'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ đánh bạc online nghìn tỷ, hội đồng xét xử TAND Cấp cao tại Hà Nội đề nghị công an tiếp tục điều tra làm rõ Công ty TNHH MTV Sàn giao dịch BĐS Sài Gòn Anpha có liên quan đến hành vi rửa tiền của Phan Sào Nam (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần VTC truyền thông trực tuyến - VTC Online), nếu có hành vi vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo hồ sơ vụ án, trong giai đoạn Rikvip (từ 18/4/2015 đến 8/2016), để có tiền nộp vào các tài khoản của đại lý tổng "Skyline" và "Worlbank69", Phan Sào Nam trực tiếp liên hệ, thỏa thuận với Nguyễn Trọng Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Logich, sử dụng ợp đồng đã có sẵn giữa hai công ty để "xử lý" tiền cho VTC Online, với chi phí 0,9% trên tổng doanh số.
Nguyễn Trọng Thắng chỉ đạo nhân viên lập đơn hàng, xuất hóa đơn khống cho Công ty VTC Online nhằm giúp cho công ty này rút được tiền mặt từ doanh thu tổ chức đánh bạc. Sau khi Công ty VTC Online thanh toán tiền qua chuyển khoản, nhân viên Công ty Logich rút tiền từ tài khoản Công ty nộp vào các tài khoản cá nhân theo yêu cầu của Nam, là các tài khoản của đại lý tổng "Skyline" và "Worldbank69"....
Theo yêu cầu của Phan Sào Nam, từ ngày 1/3/2016 đến ngày 2/8/2016, Nguyễn Trọng Thắng còn chỉ đạo nhân viên Công ty cổ phần Logich chuyển 216,5 tỷ đồng vào tài khoản cá nhân của Đỗ Thế Sơn (SN 1975, trú tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP Hà Nội).
Sau đó, Sơn chuyển vào tài khoản cá nhân dì ruột Phan Sào Nam là Phan Thu Hương (SN 1961, trú tại Khu đô thị Nam Thăng Long, phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) để gửi tiết kiệm và mua bất động sản.
Quái chiêu rút tiền từ việc tổ chức đánh bạc của Phan Sào Nam không qua mặt được cơ quan điều tra. Ảnh: Zing.
Ngoài ra, để có tiền nạp vào tài khoản "Syline", tiền chi cho các khoản không được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và sử dụng cá nhân, Phan Sào Nam liên hệ với Huỳnh Trọng Văn, Giám đốc Công ty ODS, để nhờ Văn xử lý giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng cách mua hóa đơn đầu vào với chi phí 10% trên tổng giá trị ghi trên hóa đơn.
Theo đó, từ ngày 24/8/2015 đến ngày 17/2/2017, Huỳnh Trọng Văn bán cho Công ty Nam Việt 22 hóa đơn GTGT khống với tổng doanh số là hơn 80 tỷ đồng; bán 14 hóa đơn GTGT khống cho Công ty VTC Online với doanh số là hơn 5,7 tỷ đồng.
Văn cho người rút ra và chuyển lại vào tài khoản Vũ Hà Phương (Kế toán Công ty Nam Việt) hơn 78 tỷ đồng, còn lại Công ty ODS hưởng lợi hơn 7,8 tỷ đồng.
Cũng trong thời gian này, Phan Sào Nam còn giao cho Phan Anh Tuấn (Giám đốc Công nghệ VTC Online) tìm mối để xử lý chi phí cho Công ty VTC Online. Theo đó, có một khoản tiền đối tác nhận xử lý chuyển về tài khoản Vũ Hà Phương nhưng Phương hoàn toàn không biết nội dung. Tổng cộng trong giai đoạn này, số tiền xử lý được chuyển về tài khoản của Vũ Hà Phương là hơn 87 tỷ đồng.
Sau khi nhận số tiền trên, theo sự chỉ đạo của Phan Sào Nam, Vũ Hà Phương chuyển tiền vào các tài khoản của cá nhân, trong đó có 6 tỷ đồng chuyển vào tài khoản Phan Thu Hương là dì ruột của Phan Sào Nam. Một phần chuyển vào 4 công ty là Công ty cổ phần BITPRO, công ty FINTECH, Công ty Ấn tượng Hạ Long, Vịnh Xanh Hạ Long để góp vốn trong tổng số gần 93 tỷ đồng.
Số tiền góp vốn Công ty Nam Việt và Công ty BITPRO sau đó được sử dụng mua 3 ô tô (1 xe KIA Rondo; 1 xe KIA Sedona; 1 xe Rangrover BKS) cho Nam và cấp dưới sử dụng.
