Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, quý I vừa qua, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HoSE: VPB) ghi nhận lợi nhuận tăng mạnh lên mức 4.000 tỷ đồng, cao hơn 37,6% so với cùng kỳ năm trước, nhờ tăng trưởng tín dụng 2,8% so với đầu năm, NIM cải thiện (tăng 2,1 điểm phần trăm) và chi phí nhân sự giảm mạnh (giảm 28% so với cùng kỳ).
Cùng với đó, dư nợ cho vay tái cơ cấu lần đầu tiên giảm xuống kể từ quý II/2020. Tuy nhiên, có sự phân hóa khá rõ rệt giữa ngân hàng mẹ và FeCredit về chất lượng tín dụng. Trong khi ngân hàng mẹ có sự cải thiện rõ ràng hơn, FeCredit sẽ cần thêm một thời gian nữa để chất lượng tín dụng phục hồi trở lại.
Năm 2021, VPB đạt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 16.654 tỷ đồng (tăng 28% so với cùng kỳ) dựa trên tăng trưởng tín dụng 16,6%. Ngân hàng mẹ đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận khoảng 35-38% so với cùng kỳ.
Ngân hàng cũng đề xuất bán 15 triệu cổ phiếu (từ cổ phiếu quỹ hiện tại) cho nhân viên với giá 10.000 đồng/cổ phiếu; giá vốn bình quân của cổ phiếu quỹ VPB là 29.236 đồng/cổ phiếu.
Bên cạnh đó, VPB đã có kế hoạch phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược nước ngoài từ 2019, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn tất. Hiện tại, VPB đang đàm phán với một số đối tác và kỳ vọng quá trình này có thể hoàn thành vào cuối năm 2021 trong kịch bản lạc quan.
Nếu theo giả định của SSI, giới hạn sở hữu nước ngoài (FOL) sau đợt phát hành riêng lẻ này là 30% (từ mức hiện tại là 22,77%) và việc bán vốn sẽ được thực hiện ở mức định giá P/B từ 2 đến 2,5x, thì giá trị sổ sách (BVPS) khi đó sẽ tăng thêm từ khoảng 8% đến 12%.
Với nguồn doanh thu từ việc bán 49% cổ phần của FeCredit, khả năng đàm phán lại hợp đồng banca với AIA và lợi nhuận của năm 2021, tổng vốn chủ sở hữu của VPB dự kiến đạt khoảng 90 tỷ đồng vào cuối năm 2021.
Đáng chú ý, Chủ tịch HĐQT VPB cho biết ngân hàng có thể sẽ đề xuất tăng vốn điều lệ (sử dụng lợi nhuận để lại) lên ít nhất 75.000 tỷ đồng tại đại hội cổ đông năm 2022.
Nhìn chung, SSI cho rằng kế hoạch phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược nước ngoài sẽ có tác động tích cực đối với VPB. Với nguồn vốn mới từ việc bán vốn FeCredit và khả năng phát hành cổ phiếu mới này, hoạt động của VPB sẽ được cải thiện đáng kể.
SSI chuyển cơ sở định giá đến tháng 6/2022 và sử dụng BVPS trung bình của năm 2021 và 2022. Công ty chứng khoán này tính đến việc bán vốn 49% FeCredit cũng như khả năng phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài vào cuối năm 2021. Do đó, SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 70.850 đồng/cổ phiếu với tiềm năng tăng giá 19%.
Công ty Chứng khoán MB (MBS) vừa khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PET của Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí, giá mục tiêu là 24.100 đồng/cổ phiếu.
Khuyến nghị của MBS dựa trên cơ sở tiềm năng tăng trưởng cao từ ngành ICT, kết quả kinh doanh tăng mạnh nhờ phân phối các sản phẩm của Apple và giá dầu tăng cao hỗ trợ mảng cung ứng vận tải thiết bị và cung cấp dịch vụ hậu cần cho ngành dầu khí.
Bên cạnh đó, PET dự kiến chia cổ tức 2020 trong quý II/2021 với tỷ lệ 10%, tương ứng 1.000 đồng/cổ phiếu.
Được biết, sau khi trở thành đối tác phân phối ủy quyền các dòng sản phẩm chính hãng của Apple từ cuối tháng 5/2020, kết quả kinh doanh của PET đang ghi nhận mức tăng trưởng cao so với giai đoạn trước đó.
Trong nửa cuối năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tăng 78% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận trước thuế tăng 25%. Đà tăng này tiếp nối trong quý I/2021 với 4.213 tỷ đồng doanh thu và 81 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng tương ứng 48% và 75% so với cùng kỳ.
Theo PET, doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý I kỳ vọng tăng tương ứng 49% và hơn 100% so với cùng giai đoạn năm trước.
Trong khi đó, một yếu tố hỗ trợ khác cho PET là thị trường điện thoại và laptop Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh. Euromonitor dự báo sản lượng tiêu thụ của điện thoại thông minh tại Việt Nam đạt CAGR 7,4%/năm trong khi laptop đạt 1%/năm giai đoạn 2020-2025 nhờ xu hướng làm việc, học tập trực tuyến tăng dần sau giai đoạn bùng nổ của dịch, triển khai mạng 5G khiến nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh cao hơn trong cư dân và quy định về xử phạt đối với hàng hóa xách tay, không có hóa đơn, giấy tờ của hải quan theo Nghị định 98/2020 tạo lợi thế cạnh tranh cho các nhà phân phối được ủy quyền.
Giá dầu hồi phục tạo tiền đề cho hoạt động khai thác thăm dò dầu khí trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ 2021 dự báo tăng 6,6% so với cùng kỳ, kinh tế thế giới hồi phục nhờ dịch Covid-19 được kiểm soát trong nửa cuối năm 2021 và các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế được triển khai nhằm ứng phó tác động của dịch bệnh. Hiện giá dầu bình quân 2021 được dự báo ở mức 60 USD/thùng (tổng hợp từ Bloomberg).
Mặt khác, ban lãnh đạo PET đang đẩy mạnh hoàn tất thủ tục pháp lý dự án Cape Pearl và dự kiến có sổ đỏ cho dự án này trong 1-2 tháng tới. Doanh nghiệp cũng đang tìm kiếm đối tác phát triển dự án.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nâng khuyến nghị cho Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) từ khả quan lên mua, trên cơ sở cho rằng FPT là 1 trong những doanh nghiệp hưởng lợi sau dịch Covid-19 khi ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là chuyển đổi số trở nên quan trọng hơn trong hoạt động kinh doanh, tính liên tục và chiến lược của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, FPT Telecom có vị thế tốt để hưởng lợi từ nhu cầu giải trí tại nhà và trung tâm dữ liệu gia tăng.
Hiện VCSC tăng giá mục tiêu thêm 25% nhờ tăng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2021-2023 thêm tổng cộng 1% khi tăng dự báo cho mảng công nghệ thông tin trong nước. Cùng với đó, VCSC cập nhật giá mục tiêu đến giữa năm 2022 so với cuối năm 2021 như trước đây và giảm chi phí vốn chủ sở hữu dự phóng thêm 50 điểm cơ bản còn 12,5%.
Công ty chứng khoán này dự báo FPT sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 21% trong giai đoạn 2020-2023, được củng cố bởi các mảng xuất khẩu phần mềm, dịch vụ Vvễn thông và giáo dục.
Tuy nhiên, khuyến nghị này cũng tồn tại một số rủi ro như cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp viễn thông tích hợp cung cấp cả các dịch vụ băng thông rộng cố định và di động; dịch Covid-19 kéo dài ảnh hưởng đến chi tiêu công nghệ thông tin toàn cầu.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.