷ đồng được cho vay tại Công ty Cổ phần BCG Wind Sóc Trăng. Thời gian giải ngân dự kiến trong quý I/2022.

Cập nhật kết quả kinh doanh, giai đoạn 9 tháng đầu năm 2021, BCG ghi nhận 1.905 tỷ đồng doanh thu thuần và 701 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 13% và 580% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành được 87% kế hoạch lợi nhuận của cả năm.

Nhận định về giá cổ phiếu BCG, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) vừa duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này, trong điều kiện mức stock rating đang ở mức 88 điểm.

Yuanta cho biết, đồ thị giá của BCG vừa đóng cửa tăng 5,8% và tăng nhẹ trên mức trung bình 20 phiên, nhưng khối lượng giao dịch vẫn thấp hơn mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá của BCG vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, tuy nhiên xu hướng ngắn hạn của BCG vẫn duy trì ở mức giảm cho nên Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn chỉ nên quan sát cổ phiếu BCG.

Xu hướng trung hạn của BCG vẫn duy trì ở mức tăng. Bên cạnh đó, theo mô hình giá, đồ thị giá đang giao dịch quanh ngưỡng mục tiêu trung hạn 24.390 đồng/cổ phiếu, do đó Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư trung hạn nên ưu tiên vị thế nắm giữ.

MBS: Khuyến nghị mua QTP, giá mục tiêu 22.800 đồng/cổ phiếu

Kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) ghi nhận sản lượng điện đạt 5,3 tỷ kWh, sản lượng điện thương phẩm đạt 4,8 tỷ kWh, hoàn thành 74% kế hoạch cả năm. Riêng quý III, sản lượng điện thương phẩm đạt 1,46 tỷ kWh, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, là động lực chính giúp đảo chiều khoản lỗ quý III/2020.

Doanh thu sau 9 tháng của QTP đạt 6.238 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 75% kế hoạch năm. Nhờ tiết giảm chi phí khấu hao, chi phí lãi vay trong khi sản lượng điện tốt lên, lợi nhuận trước thuế đạt 421 tỷ đồng, cải thiện mạnh mẽ mức lỗ 40 tỷ đồng cùng kỳ năm 2020. So với kế hoạch năm 2021, lợi nhuận của QTP đã vượt chỉ tiêu 25%.

Công ty Chứng khoán MB (MBS) dự phóng sản lượng điện sản xuất năm 2021 của QTP sẽ vượt kế hoạch 7,17 tỷ kWh. Sang năm 2022, MBS đánh giá công ty có thể đạt sản lượng từ 7,2-7,3 tỷ kWh do nhu cầu điện tăng, nguồn thuỷ điện dự báo bị hạn chế do thời tiết, trong khi một số nhà máy nhiệt điện than trong khu vực gặp sự cố kỹ thuật.

Bên cạnh đó, năm 2022, chi phí khấu hao và chi phí lãi vay của QTP sẽ tiếp tục giảm thêm. Cụ thể, từ năm 2020 khi nhà máy QN1 cơ bản khấu hao xong phần máy móc thiết bị, chi phí khấu hao của QTP được điều chỉnh và giảm tương đối lớn từ mức gần 2.000 tỷ đồng/năm về mức 1.100 tỷ đồng/năm. Dự kiến năm 2022 chi phí khấu hao giảm thêm khoảng 250 tỷ đồng, đồng thời chi phí lãi vay cũng tiết giảm nhờ các khoản vay dài hạn được trả xong.

MBS kỳ vọng, nhu cầu điện trong năm 2022 có khả năng tăng 9-10% sau khi có mức tăng chậm dưới 4% ở năm 2021. Trong dài hạn, đến năm 2025 nhu cầu tiêu thụ điện vẫn được dự báo ở mức từ 8,6-9,4%/năm, là cơ hội để QTP và các doanh nghiệp cùng ngành tiếp tục phát triển ổn định.

MBS dự phóng doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2021 của QTP đạt 9.265 tỷ đồng và 750 tỷ đồng, tương ứng EPS đạt 1.584 đồng. Năm 2022, với giả định sản lượng điện đạt mức tối thiểu 7,2 tỷ kWh, doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt ở mức 10.167 tỷ đồng và 1.054 tỷ đồng, tăng 10% và 40% so với năm 2021.

Kết hợp phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu và so sánh P/E và P/B, MBS cho rằng giá trị QTP được xác định ở mức 22.800 đồng/cổ phiếu, tương đương triển vọng tăng giá 20%.

KBSV: Khuyến nghị mua dành cho MCH

Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (UPCoM: MCH) là công ty con của Tập đoàn Masan (MSN), đồng thời là công ty với vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng. MCH sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng và đặc biệt được hưởng lợi nhờ hệ sinh thái rộng của MSN.

Với nhu cầu đối với các sản phẩm cao cấp ngày càng gia tăng nhờ thu nhập và nhận thức của người tiêu dùng ngày càng nâng cao. MCH đã định hình cho mình chiến lược cao cấp hoá sản phẩm ở hầu hết các ngành nhỏ đang tham gia kinh doanh, chẳng hạn như thực phẩm tiện lợi, gia vị (nước mắm, nước tương).

