Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo tờ Business Insider, phán quyết trên do Bộ phận tại châu Âu của Ủy ban Phán quyết Phái sinh Tín dụng (CDDC) đưa ra ngày 11/4. Hạn trả lãi suất số trái phiếu này là 14/3.
Như vậy, Công ty Đường sắt Nga đã trở thành công ty chính thức đầu tiên vỡ nợ ở Nga kể từ khi xảy ra cuộc chiến ở Ukaraine vào cuối tháng 2.
CDDC là ủy ban gồm các tổ chức tài chính và các tổ chức này họp để quyết định xem một công ty có vỡ nợ hay không. Phán quyết từ ủy ban là bước quan trọng để giúp các nhà đầu tư trong hợp đồng bảo hiểm nợ xấu. Đây là các hợp đồng đóng vai trò bảo hiểm trước các khoản vỡ nợ và giúp các nhà đầu tư nhận được các khoản thanh toán.
Bất chấp phán quyết, Công ty Đường sắt Nga đã lập luận trong một tuyên bố đưa ra ngày 12/4 rằng họ đã hoàn thành nghĩa vụ đối với trái phiếu đồng franc Thụy Sĩ trị giá 268 triệu USD, vì họ đã cố gắng thanh toán nhưng đã bị chặn do các lệnh trừng phạt.
Các công ty và Chính phủ Nga đã bị hạn chế nghiêm trọng khả năng thanh toán các khoản nợ bằng ngoại tệ do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Mỹ và các đồng minh đã ngăn Ngân hàng Trung ương Nga tiếp cận 600 tỷ USD dự trữ ngoại tệ và trực tiếp trừng phạt các công ty Nga, trong đó có Công ty Đường sắt Nga.
Tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ đã ngăn Chính phủ Nga thanh toán các khoản nợ bằng đồng USD bằng tài khoản tại các ngân hàng Mỹ, khiến mối quan hệ tài chính của hai nước càng thêm căng thẳng.
Goldman Sachs, Bank of America và Deutsche Bank nằm trong số các ngân hàng bỏ phiếu nhất trí cho rằng Công ty Đường sắt Nga đã không trả được nợ.
Công ty Đường sắt Nga cho biết trong hồ sơ của Thụy Sĩ vào tháng 3 rằng họ đã cố gắng thực hiện các khoản thanh toán, nhưng đã bị chặn.
Một cuộc tranh luận tương tự đang diễn ra về việc liệu Chính phủ Nga có vỡ nợ hay không sau khi họ tìm cách thực hiện khoản thanh toán 650 tỷ USD cho hai loại trái phiếu bằng đồng USD vào tuần trước, nhưng đã bị Bộ Tài chính Mỹ chặn.
Các bên đã đề nghị CDDC đưa ra phán quyết về việc liệu Chính phủ Nga có đang trong tình trạng vỡ nợ hay không. Nga vẫn còn 22 ngày trong thời gian gia hạn 30 ngày để thực hiện khoản thanh toán bằng USD. Dù vậy, cơ quan xếp hạng S&P cho biết khó có khả năng Nga thực hiện được nghĩa vụ nợ.
Trước đó, Điện Kremlin cho biết sẽ nộp đơn kiện lên tòa án nếu phương Tây dồn ép họ vào cảnh vỡ nợ với lý do không đáp ứng nghĩa vụ thanh toán đối với trái phiếu châu Âu (Eurobond).
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ nộp giấy tờ thanh toán cho tòa để xác nhận nỗ lực trả nợ bằng cả ngoại tệ và đồng ruble. Quá trình này không hề dễ dàng”.
Theo quan chức trên, Bộ Tài chính Nga cho đến nay vẫn chưa có kế hoạch thâm nhập thị trường nợ trong nước hoặc nước ngoài vì chi phí đi vay sẽ cao ngất. Theo ông, niềm tin của Nga đối với các khoản vay bên ngoài, trong đó có đồng euro và đồng USD, đã bị suy giảm. Bộ trưởng Tài chính Nga cho biết tổng nợ công của đất nước lên tới khoảng 21.000 tỷ ruble và 20% trong số đó là các nghĩa vụ đối ngoại vốn đã được trả bằng đồng ruble. Ông Siluanov dự báo tỷ trọng nợ nước ngoài của Nga sẽ giảm.
Vỡ nợ được coi là “khoảng tối” của các nền kinh tế trên toàn cầu. Vỡ nợ xảy ra khi người đi vay không thể trả lãi hoặc gốc cho khoản nợ của mình khi đến hạn thanh toán. Các chính phủ vay tiền bằng cách phát hành trái phiếu. Các nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước, mua những trái phiếu đó và nhận được cam kết sẽ được trả tiền lãi.
Việc không thanh toán dẫn đến vỡ nợ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, đó là lý do tại sao chính phủ các nước thường làm mọi cách để tránh kịch bản này. Nga đã không bị vỡ nợ kể từ năm 1917.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.