Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trên thị trường, giá dầu Brent đang được giao dịch ở ngưỡng trên 80 USD/thùng và dự kiến duy trì được mức giá bình quân quanh vùng 75 - 80 USD/thùng trong giai đoạn cuối 2021 và 2022 do nhu cầu sử dụng dầu tăng cao trở lại. Đây là yếu tố hỗ trợ tăng trưởng khá tốt đối với Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR).
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Nhất Việt (VFS), giá dầu thô duy trì tại mức cao sẽ giúp biên lợi nhuận của BSR cải thiện thêm 20 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước và kéo theo giá các sản phẩm như dầu DO và xăng cũng tăng giá.
Với dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm dầu tiếp tục tăng mạnh khi nền kinh tế dần mở cửa trở lại vào cuối 2021 và mở cửa hoàn toàn vào đầu 2022, VFS ước tính tổng doanh thu năm 2021 của BSR đạt 98.770 tỷ đồng, tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt trên 39% kế hoạch đề ra. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế ước đạt 6.120 tỷ đồng, vượt 590% kế hoạch.
Nhìn lại giai đoạn 6 tháng đầu năm, BSR ghi nhận sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ lần lượt đạt 3,45 và 3,43 triệu tấn, hoàn thành 53% kế hoạch cả năm. Về kết quả kinh doanh, doanh thu thuần của BSR đứng ở mức 48.908 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 69% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế đạt 3.598 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức lỗ 4.252 tỷ đồng cùng kỳ 2020.
Dự báo về quý III, VFS cho rằng dưới ảnh hưởng của làn sóng lây nhiễm thứ tư, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ bị chững lại và đi xuống, qua đó khiến kết quả kinh doanh của BSR sẽ khá ảm đạm. Dự phóng doanh thu quý III giảm 65% so với quý liền kề, đạt 17.860 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.090 tỷ đồng.
Nhưng dựa trên tốc độ tiêm vắc-xin Covid-19 đang được đẩy nhanh, cùng với việc giá dầu Brent được dự báo duy trì ổn định ở mức cao đến cuối năm 2021, VFS tin rằng doanh thu quý IV sẽ hồi phục trở lại và giúp cho kết quả kinh doanh cả năm vẫn tăng trưởng mạnh mẽ so với năm ngoái.
Bằng phương pháp Residual Income và P/E với tỷ trọng 50 - 50, VFS đưa ra giá mục tiêu 24.700 đồng/cổ phiếu dành cho BSR, cao hơn 16,5% so với giá đóng cửa phiên 6/10. Do đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị mua đối với cổ phiếu BSR.
Tuy nhiên, cũng tồn tại một số rủi ro đối với khuyến nghị này, gồm rủi ro về dịch bệnh có thể kéo dài đến cuối năm khiến giá dầu thô giảm, nhu cầu đi lại trong nước giảm qua đó kéo lùi doanh thu. Đồng thời cũng tác động đến hàng tồn kho của BSR, có thể làm giá trị tăng nhanh dẫn đến nguy cơ dừng hoạt động nhà máy.
Mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (BTTTT) cho biết: “Nghị định đấu giá tần số để phát triển mạng 5G sẽ được Chính phủ phê duyệt vào quý IV/2021 và mạng 5G có thể được phủ sóng trong năm 2022”.
Trước đó, cuối tháng 6/2021, BTTTT cũng đã đề xuất tắt dần các mạng 2G và 3G bắt đầu từ năm 2022. Ngoài ra, kể từ khi Thông tư 43/2020/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, các thiết bị di động nhập khẩu phải sử dụng công nghệ tối thiểu mạng 4G.
Dựa trên diễn biến này, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel (UPCoM: CTR) sẽ là cơ hội đầu tư dài hạn với việc phát triển và xây dựng hạ tầng mạng 5G. Tuy nhiên, theo quan điểm của SSI, cần có các thông tư hướng dẫn chi tiết hơn về việc đấu giá tần số để phát triển 5G trước khi đưa ra các giả định tiếp theo.
Trong giai đoạn 2018 - 2020 vừa qua, thị phần thuê bao di động của Viettel đã tăng lên 54% trong năm 2020 - điều này cho thấy mức cải thiện 4% so với năm 2018. Trong khi đó, trong giai đoạn 2017 - 2019, thị phần thuê bao internet của Viettel đã tăng mạnh từ 31,4% lên 38,6%.
