'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Ngày 19/8, BlackBerry công bố kế hoạch tái xuất với sản phẩm smartphone kết nối 5G dự kiến ra mắt vào năm 2021.
Sau một thời gian bị cho là bên bờ vực xóa sổ do không thể cạnh tranh với các đối thủ Apple và Google, ngày 19/8, BlackBerry công bố kế hoạch tái xuất với sản phẩm smartphone kết nối 5G dự kiến ra mắt vào năm 2021.
Theo thông báo, công ty OnwardMobility có trụ sở tại bang Taxas (Mỹ) sẽ liên kết với FIH - công ty con của tập đoàn công nghệ Foxconn có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), để thiết kế và sản xuất điện thoại thông minh BlackBerry sử dụng hệ điều hành Android của Google và kết nối mạng 5G.
Giám đốc điều hành của OnwardMobility, ông Peter Franklin cho biết mẫu điện thoại BlackBerry mới sẽ được trang bị bàn phím vật lý, có tính năng bảo mật cao mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Theo ông Franklin, sản phẩm đánh dấu sự trở lại của BlackBerry trên thị trường smartphone hướng đến nhóm khách hàng làm việc từ xa đang ngày càng gia tăng.
Dự kiến, mẫu điện thoại này sẽ ra mắt tại thị trường châu Âu và Bắc Mỹ.
Hồi đầu năm nay, BlackBerry thông báo thỏa thuận hợp tác sản xuất smartphone giữa hãng này và tập đoàn điện tử TCL của Trung Quốc sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 8.
Theo đó, TCL sẽ không tiếp tục tham gia thiết kế, sản xuất hoặc bán điện thoại của BlackBerry. (Xem thêm)
Nhiều người dùng phản ánh không thể tải file lên dịch vụ lưu trữ Google Drive hoặc gửi thư có tệp đính kèm qua Gmail.
Việc gián đoạn bắt đầu được ghi nhận từ trưa 20/8, theo giờ Việt Nam. Sự cố diễn ra ở cả Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới, trong đó một số khu vực bị ảnh hưởng nặng là Ấn Độ, Nhật, Australia.
Tình trạng trên không xảy ra với mọi người dùng. Một số người dùng Gmail và Google Drive cho biết, khi thử chuyển sang sử dụng một email khác, việc gửi và nhận vẫn diễn ra bình thường.
Google chưa xác nhận sự cố. Tuy nhiên, trên trang thông tin về các dịch vụ của mình, Google hiển thị trạng thái "Gián đoạn" với hàng loạt dịch vụ như Gmail, Drive, Docs, Chat, Meet, Keep, Voice. (Xem thêm)
Ngày 18/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 để triển khai công tác phòng, chống dịch.
Về tình hình dịch bệnh trong nước, Ban Chỉ đạo khẳng định các biện pháp ứng phó với ổ dịch ở Đà Nẵng đã phát huy hiệu quả. Các ổ dịch Đà Nẵng, Quảng Nam đang được kiểm soát. Số ca mắc giảm dần trong những ngày gần đây.
Các địa phương Quảng Nam, Quảng Ngãi và một số tỉnh miền Trung cũng đang tăng cường truy vết, xét nghiệm, xác định các yếu tố nguy cơ để triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh.
Nhận định dịch bệnh còn kéo dài, Ban Chỉ đạo nhấn mạnh phải tiếp tục nâng cao cảnh giác trong thời gian dài với những biện pháp để chung sống an toàn với dịch bệnh. Tất cả các cơ quan phải có văn bản hướng dẫn, quán triệt lại và tổ chức kiểm tra việc thực hiện.
Cũng tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo thống nhất giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu, trao đổi, thống nhất các nội dung về kỹ thuật, pháp lý, cơ chế kinh tế để trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành quy định mang tính bắt buộc chủ thuê bao di động cài đặt các ứng dụng (khai báo y tế điện tử, NCOVI, Bluezone) trên điện thoại thông minh (theo lộ trình phù hợp) để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, tất cả vì lợi ích chung của cộng đồng.
Bên cạnh các biện pháp định vị mềm nêu trên để nâng cao hiệu quả truy vết những trường hợp nghi ngờ, cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm triển khai biện pháp định vị cứng của một số nước tiên tiến đã áp dụng cho một số đối tượng có nguy cơ cao như đeo vòng điện tử... (Xem thêm)
Chiều 18/8, trao đổi với VietnamFinance, đại diện Samsung Việt Nam khẳng định: "Thông tin về việc Samsung có thể chuyển một phần sản xuất smartphone từ Việt Nam sang Ấn Độ là không đúng sự thật. Hiện tại, các nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung đặt tại Bắc Ninh và Thái Nguyên đang hoạt động bình thường mà không có liên quan gì đến sự điều chỉnh sản lượng sản xuất của nhà máy tại Ấn Độ".
Vị đại diện này cũng nhấn mạnh Samsung Việt Nam vẫn luôn giữ vững vai trò quan trọng là cứ điểm sản xuất toàn cầu của tập đoàn này.
