Công nghệ số hóa và đám mây: Yếu tố cốt lõi cho bản sắc Techcombank

Hoàng Ngân - 07/07/2023 16:33 (GMT+7)

(VNF) - Hành trình chuyển đổi số hóa dữ liệu lên cloud là bước ngoặt để biến đổi một tổ chức truyền thống, với tốc độ tăng trưởng theo cấp số cộng, sang một mô hình kinh doanh linh hoạt được dẫn dắt bởi công nghệ, với tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân.

VNF
Ông Alex Macaire, Giám đốc Khối Tài chính kế hoạch ngân hàng Techcombank

“Đây là sự thay đổi tư duy triệt để nhằm mang đến thành tựu thay đổi vượt trội cho ngành tài chính ngân hàng”, ông Alex Macaire, Giám đốc Khối Tài chính kế hoạch, Techcombank, đã có những chia sẻ liên quan đến vấn đề này.

- Chuyển đổi số đóng vai trò sống còn đối với mọi doanh nghiệp trong thời đại công nghệ ngày nay. Techcombank là ngân hàng tiên phong thực hiện chuyển đổi số và chuyển đổi dữ liệu lên đám mây (cloud), trên cương vị là giám đốc khối tài chính kế hoạch, ông có thể chia sẻ quan điểm về hành trình này?

Ông Alex Macaire: Khát vọng tiên phong chuyển đổi đã được xác lập ngay trong tầm nhìn chiến lược của Techcombank là “Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống”. Tầm nhìn này được chúng tôi hiện thực hóa, thông qua các chiến lược phát triển dựa trên ba trụ cột “Số hóa - Dữ liệu - Nhân tài”, trong đó tích hợp lên đám mây đóng vai trò bước ngoặt.  

Tiền tố của Techcombank bắt đầu bằng “Tech – Công nghệ”. Vì vậy, trong suốt 30 năm hoạt động, chúng tôi luôn xác lập vị trí dẫn dắt quá trình chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi số của ngành tài chính.

Với chi phí đầu tư cho công nghệ năm 2023 dự kiến vượt 100 triệu USD và hơn 1.000 nhân sự đang cống hiến toàn thời gian cho lĩnh vực công nghệ, số hóa và dữ liệu tại Techcombank, có thể nói đây là nguồn lực vô cùng lớn mà không phải tập đoàn nào, dù ngay cả trong ngành công nghệ, cũng có thể huy động được.

Tôi luôn cho rằng, công nghệ số hóa và đám mây (Cloud) không chỉ đơn thuần là một công cụ để đạt mục tiêu kinh doanh, mà ngược lại, đây chính là yếu tố cốt lõi thể hiện bản sắc của Techcombank.

- Cụ thể hơn, đâu là những thành tựu Techcombank đã đạt được trên hành trình chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ đám mây?

Như đã nói ở trên, nhờ các quyết định đầu tư chiến lược cho số hóa – dữ liệu, chúng tôi đã chuyển đổi thành công 43 hệ thống dữ liệu lên Cloud trong một năm qua. Cùng với đó, 10 nền tảng mới từ những công ty hàng đầu thế giới được tích hợp vào hệ thống Cloud của ngân hàng, và khá nhiều trong số đó là những nền tảng lần đầu tiên có mặt trên Cloud trong ngành ngân hàng tại Việt Nam.

Có nhiều chiến lược liên quan đến công nghệ đám mây, tại Techcombank chúng tôi áp dụng "Cloud First" trong mọi sáng kiến chiến lược và hoạt động, rút ngắn thời gian triển khai. Từ "Hồ dữ liệu" trên đám mây chúng tôi đã xây dựng và tiếp tục tinh chỉnh "Bộ não dữ liệu" cho toàn hàng, từ đó chúng tôi có thể chủ động nâng cao khả năng phê duyệt các khoản vay không tài sản bảo đảm, mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, đặc biệt là đối với các khách hàng cá nhân cao cấp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đây là chìa khóa giúp Techcombank dịch chuyển cách thức hoạt động, từ chỉ cung cấp những gì khách hàng yêu cầu, sang chủ động dự đoán nhu cầu và cung ứng giải pháp ngay cả trước khi khách hàng nghĩ đến điều đó. Chúng tôi chỉ có thể làm được điều này, nhờ quy trình bảo mật an ninh mạng cao nhất dựa trên nền tảng bảo mật Cloud của tập đoàn hàng đầu thế giới Amazon, và các cơ chế quản trị nội tại chặt chẽ.

Chúng tôi đã xây dựng quy trình phát hành thẻ tín dụng hoàn toàn tự động trên Cloud, và giảm thời gian phê duyệt từ vài ngày xuống chỉ còn vài giây ngay khi khách hàng hoàn tất đăng ký.

Thời gian chuẩn bị để triển khai một hoạt động mới của chúng tôi đã giảm rõ rệt, giúp cho một chiến dịch hoặc sáng kiến trước đây có thể tốn tới hàng tuần để triển khai, giờ đây có thể bắt đầu ngay lập tức trong vài ngày. Bộ phận công nghệ thông tin đang vận hành với năng suất được cải thiện hơn rất nhiều và thu nhập hoạt động trên mỗi nhân viên của chúng tôi đã tăng 40% kể từ năm 2020.