Cơ quan tố tụng làm rõ, ngoài số tiền chuyển qua Đỗ Thế Sơn để chuyển đến Phan Thu Hương, Phan Sào Nam còn chỉ đạo Lê Văn Kiên, Bùi Thị Ngân, Vũ Hà Phương chuyển vào tài khoản của Đỗ Thế Sơn số tiền 5,52 tỷ đồng; chuyển vào tài khoản số tải khoản Hương với tổng số tiền hơn 14 tỷ đồng.
Trong đó chuyển từ tài khoản cá nhân của Vũ Hà Phương là 6 tỷ đồng, chuyển từ tài khoản Công ty Phúc Minh và cá nhân Vũ Đình Giáp (Công ty Phúc Minh) nộp tiền tổng số hơn 8 tỷ đồng.
Tổng cộng Phan Sào Nam chỉ đạo nhân viên và đối tác chuyển vào tài khoản của Phan Thu Hương (dì ruột của Nam), số tiền hơn 236 tỷ đồng và nhờ Hương kinh doanh sinh lời. Nhận được số tiền trên, Phan Thu Hương gửi tiết kiệm ngắn hạn, sau đó rút ra mua vàng, USD rồi bán kiếm lời.
Số tiền có được từ hành vi tổ chức đánh bạc, Phan Sào Nam và dì ruột mua hàng chục căn hộ của Công ty TNHH MTV Sàn giao dịch BĐS Sài Gòn Anpha ở Villa Park (quận 9, TP.HCM). Ảnh: Chu Ký
Đến tháng 11/2016, Phan Thu Hương sử dụng 1 phần nguồn tiền này và tiền vốn tích cóp được mua 5 căn hộ tại TP.HCM, với giá gần 28,5 tỷ và nhờ Phí Quang Hưng (bạn Nam) đứng tên giấy tờ nhà.
Đến đầu năm 2017, Phan Thu Hương tiếp tục sử dụng số tiền Nam chuyển và tiền của bản thân mua căn nhà số 45 Lê Quý Đôn (phường 7, quận 3, TP.HCM) với giá 270 tỷ đồng để đầu tư sinh lời.
Khi được Cơ quan điều tra triệu tập hỏi về nội dung trên, Phan Thu Hương không thừa nhận đang giữ số tiền mà Phan Sào Nam do phạm tội mà có. Bà cho rằng số tiến đó là Nam trả nợ cho Hương vì Nam vay trước đó, nhưng không có căn cứ gì để chứng minh.
Tuy nhiên sau khi bị khởi tố và bắt giam, Phan Thu Hương khai báo bản thân có hành vi che giấu cho bị can Phan Sào Nam vì tình cảm dì cháu và nuôi Phan Sào Nam từ nhỏ nên không muốn Nam bị vào vòng lao lý.
Số tiền thu lợi bất chính từ hành vi đánh bạc online, Phan Sào Nam sử dụng nhiều phương án để rửa tiền, trong đó có đầu tư vào bất động sản.
Theo cáo buộc, Phan Sào Nam mua của Công ty TNHH MTV Sàn giao dịch động sản Sài Gòn Anpha hai căn nhà P2,P3 (đứng tên Hoàng Thành Trung, nhưng do Phan Sào Nam thanh toán).
Phan Sào Nam cũng mua 11 căn nhà tại khu dân cư Villa park, gồm: A6, A7, P11, P15, M7, D2, E2, E3, H16, L6 và L7 của Công ty TNHH MTV Sàn giao dịch bất động sản Sài Gòn ANPHA. Tài sản đứng tên Phí Quang Hưng, nhưng do Phan Sào Nam thanh toán.
Dì ruột của Phan Sào Nam mua của Công ty TNHH MTV Sàn giao dịch bất động sản Sài Gòn Anpha 5 căn nhà tại khu dân cư Villa park, gồm: Nhà A8, A9, A10, A11 và A16. Tài sản đứng tên Phí Quang Hưng, nhưng do Phan Thu Hương chuyển tiền thanh toán. Số tiền của Hương có được do Nam chỉ đạo chuyển cho dì từ thu lời tổ chức đánh bạc như đã nói trên.
Hiện, các tài sản trên đã bị cơ quan điều tra phong tỏa. Nhà M9, M10 (ở đường 1A, khu phố 2, phường Phú Hữu, quận 9, TP.HCM) của Phan Sào Nam bị kê biên. Căn nhà số 45, Lê Quý Đôn, phường 7, quận 3, TP.HCM, trị giá tài sản mua bán theo hợp đồng là 270 tỷ đồng do dì ruột Nam đứng tên cũng bị kê biên.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.