Năm 2021, lũy kế 9 tháng, doanh thu của MCH đạt 18.694 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái; biên lợi nhuận gộp tăng 0,4 điểm phần trăm lên 41,1%. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.486 tỷ đồng, tăng 13,6% cùng kỳ.

Doanh nghiệp có tình hình tài chính khá lành mạnh, với tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu duy trì ở mức thấp và tương đối ổn định. Đồng thời, lượng tiền và tương đương tiền cũng rất cao, đơn cử quý III vừa qua neo ở mức 6.900 tỷ đồng, chiếm khoảng một nửa tài sản ngắn hạn và 25% tổng tài sản; từ đó, chính sách cổ tức được duy trì đều đặn qua các năm, ở mức 45% bằng tiền (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 4.500 đồng).

Công ty Chứng khoán KB (KBSV) dự phóng doanh thu năm 2021 của MCH đạt 27.749 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 4.920 tỷ đồng, tăng 7%. Năm 2022, KBSV kỳ vọng doanh thu đạt 32.181 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 5.840 tỷ đồng, lần lượt tăng 16% và 19% cùng kỳ.

Dựa vào triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, KBSV đưa ra khuyến nghị mua với cổ phiếu MCH, giá mục tiêu 151.200 đồng/cổ phiếu, cao hơn 32% mức giá đóng cửa ngày 30/12.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

CADIVI: Doanh thu gần 2.500 tỷ, vay nợ hơn 2.900 tỷ đồng

(VNF) - Trong quý I/2024, CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) gây ấn tượng khi doanh thu đạt 2.485,7 tỷ đồng, tăng 22,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng, điều gây bất ngờ đó là tiền mặt tại công ty chỉ còn hơn 240 triệu đồng.

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

Vì sao các tập đoàn công nghệ lớn đến Việt Nam nhưng rồi đầu tư ở nước khác?

(VNF) - Vừa qua, một số tập đoàn công nghệ nước ngoài có quy mô lớn đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó có thông tin cho rằng những "ông lớn" này đã đầu tư ở nơi khác.

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

Kế hoạch tái khởi động siêu dự án Cocobay Đà Nẵng của Thành Đô

(VNF) - Dự án Cocobay Đà Nẵng được chủ đầu tư lên kế hoạch triển lại vào đầu tháng 5/2024, trong đó có một số công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

Nỗi lo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: ‘Mua điện mặt trời mái nhà, cổ suy cho trục lợi chính sách’

(VNF) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tiếp tục khẳng định, nếu cho phép mua bán điện mặt trời mái nhà, thì vô hình trung “chúng ta” cổ súy cho tình trạng trục lợi chính sách.

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

Hai thái cực đối lập trên thị trường ô tô: Đa số giảm giá, hãng duy nhất tăng

(VNF) - Trong khi đa số các hãng xe tiếp tục đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá bán để kích cầu. Ở chiều ngược lại, Thaco Trường Hải lại ngược dòng tăng giá bán Mazda, Kia hàng chục triệu đồng.

Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

Lộ diện nhà đầu tư duy nhất muốn làm khu nhà ở 700 tỷ ở Nghệ An

(VNF) - Quá trình đóng/mở hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu nhà ở tại khối Sỹ Tân, Yên Trung, phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai, Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An xác định có duy nhất 1 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện Công ty cổ phần Đầu tư Sunlogo – Sunland.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ chế mới đặc thù, vượt trội nên dành cho Đông Nam Bộ và TP. HCM

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ chế mới đặc thù, vượt trội nên dành cho Đông Nam Bộ và TP. HCM

(VNF) - Trao đổi với VietnamFinance, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, Trong giai đoạn tới, đối với cơ chế mới có tính chất đặc thù, có tính chất vượt trội, chúng ta cũng nên dành cho dành cho Đông Nam Bộ, dành cho TP. HCM được áp dụng những cơ chế thật mạnh mẽ, thật tiên phong, đi đầu.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Điểm tên 8 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

Bà Rịa-Vũng Tàu: Điểm tên 8 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

(VNF) - Hiện có 8 dự án nhà ở xã hội (NOXH) trong số 17 dự án NOXH trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2023-2025 đang chậm tiến độ.

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

Ba mỏ cát nghìn tỷ của Hà Nội: DN trúng đấu giá không đáp ứng điều kiện vốn

(VNF) - Theo UBND thành phố Hà Nội, vốn chủ sở hữu của 3 đơn vị trúng đấu giá nhỏ hơn 30% giá trúng đấu giá nên sẽ nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá.

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với ông Mai Tiến Dũng - nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

Hình ảnh Cao tốc Vân Phong - Nha Trang 12.000 tỷ tăng tốc về đích trước 6 tháng

(VNF) - Dự án cao tốc Vân Phong - Nha Trang có tổng vốn đầu tư 11.808 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công đã đạt 50% giá trị hợp đồng. Hiện các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án trước 6 tháng.