'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
BYD có trụ sở tại Thâm Quyến đã bán được 641.000 xe trong 6 tháng đầu năm, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm trước, theo hồ sơ của công ty.
Con số này vượt trội hơn so với tổng doanh số 564.000 chiếc xe Tesla bán ra trong 2 quý vừa qua, với lý do được nêu ra là khó khăn do chuỗi cung ứng và doanh số bán hàng ở Trung Quốc bị gián đoạn sau khi các hoạt động của công ty bị ảnh hưởng bởi việc phong toả phòng dịch.
Sự trỗi dậy của BYD nhấn mạnh vị thế ngày càng vững chắc của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, lợi thế quy mô và chi phí trên phần lớn chuỗi cung ứng cho xe điện, pin và năng lượng gió và mặt trời.
Jeff Chung, nhà phân tích ô tô của Citigroup, đánh giá hiệu suất kinh doanh của BYD là “vô cùng ấn tượng”.
Nhiều mẫu xe của BYD là xe plug-in hybrid, sử dụng pin lớn ngoài động cơ truyền thống để có hành trình dài hơn, nhưng được tính là xe “không phát thải” theo quy tắc bán hàng của Trung Quốc.
BYD, thuộc sở hữu của tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú huyền thoại Warren Buffe, cũng đã vượt qua LG của Hàn Quốc để trở thành nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai thế giới, sau Công nghệ Amperex Đương đại của Trung Quốc, được gọi là CATL.
Theo SNE Research, BYD đã vượt qua LG Energy về thị phần hàng tháng kể từ tháng 4. Điều này một phần là do sự gián đoạn tại nhà máy của Tesla ở Thượng Hải sau khi thành phố đông dân nhất của Trung Quốc buộc phải đóng cửa 2 tháng để ngăn chặn làn sóng ca nhiễm Covid-19.
Tesla, cùng với một loạt các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc bao gồm Li Auto, Xpeng và Nio, bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc phong toả hơn so với BYD, do các nhà máy của công ty này hầu như không có trụ sở tại các khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh.
Các nhà phân tích coi sự trỗi dậy của ngành công nghiệp ô tô nội địa Trung Quốc là tiền đề cho sự thay đổi mang tính kiến tạo trên thị trường ô tô toàn cầu khi các nhà sản xuất ô tô điện tử của Trung Quốc bắt đầu tập trung vào thị trường xuất khẩu.
Năm ngoái, Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, đã xuất khẩu hơn nửa triệu xe điện, tăng hơn gấp đôi so với năm trước.
Tuy nhiên, khoảng 1/3 lượng xe xuất khẩu của Trung Quốc vào châu Âu là các thương hiệu châu Âu do Trung Quốc sở hữu, chẳng hạn như Volvo Cars và MG Motor, trong khi chỉ 2% đại diện cho các thương hiệu Trung Quốc, theo các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator. Gần một nửa số xe xuất khẩu là của Tesla và 14% còn lại là từ các công ty liên doanh của châu Âu tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Tu Le, giám đốc điều hành của nhóm cố vấn Sino Auto Insights, cho biết BYD đang “khai thác trên tất cả các động cơ”, với các sản phẩm bao phủ nhiều phân khúc thị trường xe điện quan trọng.
CEO Sino Auto Insights cũng kỳ vọng BYD sẽ sớm thách thức các nhà sản xuất ô tô nước ngoài ngay trên sân nhà của họ, đặc biệt là tại Mỹ. “Họ sẽ thực hiện một số động thái thực sự tích cực để vươn ra quốc tế”, ông Le nói.
Xem thêm >> Ford, GM sẽ vượt Tesla về doanh số xe điện vào năm 2025?
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.