'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HoSE: SHB) đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm với nhiều chỉ tiêu tài chính tăng trưởng bứt phá. Trong đó, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 5.055 tỷ đồng, tăng trưởng 94% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 86% kế hoạch cả năm.
Tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng 12,5% lên mức 464.000 tỷ đồng sau 3 quý đầu năm. Sau nhiều quý liên tục tình hình kinh doanh được cải thiện, ROA và ROE của SHB hiện đang đạt mức lần lượt là 1,5% và 25,6% - tỷ suất tương đương với các ngân hàng TMCP hàng đầu.
Bên cạnh đó, tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) của ngân hàng trong 9 tháng đã tiết giảm còn 30%, trong khi cùng kỳ năm ngoái ở trên ngưỡng 40%.
Trong tháng 8 vừa qua, SHB đã thoái vốn SHB Finance (công ty tài chính tiêu dùng) cho Krungsri – thành viên thuộc Tập đoàn Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG), với giá khoảng 3.600 tỷ cho 100% vốn điều lệ, dự kiến ghi nhận khoảng 1.500 tỷ trong năm 2021 (tương đương nhận chuyển nhượng 50% vốn điều lệ) và thanh toán số cổ phần còn lại sau 3 năm kế tiếp.
Liên quan đến hoạt động M&A, SHB cũng đang thực hiện việc thoái vốn tại SHB Lào và SHB Campuchia trong quý IV/2021.
Kết thúc quý III, tỷ lệ nợ xấu của SHB đang là 2,1%. SHB cũng đã được Ngân hàng Nhà nước duyệt mức tăng trưởng tín dụng mới là 10,5% (hiện tổng dư nợ cho vay của SHB đã tăng 8,5% tính tới ngày 30/6/2021).
Tuy dự báo SHB sẽ ghi nhận nhiều khoản thu nhập đột biến, nhưng lưu ý rằng SHB sẽ phải trích lập dự phòng khá lớn vào cuối năm để có thể duy trì tỷ lệ nợ xấu ở quanh mức 2% cũng như tỷ lệ nợ xấu bao gồm trái phiếu VAMC ở quanh mức 3% như mục tiêu đã đề ra.
Gần đây, SHB đã khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 10% để chuẩn bị cho công tác chào bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược. Theo thông lệ thị trường các năm gần đây, mức giá phát hành sẽ rơi vào khoảng 2,5 – 3 lần giá trị sổ sách đối với các ngân hàng có ROE lớn hơn 30%.
Trên thị trường, nhận định về giá trị cổ phiếu SHB, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) vừa duy trì đánh giá trung tính mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này, khi mức stock rating đang đạt 66 điểm.
Mới đây, đồ thị giá của SHB đóng cửa tăng 7% với khối lượng giao dịch dưới mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá vẫn duy trì được ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 20.300 đồng/cổ phiếu và mức hỗ trợ mạnh là 19.270 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, xu hướng ngắn hạn của SHB vẫn duy trì ở mức giảm.
Yuanta cho biết, điểm tích cực là đồ thị giá của SHB xuất hiện mô hình bullish crab cho thấy rủi ro ngắn hạn đã giảm đáng kể. Vì vậy, công ty chứng khoán này khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục quan sát và có thể xem xét mua mới với tỷ trọng thấp khi đồ thị giá của SHB vượt mức 21.760 đồng/cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa công bố kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm, ghi nhận doanh thu đạt 4.979 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 214 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả này có được nhờ nhu cầu phục hồi từ các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là Mỹ và châu Âu. Đồng thời, doanh nghiệp đã đưa vào hoạt động các chuyền may mới ở nhà máy Võ Nhai 2 và Phú Bình mở rộng để gia tăng công suất cũng như đa dạng hóa sản phẩm.
Cụ thể, theo Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) nhà máy Võ Nhai 2 được đưa vào hoạt động từ tháng 7 năm nay với 20 chuyền may; dây chuyền bông số 3 hoạt động từ tháng 8. Trong khi đó, nhà máy Phú Bình mở rộng hoạt động từ tháng 11 với 22 chuyền may sản xuất lều trại; nhà máy Sông Công mở rộng hoạt động từ tháng 12 với 22 chuyền may sản xuất găng tay.
Tổng giá trị đầu tư các dự án này lên đến 480 tỷ đồng, nâng công suất của TNG lên khoảng 30% so với trước đó. Dự kiến giai đoạn 2022-2023, các nhà máy mới như Đồng Hỷ 2 và Đại Từ 2 cũng sẽ được đưa vào hoạt động với thêm 42 chuyền may.