Trước đó, báo giới đồng loạt đưa tin về việc Samsung đang có kế hoạch sản xuất smartphone trị giá 40 tỷ USD tại Ấn Độ. Trong tổng số smartphone trị giá 40 tỷ USD mà Samsung có kế hoạch sản xuất tại Ấn Độ trong 5 năm tới, các thiết bị có giá xuất xưởng 200 USD có thể chiếm hơn 25 tỷ USD.
Được biết, sau 12 năm, khởi đầu với mức đầu tư 670 triệu USD cho nhà máy SEV năm 2008, hiện Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 17,3 tỷ USD, tăng gấp 26 lần.
Tính đến nay, Samsung tại Việt Nam có 6 nhà máy và 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), trong đó SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu, SEHC (TP.HCM) là nhà máy điện tử gia dụng lớn nhất tại Đông Nam Á và SVMC là trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại Đông Nam Á. (Xem thêm)
Đây là một trong những nội dung quan trọng được quy định tại Nghị định số 91/2020/NĐ-CP về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác vừa được Chính phủ ban hành.
Nghị định 91 quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và quy định về quảng cáo bằng tin nhắn, thư điện tử và gọi điện thoại; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và bổ sung quy định xử lý vi phạm hành chính về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Theo nghị định, người sử dụng các dịch vụ điện tử, viễn thông sẽ được bảo vệ bằng 8 biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Trong đó, Chính phủ quy định rõ việc xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn và xây dựng bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Nghị định cũng cho phép thực hiện theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Nghị định cũng quy định rõ việc phải áp dụng công nghệ cao, hiện đại như xử lý dữ liệu lớn (Bigdata), trí tuệ nhân tạo (AI) vào các hệ thống chặn, lọc tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet. Đây là một điểm rất mới so với cách quản lý truyền thống trước đây nhằm đạt hiệu quả trong việc xử lý hàng trăm triệu tin nhắn rác…
Đáng chú ý, nghị định quy định rõ các nhà quảng cáo không được phép gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong danh sách không quảng cáo hoặc người sử dụng không đồng ý nhận quảng cáo trước đó.
Trường hợp người sử dụng từ chối nhận quảng cáo hoặc không trả lời sau khi nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo đầu tiên, người quảng cáo không được phép gửi bất kỳ tin nhăn đăng ký quảng cáo hoặc tin nhắn quảng cáo nào đến số điện thoại đó.
Phải chấm dứt việc gửi đến người sử dụng nhận các tin nhắn cáo, thư điện tử quảng cáo hoặc thực hiện gọi điện thoại quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chôi của người sử dụng. (Xem thêm)
Bộ TT&TT vừa phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức họp báo phát động giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2020.
Phát biểu tại buổi họp báo, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: “Đây là lần đầu tiên chúng ta tổ chức một giải thưởng mang tầm quốc gia về sản phẩm công nghệ số với quy mô lớn trên toàn quốc, quy tụ mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong giới ICT nước nhà. Đây cũng là giải thưởng cao nhất trong Ngành được Bộ TT&TT và VCCI tổ chức".
Phần thưởng lớn nhất của giải thưởng là Bộ TT&TT sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp trong các hoạt động như quảng bá, hỗ trợ kết nối thị trường, xây dựng khung pháp lý thuận lợi, kết nối các nhà đầu tư trong và ngoài nước để các sản phẩm công nghệ số có thị trường rộng lớn hơn và đi xa hơn.
Bộ trưởng nhấn mạnh năm nay có một điểm đặc biệt là vừa phòng chống Covid-19 vừa phát triển kinh tế nên các sản phẩm công nghệ số phục vụ phòng chống Covid-19 hiệu quả, các nền tảng số hỗ trợ học tập, làm việc, sinh hoạt trên môi trường số sẽ được quan tâm xem xét.
Người đứng đầu Bộ TT&TT bày tỏ nếu không có “Make in Vietnam”, Việt Nam khó trở thành quốc gia phát triển, không thể đi ra nước ngoài, không thể có những đóng góp cho sự phát triển của nhân loại.
"Thuận lợi của Make in Vietnam là các doanh nghiệp của Việt Nam đã có đủ thời gian làm gia công cho nước ngoài, từ thiết kế thuê modul đến các sản phẩm trọn vẹn. Điều cần nhất của chiến lược Make in Vietnam là có vấn đề cần giải quyết. Vấn đề có thể do chính phủ, do doanh nghiệp, do xã hội đặt ra. Do đó, đưa vấn đề của mình ra khỏi nhà mình, bài toán của mình ra khỏi nhà của mình, chính là cách tốt nhất để thúc đẩy Make in Vietnam", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Người đứng đầu Bộ TT&TT cũng cho rằng thị trường với quy mô 100 triệu dân của Việt Nam chính là thế mạnh cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp Việt Nam. Vì không ai hiểu người Việt Nam, hiểu nhu cầu Việt Nam hơn người Việt Nam.
Do đó, các doanh nghiệp công nghệ số cần chủ động, không trông chờ vào các chính sách, cơ chế, cần tập trung nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm, giải pháp đáp ứng nhu cầu của thị trường 100 triệu dân này. (Xem thêm)
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.