Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Khó có mức lãi suất chung cho tất cả
Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh, đây là việc cần thiết, giúp nhằm đẩy mạnh tín dụng ra nền kinh tế, giúp người dân và doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với vốn tín dụng hơn,
“Nhiệm vụ tín dụng là rất quan trọng và NHNN tập trung quyết liệt ngay từ đầu năm. Các ngân hàng phải công bố lãi suất cho vay để khách hàng biết và lựa chọn. Việc này không có chế tài phạt, nhưng người dân và doanh nghiệp sẽ biết và giám sát”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.
Tuy nhiên, chủ trương này ngay lập tức gây ra cảm giác “khó chịu” cho các ngân hàng, đại diện các TCTD cho rằng, khó thực hiện cho mọi đối tượng khách hàng và các kỳ hạn.
Ông Hồ Việt Nam Tiến, Tổng giám đốc LPBank cho biết, việc công bố lãi suất cho vay bình quân ngắn hạn đối với ngân hàng "không vấn đề gì", bởi mức chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra với khoản vay ngắn hạn không lớn, do đó khách hàng không phản ứng. Tuy nhiên, đối với các khoản cho vay trung và dài hạn, việc công khai lãi suất cho vay rất khó khăn cho ngân hàng.
Ông Tiến dẫn chứng: "Thời gian vừa rồi, chúng tôi đã giảm lãi suất 1,5% - 2%, có khách hàng được giảm tới 3%. Đến nay, có khách hàng vay lãi suất trung và dài hạn chỉ 10% - 11%/năm nhưng vẫn phản ứng với ngân hàng với lý do lãi suất huy động đầu vào hiện chỉ 6% - 7%/năm là cao nhất, thậm chí huy động kỳ hạn ngắn chỉ 2,7%. Nếu chúng tôi áp dụng công bố lãi suất cho vay bình quân của cả ngân hàng thì các khách hàng vay cũ sẽ phản ứng, tiếp tục đòi giảm lãi suất mà họ đang phải chấp nhận trả, mặc dù có thể trước đây 12 tháng, họ đã được ưu đãi. Đây là khó khăn với ngân hàng".
Do đó, Tổng giám đốc LPBank đề nghị, NHNN xem xét lại việc công bố lãi suất cho vay bình quân.
Ông Nguyễn Hưng - Tổng giám đốc TPBank cũng bày tỏ quan điểm: Lãi suất huy động trước giờ đã minh bạch. Với hoạt động cho vay, việc lãi suất cho vay quyết định bởi nhiều yếu tố từ quy mô khách hàng, dịch vụ khách hàng, lợi ích khách hàng, tính chất rủi ro, có tài sản bảo đảm hay không. Nếu đưa ra một mức lãi suất chung là không hợp lý. Do đó, các ngân hàng sẽ công bố lãi suất nhưng theo từng phân khúc, sản phẩm và loại hình rủi ro và theo thời hạn ngắn dài. "Công bố ra đảm bảo công khai minh bạch nhưng chỉ chung chung, còn tùy khách hàng thì có mức lãi suất phù hợp," ông Hưng nhấn mạnh.
Ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc MB cũng cho biết, với yêu cầu về công bố lãi suất cho vay bình quân theo Chỉ thị 01 của NHNN, các ngân hàng thương mại phải công bố công khai, chịu trách nhiệm về lãi suất cho vay bình quân và chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân trên website của từng ngân hàng, MB đã sẵn sàng hệ thống tính toán và dữ liệu để thực hiện việc công bố thông tin theo chỉ đạo.
Tuy nhiên, lãnh đạo MB đề xuất, NHNN có hướng dẫn chi tiết để các tổ chức tín dụng thực hiện thống nhất, trong đó mức lãi suất bình quân công bố nên tách theo kỳ hạn, đối tượng khách hàng để phù hợp thực tế triển khai tại các tổ chức tín dụng và yêu cầu của NHNN.
Không chỉ khối ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng quốc doanh cũng "than" khó khi công bố lãi suất cho vay bình quân. Ông Trần Long – Phó Tổng Giám đốc BIDV cho rằng, việc công bố lãi suất cho vay bình quân đối với khách hàng cá nhân là phù hợp nhưng đối với khách hàng tổ chức chưa thực sự phù hợp. Ông Long đề nghị, NHNN xem xét, hướng dẫn cách thức công bố hoặc định kỳ công bố những thông tin này sẽ phù hợp hơn đối với các tổ chức tín dụng.
Tổng giám đốc Vietcombank Nguyễn Thanh Tùng mong muốn, chỉ tập trung công khai lãi suất cho vay bình quân với khách hàng cá nhân. Bởi, khách hàng doanh nghiệp có đặc thù riêng, lãi suất phụ thuộc tổng thể vào lợi ích từ phía các tổ chức, nên mức lãi suất cũng sẽ không giống nhau, dẫn tới rất khó có mức bình quân.
Khó cũng phải công khai
Ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN đã có Chỉ thị 01 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ năm 2024, trong đó có chỉ đạo các TCTD công bố công khai và chịu trách nhiệm về lãi suất cho vay bình quân của từng TCTD và chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân trên website của từng TCTD. NHNN đã đề nghị các ngân hàng thương mại tổng kết đánh giá lãi suất để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ.
"Để tránh hiểu lầm khi công bố lãi suất bình quân, NHNN không giới hạn các TCTD công bố chi tiết các nhóm khách hàng, phân loại khách hàng... đó là thẩm quyền các TCTD" ông Phạm Chí Quang nói.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng nói thẳng, đại ú Thủ tướng đã chỉ đạo, ngành ngân hàng phải thực hiện. Vó là kỷ cương điều hành. Việc các TCTD không thực hiện công bố lãi suất cho vay bình quân, NHNN sẽ đánh giá và nền kinh tế, doanh nghiệp… cũng đánh giá, đặc biệt là dư luận đánh giá.
“Các ngân hàng đều phải công bố, vì đây không có phạm luật, cũng không có gì khó khăn. Đây là lãi suất bình quân chứ không phải lãi suất cho vay đối với từng doanh nghiệp. Trước mắt nếu các ngân hàng chưa thực hiện, NHNN chưa có chế tài nhưng dư luận sẽ có chế tài với từng tổ chức tín dụng vì trong thời gian qua có nhiều ngân hàng đưa ra mức lãi suất rất cao”, ông Tú nhấn mạnh.
Trước mong muốn chỉ công bố lãi suất cho vay bình quân ngắn hạn vì lãi suất này thấp, Phó Thống đốc bày tỏ không đồng ý với các quan điểm này và đề nghị các ngân hàng thực hiện tốt.
Theo các chuyên gia, việc công khai mặt bằng lãi suất cho vay cũng như lãi suất huy động là cần thiết nhằm gia tăng sự minh bạch, giúp khách hàng có cơ sở so sánh, lựa chọn. Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng có sự phân hóa khá rõ nét, tùy đối tượng vay cũng như giá vốn, nợ xấu… Nhiều doanh nghiệp cũng “than” lãi suất cho vay vẫn ở mức rất cao.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.