'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tòa thượng thẩm ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc hôm 26/12 cho biết công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg sẽ bị xét xử về tội buôn lậu ma túy vào ngày 29/12.
Theo cổng tin tức Runsky.com, lượng ma túy được Robert tuồn vào Trung Quốc “sẽ làm mọi người ngạc nhiên khi được tòa án công bố”.
Trung Quốc hiện vẫn duy trì mức án tử hình cho tội phạm ma túy. Theo luật pháp Trung Quốc, tội buôn bán, sản xuất 1kg opium, 50gr heroin hay methylaniline sẽ phải đối mặt với bản án cao nhất là tử hình, hoặc ít nhất là 15 năm tù giam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Canada (GAC) Richard Walker ngày 27/12 cho biết GAC đã theo dõi vụ việc này trong vài năm qua và đã tiến hành bảo hộ lãnh sự đối với công dân này. Theo đạo luật về quyền riêng tư, GAC không thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về vụ việc.
Theo một quan chức Chính phủ Canada, công dân Schellenberg bị bắt giữ tại Trung Quốc từ cuối năm 2014 và phiên tòa xét xử người này đã bắt đầu từ năm 2016.
Trước đó, năm 2009, Trung Quốc đã tử hình công dân người Anh Akmal Shaikh, vì tội buôn lậu 4kg heroin. Chính phủ Anh cố gắng can thiệp để trì hoãn bản án tử hình nhưng không thành công. Sự việc này đã khiến người Anh phẫn nộ vì Bắc Kinh không đánh giá sức khỏe tâm thần của nạn nhân.
Phiên xét xử ông Schellenberg diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Trung Quốc và Canada không ngừng leo thang căng thẳng trong thời gian gần đây.
Bắc Kinh hôm 20/12 xác nhận đã bắt giam công dân thứ ba của Canada là Sarah McIver vì "làm việc bất hợp pháp" tại nước này.
Trước đó hai công dân khác là cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor cũng đã bị bắt với cáo buộc “đe dọa an ninh quốc gia” của Trung Quốc.
Dù không có mối liên hệ chính thức nào được đưa ra giữa ba vụ bắt người, có những nghi ngờ cho rằng Trung Quốc đang bắt giữ người Canada để trả đũa vụ Ottawa bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Văn Chu hôm 1/12 theo yêu cầu của Mỹ.
Canada nhiều lần khẳng định vụ bắt Mạnh Văn Chu không phải hành động chính trị mà là một phần của quá trình tư pháp, phù hợp với hiệp ước dẫn độ giữa Ottawa và Washington. Bà Mạnh được tại ngoại hôm 11/12 trong khi chờ quyết định dẫn độ của Mỹ.
Các nhà quan sát nói rằng Canada đang ngày càng chịu thiệt hại ngoài dự kiến trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh cũng đang thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng thương mại với Washington.
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/12, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh “kiên quyết phản đối” các phát biểu của Canada, Mỹ và những quốc gia khác liên quan đến việc Bắc Kinh bắt giữ hai công dân Canada.
Bà Oánh cho rằng các công dân Canada đã “tham gia vào các hoạt động phá hoại an ninh quốc gia Trung Quốc” vì vậy việc họ bị bắt giữ là lẽ đương nhiên và các nước liên quan cần tôn trọng chủ quyền tư pháp của Trung Quốc.
Xem thêm >> Thổ Nhĩ Kỳ: Mỹ không có cơ hội ‘mổ xẻ’ S-400 mua từ Nga
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.