Chúng tôi vô cùng hào hứng khi tham gia hành trình chuyển đổi này và mong đợi chứng kiến những thành tựu thay đổi của Techcombank nói riêng, cũng như của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam nói chung.

- Chuyển đổi số giúp tạo ra đột phá về tư duy và cách vận hành của ngân hàng, song để hiện thực hóa thì cần cán bộ nhân viên phải thay đổi tương ứng về tư duy và cách làm việc. Điều đó được thể hiện như thế nào ở nhân lực của khối tài chính, thưa ông?

Sự thay đổi về mặt tư duy là rất quan trọng, bởi tựu chung, chính đội ngũ nhân sự Techcombank là nhân tố kiến tạo nên quá trình chuyển đổi của ngân hàng. Câu nói “bạn không biết những gì bạn không biết” đã được chính chúng tôi trải nghiệm, và từ đó phát hiện ra rằng, không có mô hình phù hợp với tất cả.

Do đó, chúng tôi không ngừng nâng cao kỹ năng cho toàn bộ đội ngũ, thúc đẩy quan hệ đối tác nội bộ mới trong toàn ngân hàng, ví dụ như giữa bộ phận tài chính kế hoạch và công nghệ thông tin.

Ở khối tài chính kế hoạch, các thành viên tham gia các chương trình tăng cường kỹ năng, các khóa học kỹ thuật số, và rất nhiều hoạt động đào tạo online và offline khác. Chúng tôi cung cấp những khóa học về chi phí Cloud, cách tính phí dịch vụ và cách xác định các điểm rơi/vùng trũng có thể cắt giảm chi phí cho toàn hàng.

Một quyết định chưa thấu đáo được đưa ra liên quan đến kế hoạch thử nghiệm, có thể khiến ngân hàng tiêu tốn hàng chục nghìn USD. Do đó, điều quan trọng là tạo ra nhận thức và thúc đẩy một tư duy phù hợp trong toàn bộ tổ chức.

- Theo ông, việc chuyển đổi mô hình chi tiêu cho công nghệ thông tin “là đầu tư tài sản cố định”, sang “là chi tiêu theo nhu cầu sử dụng” tác động như thế nào đến các chỉ số của ngân hàng?

Trong hầu hết các trường hơp, đặc biệt là với một hành trình chuyển đổi quy mô lớn, việc vốn hóa các chi phí công nghệ thông tin (tức chi cho tài sản cố định) là điều không thể tránh khỏi. Các hệ thống công nghệ thông tin tương đối đắt tiền. Nói chung, cách duy nhất có thể tạo ra sự ổn định trong kết quả kinh doanh là thông qua vốn hóa các chi phí và khấu hao dần trong các năm tiếp theo.

Tuy nhiên, khi đã chuyển đổi lên Cloud, một điều vô cùng thú vị là chúng ta không cần phải chi một khoản khổng lồ để sẵn sàng hạ tầng cho các nhu cầu trong tương lai, mà có thể trả tiền theo đúng nhu cầu sử dụng thực tế. Quá trình này điễn ra rất linh hoạt và chúng ta không còn phải lo lắng nhiều về tỷ lệ chi phí trên thu nhập của mình nữa.

Tuy nhiên, đây là một quá trình dài hạn và có thể sẽ không nhìn thấy kết quả ngay lập tức. Sẽ có một khoảng thời gian quá độ khi ngân hàng phải đồng thời chi trả cho các dịch vụ Cloud mới, trong khi vẫn khấu hao hạ tầng công nghệ trước đây.

Đây là điều mà chúng tôi đang quản trị và cũng là động lực để chúng tôi hoàn thành quá trình chuyển đổi sớm nhất có thể. Điều quan trọng là tính linh hoạt của hệ thống sẽ mang đến lợi thế to lớn và sau khi hoàn tất quá trình chuyển đổi ban đầu, chúng tôi có thể tận dụng lợi ích lâu dài của Cloud để tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn nhiều lần.

- Ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm đúc kết cho một CFO khi bắt đầu hành trình chuyển đổi lên Cloud?

Đầu tiên là phải hiểu rõ về “mục tiêu kỳ vọng đạt được”. Cái giá phải trả cho những nỗ lực chuyển đổi một cách nửa vời thường đắt gấp đôi so với khi bạn làm nó đúng cách. Ngay từ đầu, bạn phải truyền đạt tầm nhìn một cách rõ ràng cho nhân viên ở mọi cấp độ, và cung cấp những công cụ cần thiết để họ đạt được mục tiêu này.

Mối quan hệ hợp tác giữa khối tài chính và công nghệ thông tin rất quan trọng, vì nó không chỉ tối ưu hóa chuyên môn hợp nhất, mà còn khuyến khích sự phối hợp chặt chẽ và chia sẻ kiến thức trên toàn ngân hàng một cách rộng rãi hơn.