Bên cạnh đó, sau thời gian bị dồn nén bởi đại dịch Covid-19, nhiều thị trường xuất khẩu như Mỹ hay châu Âu đã có sự phục hồi mạnh mẽ. Các hiệp định tự do thương mại như EVFTA chính thức có hiệu lực cũng là động lực giúp TNG gia tăng lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần từ các đối thủ khác trên thế giới.
Hiện nay, doanh nghiệp cho biết họ đã kín đơn hàng cho tới hết quý II/2022, thậm chí các khách hàng lớn như Decathlon đã ký đơn hàng cho tới tháng 9 năm sau.
Ở mảng bất động sản, dự án cụm công nghiệp Sơn Cẩm với diện tích 70ha của TNG có thể đạt được tỉ lệ lấp đầy 100% và mang về doanh thu đột biến với 1.500 tỷ đồng trong năm 2022. Đây là dự án khu công nghiệp nằm ở vị trí có hạ tầng giao thông thuận lợi, nằm gần cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, sân bay Nội Bài và nhiều khu công nghiệp khác. TNG cũng tham gia đấu thầu nhiều dự án bất động sản thương mại tiềm năng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ đầu năm 2022.
AGR dự báo lợi nhuận sau thuế quý IV/2021 có thể đạt 68 tỷ đồng, tăng 190% cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế năm 2022 ở mức 502 tỷ đồng, tăng trưởng 135% cùng kỳ. Công ty chứng khoán này khuyến nghị mua TNG với giá mục tiêu 43.600 đồng/cổ phiếu (triển vọng tăng giá 29%) dựa vào phương pháp P/E cho mảng dệt may và RNAV cho mảng bất động sản.
Mặc dù kết quả kinh doanh tháng 11 của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) hồi phục khá rõ nét, song lợi nhuận sau thuế lũy kế 11 tháng vẫn giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, về còn 837 tỷ đồng.
Theo Công ty Chứng khoán SSI (SSI), điều này rõ ràng cho thấy sự cải thiện chỉ xảy ra ở thời điểm cuối năm - mùa cưới, nên kết quả kinh doanh cả năm nói chung vẫn bị giảm xuống do các biện pháp giãn cách xã hội trong quý III. Như vậy, PNJ chỉ hoàn thành 68% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cho năm 2021.
Xét riêng tháng 11, doanh thu của PNJ ghi nhận tăng trưởng gần 19% cùng kỳ, đạt trên 2.160 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu bán lẻ và vàng miếng lần lượt tăng 8,4% và 22% so với cùng kỳ, là kết quả đáng khả quan vì theo số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê, doanh thu bán lẻ nói chung của cả nước giảm 9% so với cùng kỳ.
Doanh thu bán buôn giảm 7% so với cùng kỳ. Điều này là do tốc độ tăng trưởng giảm trong những tháng gần đây, khi nhiều cửa hàng của đối thủ cạnh tranh có quy mô nhỏ đóng cửa, hoặc hàng tồn kho dư thừa sau thời gian giãn cách xã hội.
Tính đến thời điểm hiện tại, PNJ đã mở mới 21 cửa hàng (20 cửa hàng PNJ Vàng và 1 cửa hàng PNJ Style), đóng cửa 18 cửa hàng PNJ Silver và 1 cửa hàng CAO do hoạt động không hiệu quả. Nhìn chung, sau khi ban lãnh đạo tối ưu hóa chi nhánh, mạng lưới bán lẻ hiện được mở rộng lên 342 cửa hàng so với 339 cửa hàng vào đầu năm.
SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2021 của PNJ là 18.300 tỷ đồng và 993 tỷ đồng, lần lượt tăng 4,2% và giảm 7,1% so với năm trước. Năm 2022, ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 21.600 tỷ đồng (tăng 18,4% so với cùng kỳ) và 1.440 tỷ đồng (tăng 45%).
SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm đối với PNJ là 117.300 đồng/cổ phiếu (cao hơn 24% so với giá hiện tại), dựa trên P/E mục tiêu không đổi là 20 lần. Do đó, SSI khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này.
Với giá 96.000 đồng/cổ phiếu, PNJ giao dịch với hệ số P/E dự phóng 2021 và 2022 lần lượt là 23,8 lần và 16,2 lần. SSI lưu ý rằng, vẫn cần tiếp tục theo dõi tình hình để xác nhận sự phục hồi của nhu cầu trong vài tháng tới, tình hình dịch Covid-19 trong 2 năm qua có thể dẫn đến sự phục hồi theo mô hình chữ K khi nền kinh tế nhanh chóng chọn lọc người thắng người thua, với sự củng cố hơn nữa trên thị trường trang sức nói chung.
Do thị trường vẫn đang bão hòa và bị chi phối bởi một số lượng lớn các cửa hàng tư nhân, SSI cho rằng PNJ có nhiều khả năng mở rộng và giành thị phần trong trung hạn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.