Vị thế dẫn đầu thị trường của Viettel có thể thúc đẩy tăng trưởng CTR đối với các phân khúc xây dựng viễn thông, vận hành cơ sở hạ tầng viễn thông và cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông. Tỷ suất lợi nhuận gộp của CTR có thể cải thiện từ 7,8% trong năm 2021 lên 10,5% trong năm 2023 (và cao hơn sau đó), phần lớn nhờ tỷ trọng cao hơn nhiều từ mảng cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông.
SSI sử dụng 100% phương pháp DCF cho CTR để phản ánh triển vọng dài hạn của công ty giai đoạn 2021-2025. Do rủi ro phụ thuộc vào tiến độ dự án 5G của Tập đoàn Viettel, công ty chứng khoán này cẩn trọng giả định tăng trưởng dòng tiền thuần của doanh nghiệp (terminal growth rate) là 1%.
SSI hiện đưa ra giá mục tiêu 1 năm cho CTR ở mức 88.900 đồng/cổ phiếu cùng với khuyến nghị trung lập, tuy nhiên công ty chứng khoán này cũng lưu ý rằng cần có các thông tư chi tiết hơn về việc đấu giá tần số để phát triển mạng 5G trước khi đưa ra các giả định tiếp theo.
Kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (HoSE: VCI) ghi nhận doanh thu đạt 1.661 tỷ đồng, tăng trưởng 110% cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 702 tỷ đồng, tăng trưởng 117%.
Tăng trưởng doanh thu chủ yếu được thúc đẩy bởi mảng tự doanh (tăng 82% cùng kỳ), mảng môi giới và cho vay ký quỹ cũng ghi nhận tăng trưởng doanh thu ấn tượng, lần lượt đạt 95% cùng kỳ và 58% cùng kỳ.
Năm 2021, VCI đặt mục tiêu doanh thu đạt 2.050 tỷ đồng (tăng 19%) và lợi nhuận sau thuế đạt 1.250 tỷ đồng (tăng 31% năm trước). Theo đó, mảng IB dự kiến sẽ ghi nhận lợi nhuận đạt hơn 400 tỷ đồng (gấp 4 lần so với cùng kỳ), lợi nhuận mảng tự doanh đạt 500 tỷ đồng (ngang bằng so với năm 2020) và lợi nhuận từ mảng môi giới và cho vay ký quỹ đạt 350 tỷ đồng (tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ).
Nhờ tình hình thị trường chứng khoán diễn ra rất thuận lợi trong 6 tháng đầu năm, ban lãnh đạo của VCI kỳ vọng doanh nghiệp sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra ngay trong quý III. VCI sẽ cùng cố vị trí dẫn đầu của mình trong mảng IB nhờ một loạt các thương vụ lớn sẽ được thực hiện trong năm nay trong các lĩnh vực như cho vay tiêu dùng, hàng tiêu dùng, bất động sản, logistics và nông nghiệp.
Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) kỳ vọng VCI sẽ vượt mạnh kế hoạch lợi nhuận đã đề ra trong năm 2021 với dự báo lợi nhuận trước thuế đạt 1.700 tỷ đồng (tăng 76%) nhờ diễn biến thuận lợi của thị trường thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của mảng tự doanh, môi giới và cho vay ký quỹ;
Một loạt các thương vụ IB lớn sẽ được thực hiện trong năm nay với giá trị lên tới hàng trăm triệu USD (trong 6 tháng đầu năm VCI chưa ghi nhận doanh thu từ hoạt động IB) và dự kiến sẽ được ghi nhận trong 6 tháng cuối năm. Bên cạnh đó, VCI cũng còn rất nhiều room để gia tăng dư nợ vay margin khi tỷ lệ dư nợ cho vay margin/VCSG của doanh nghiệp hiện đang ở mức 1,1 lần.
Trên thị trường, mức Stock Rating của VCI ở mức 88 điểm cho nên Yuanta duy trì đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của VCI đóng cửa tăng gần 7%, nhưng khối lượng giao dịch giảm nhẹ so với phiên trước đó. Điểm tích cực là đồ thị giá hồi phục trở lại trên đường trung bình 50 ngày.
Đồng thời, đồ thị giá đang trong trạng thái tích lũy quanh mức 50% fibonacci của nhịp tăng hình thành từ cuối tháng 7/2021 cho thấy rủi ro đã có dấu hiệu giảm dần. Ngoài ra, đồ thị giá tiến sát điểm mua ngắn hạn và nếu đồ thị giá vượt lên trên mức 60.450 đồng/cổ phiếu thì xu hướng tăng có thể sẽ được xác nhận. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn quan sát đối với cổ phiếu này.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.