Cùng với đó, phải thực hiện các khoản đầu tư cần thiết, đặc biệt đối với chức năng FinOps (Financial Operations – cách tiếp cận quản lý chi phí đám mây dựa trên các nguyên tắc hoạt động tài chính) và phải có đủ khả năng giám sát việc sử dụng và nhu cầu trên các dịch vụ Cloud.

Điều này bao gồm cả việc thực hiện các khoản đầu tư cần thiết vào con người, vì, sự thiếu hụt về kỹ năng, ở bất kỳ cấp độ nào, là một trong những mối đe dọa chính đối với việc chuyển đổi Cloud, hay bất kỳ thay đổi lớn nào trong tổ chức.

Điều quan trọng nhất là nhận ra hành trình này xoay quanh việc chuyển đổi từ một tổ chức truyền thống, với tốc độ tăng trưởng theo cấp số cộng, sang một mô hình kinh doanh linh hoạt được dẫn dắt bởi công nghệ, với tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân. Đây là một sự thay đổi tư duy triệt để, và là cơ hội chỉ có một lần trong đời cho tất cả những ai tham gia vào quá trình tái định hình mô hình tài chính ngân hàng này.

- Xin cảm ơn ông!

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

'Quý II/2024, thời điểm vàng đầu tư cổ phiếu F&B'

(VNF) - VDSC cho rằng triển vọng lạc quan về hoạt động của ngành F&B trong năm 2024 vẫn chưa phản ánh đầy đủ lên diễn biến giá cổ phiếu F&B. Khi giá nông sản xác nhận xu hướng giảm trong năm 2024, giá cổ phiếu F&B sẽ cao hơn trong 12 tháng tới, quý II sẽ là thời điểm vàng để mua vào.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, sau APS, đến IDJ 'đổ vỡ' kế hoạch ĐHĐCĐ 2024

(VNF) - Đây là doanh nghiệp thứ hai trong hệ sinh thái Apec Group của ông Nguyễn Đỗ Lăng không thể tổ chức ĐHĐCĐ thường niên.

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

DN Việt thắt chặt quan hệ với đối tác thế giới, sẵn sàng nâng tầm quốc tế

(VNF) - Để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, đồng thời chinh phục mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng quan hệ với các đối tác chiến lược hàng đầu thế giới để sẵn sàng thay đổi, nâng cao năng lực để phát triển ngay từ sớm.

 'Số doanh nghiệp chết yểu gia tăng, tín dụng có dấu hiệu đông cứng'

'Số doanh nghiệp chết yểu gia tăng, tín dụng có dấu hiệu đông cứng'

(VNF) - Báo cáo mới nhất của VEPR chỉ ra, tín dụng có dấu hiệu đông cứng khi tăng trưởng tín dụng quý 1/2024 thấp nhất trong 10 năm qua dù lãi suất cho vay đã hạ rất thấp. Trong khi đó, số DN rút lui khỏi thị trường cao gấp 1,5 lần so với doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

Chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao thu gần 2 triệu USD mỗi ngày

Chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao thu gần 2 triệu USD mỗi ngày

(VNF) - Super Hi International, công ty điều hành chuỗi nhà hàng lẩu Trung Quốc Haidilao trên thị trường quốc tế, đã phát hành cổ phiếu công khai lần đầu tại Mỹ vào ngày 16/5.

Bãi đỗ xe thông minh trung tâm Đà Nẵng ế khách vì giá quá cao

Bãi đỗ xe thông minh trung tâm Đà Nẵng ế khách vì giá quá cao

(VNF) - Được xây dựng giữa trung tâm TP. Đà Nẵng nhưng bãi đỗ xe thông minh số 166 Hải Phòng với 173 vị trí đỗ xe chỉ lác đác được mấy xe vào gửi. Nguyên nhân chính khiến bãi đỗ xe này ế khách là do giá quá cao.

Chặn 'sóng' giá vàng: Không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền

Chặn 'sóng' giá vàng: Không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền

(VNF) - Theo TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng VEPR, lại lịch sử để thấy rằng không cần nhập khẩu, không cần phá độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC, chênh lệch giá vàng vẫn có những giai đoạn dài được kiểm soát, giá vàng trong nước và thế giới đồng pha gần như tuyệt đối.

Bắc Giang mở thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

Bắc Giang mở thêm cụm công nghiệp rộng 75ha

(VNF) - Cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái vừa được Bắc Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 75ha tại huyện Hiệp Hoà.

Nắm bắt xu hướng lớn để phát triển kinh tế số

Nắm bắt xu hướng lớn để phát triển kinh tế số

(VNF) - Kinh tế số đã chứng minh khả năng phục hồi và phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Với sự phát triển của các công nghệ mới như AI, 5G và Internet vạn vật (IoT), kinh tế số sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới và khẳng định vị thế là động lực chính cho sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.

Bộ Công An, Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước thanh tra kinh doanh vàng

Bộ Công An, Thanh tra Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước thanh tra kinh doanh vàng

(VNF) - Ngân hàng nhà nước (NHNN) vừa ban hành quyết định về việc thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.