Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Khi lãi suất tăng và giá tài sản sụt giảm, các nhà đầu tư sẽ cố gắng xác định những mắt xích yếu nhất trong hệ thống tài chính toàn cầu. Mỗi thị trường lao dốc đều tạo ra những quốc gia nạn nhân và các doanh nghiệp nạn nhân.
Giai đoạn 1997-1998, nền kinh tế Thái Lan đã chứng kiến quỹ đầu cơ LTCM sụp đổ. Trong khi đó, Iceland và Lehman Brothers là nạn nhân của cuộc khủng hoảng 2008-2009.
Theo tạp chí The Economist (Anh), trong cuộc khủng hoảng hiện nay, quốc gia nạn nhân là Vương quốc Anh, nơi đồng tiền giảm giá và ngân hàng trung ương đã phải can thiệp vào thị trường trái phiếu để cứu trợ hệ thống quỹ lương hưu, bởi những người quản lý các quỹ này đã đặt cược rằng sự biến động sẽ tiếp tục ở mức thấp.
Giờ đây, một số người tin rằng doanh nghiệp nạn nhân của đợt bán tháo lớn năm 2022 trên thị trường đã được phát hiện: Credit Suisse, một tập đoàn Thụy Sỹ chuyên về quản lý tài sản, ngân hàng tư nhân và ngân hàng đầu tư.
Cổ phiếu của Credit Suisse đã giảm 55% trong năm nay và các khoản hoán đổi vỡ nợ tín dụng của tập đoàn - thước đo nguy cơ vỡ nợ, đã tăng lên. Hai cảnh báo đỏ này là quen thuộc với bất kỳ ai đã chứng kiến các công ty Phố Wall gặp khó khăn trong giai đoạn 2008-2009.
Phiên bản khủng hoảng niềm tin đối với một ngân hàng năm nay cũng đi kèm với một bước ngoặt mới, đó là vòng xoáy của những tin đồn ác ý và bịa đặt trên Twitter cùng nhiều nơi khác.
Cụm từ "quá lớn để sụp đổ” (too-big-to-fail) đã xuất hiện liên tục trên truyền thông. Tuy nhiên, tuyên bố trên bảng tin rằng Credit Suisse là "nạn nhân tiếp theo" của khủng hoảng có ý nghĩa hay không? Ở cấp độ cao, ý tưởng rằng một ngân hàng lớn, ngân hàng “bóng tối” hoặc công ty đầu tư có thể gặp khó khăn là chính đáng. Hệ thống tài chính đã trở nên quen với mức lãi suất chạm đáy 15 năm.
Cuộc săn lùng lợi tức đã khiến các công ty bảo hiểm và các quỹ khác đưa vào danh mục đầu tư các tài sản có thời hạn dài, những thứ rất nhạy cảm với việc lãi suất tăng. Các ngân hàng Mỹ đã cắt giảm hoạt động cho vay khi các quy định ngày càng chặt chẽ hơn và thay vào đó một hệ thống tín dụng dựa trên thị trường đã xuất hiện để xử lý hàng nghìn tỷ USD nợ chất lượng thấp. Đã có một số vụ vỡ nợ quy mô trung bình, bao gồm quỹ đầu cơ Archegos và ngân hàng Greensill.
Hơn nữa, Credit Suisse đã hoạt động yếu kém và gặp khó khăn trong một thời gian. Tập đoàn đã phải chịu nhiều vụ bê bối về quản lý rủi ro và tuân thủ quy định, bao gồm cả việc bị tổn thất bởi Archegos và Greensill. Các cấp quản lý hàng đầu của ngân hàng này đã chạy xoay vòng.
Tuy nhiên, ở hầu hết các khía cạnh khác, tình trạng của Credit Suisse không giống như chấn tâm của một vụ nổ tài chính theo cách mà Lehman Brothers hay công ty bảo hiểm AIG đã từng.
Thay vì tăng trưởng tràn lan được thúc đẩy bởi tham vọng quá mức, bảng cân đối kế toán của Credit Suisse đã liên tục thu hẹp trong thập kỷ qua khi tính theo USD, vì ngân hàng này đã thu hẹp quy mô của mình xuống loại hai trong hệ thống tài chính toàn cầu. Ngày nay, Credit Suisse là công ty tài chính niêm yết lớn thứ 54 trên thế giới tính theo tài sản.
Các vấn đề của Credit Suisse là bản chất và ở một mức độ nào đó là biểu hiện quá thận trọng trong quản lý chứ không phải sự liều lĩnh. Credit Suisse sở hữu một bộ phận ngân hàng đầu tư dưới chuẩn cần phải thu hẹp hoặc đóng cửa. Theo kết quả của quý II, bộ phận này đã tiêu tốn 30% tài sản được điều chỉnh theo rủi ro và có chi phí hàng năm là 8 tỷ USD, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu âm 14%.
Kinh nghiệm cay đắng từ các công ty như Deutsche Bank và Royal Bank of Scotland cho thấy rằng việc thu hẹp một ngân hàng đầu tư cũng giống như ngừng hoạt động một lò phản ứng hạt nhân: nguy hiểm và tốn kém. Các nhân viên ngân hàng giỏi rời đi và hoạt động kinh doanh cạn kiệt nhanh hơn việc cắt giảm chi phí và thoát ra khỏi các hợp đồng dài hạn, dẫn đến thua lỗ.
Mối quan tâm chính của các nhà đầu tư là những khoản lỗ tiềm ẩn này có thể lớn đến mức Credit Suisse sẽ phải tăng vốn chủ sở hữu để đảm bảo có đủ vốn hỗ trợ các hoạt động kinh doanh vốn đang diễn ra khá lành mạnh của mình hay không.
Để giảm chi phí đi vay, Credit Suisse sẽ phải thuyết phục các nhà đầu tư rằng họ có một đề xuất tốt nhằm thu hẹp quy mô của bộ phận ngân hàng đầu tư mà không phải chịu khoản lỗ trả trước lớn. Credit Suisse dự kiến công bố kế hoạch này vào ngày 27/10.
Cho đến nay, ít nhất Credit Suisse không phải là ví dụ của một mô hình kinh doanh mà trong đó sự vượt trội và bùng nổ ngoạn mục của tập đoàn chứa đựng một sự điên rồ rộng lớn trên thị trường.
Thay vào đó, Credit Suisse là một ví dụ về một công ty tương đối yếu đang chịu áp lực khi các điều kiện tài chính thắt chặt và nền kinh tế yếu đi.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng còn chưa thấy hồi kết, sẽ còn rất nhiều công ty nạn nhân như thế này trong các ngành công nghiệp khác. Trong khi đó, việc săn lùng “công ty nạn nhân lớn” trên các thị trường sẽ vẫn tiếp diễn.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.