Cuộc cải tổ chính phủ Mỹ: Gọn, mạnh, nhanh!
(VNF) - Trong ba lần tranh cử chức tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đều kêu gọi kiểm soát thâm hụt ngân sách liên bang và tinh gọn bộ máy chính phủ. Và ngay khi chính thức tiếp quản Nhà Trắng trong nhiệm kỳ thứ 2, Tổng thống Trump đã bắt tay với tỷ phú Elon Musk để tiến hành một “cuộc cách mạng” nhằm cải tổ bộ máy liên bang khổng lồ.
- Nhiều cơ quan chủ chốt thách thức ‘tối hậu thư’ của tỷ phú Elon Musk 24/02/2025 10:05
Sứ mệnh của DOGE
Ban Hiệu quả Chính phủ (hay DOGE) được thành lập theo sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Được lãnh đạo bởi tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk, sứ mệnh của DOGE là làm cho chính phủ tinh gọn và hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm tiền của người nộp thuế và giảm nợ quốc gia của Mỹ, hiện ở mức 36 nghìn tỷ USD.
Nhiều thành viên trong DOGE là các kỹ sư trẻ tuổi đến từ Thung lũng Silicon (Silicon Valley). Một số người đã làm việc tại các công ty của tỷ phú Musk như SpaceX hay The Boring Company, những người khác từng là kỹ sư phần mềm, nhà đầu tư mạo hiểm hoặc thậm chí là thư ký luật cho các thẩm phán Tòa án Tối cao. Là một tổ chức tạm thời, DOGE dự kiến sẽ hoàn thành công việc của mình vào ngày 4/7/2026.

Vào tháng 1/2025, tỷ phú Elon Musk tuyên bố ông có thể giúp giảm ít nhất 1.000 tỷ USD thâm hụt ngân sách liên bang mặc dù mục tiêu 2.000 tỷ USD mới là "kết quả tốt nhất" mà DOGE hướng tới.
Đồng thời, vị CEO của nhiều doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ cũng nói rằng ông muốn chấm dứt "chế độ chuyên chế của bộ máy quan liêu", điều mà ông mô tả là nhánh thứ tư của chính phủ chống lại chương trình nghị sự của Tổng thống Trump.
Không rõ DOGE đã giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho đến nay, mặc dù tài khoản mạng xã hội X của đơn vị này thường xuyên cập nhật thông tin ăn mừng về những thành tựu trong cắt giảm ngân sách liên bang.
Trong lần xuất hiện chung tại Phòng Bầu dục vào trung tuần tháng 2/2025, Tổng thống Trump và tỷ phú Elon Musk đã thông báo rằng DOGE đã phát hiện ra "hàng tỷ USD lãng phí, gian lận và lạm dụng" trong vài tuần đầu tiên.
Mới đây, DOGE đã tới làm việc với các quan chức cấp cao của Bộ Giáo dục Mỹ. Nhóm đã nhanh chóng cắt giảm nguồn ngân sách rót vào các hoạt động của bộ này, ước tính khoản ngân sách tiết kiệm được lên tới gần 1 tỷ USD.
Gần 10.000 nhân viên chính phủ bị sa thải
Tỷ phú Elon Musk đã cử các thành viên DOGE đến ít nhất 16 cơ quan chính phủ, nơi họ có thể truy cập vào các hệ thống máy tính có thông tin tài chính, nhân sự nhạy cảm và cho nhân viên “về nhà”.
Email chấm dứt hợp đồng đã được gửi tới các nhân viên ở khắp các phòng ban, chủ yếu là những nhân viên mới được tuyển dụng vẫn đang trong thời gian thử việc, tại các cơ quan như Bộ Giáo dục, Cục Quản lý doanh nghiệp nhỏ, Cục Bảo vệ tài chính người tiêu dùng và Tổng cục Quản lý dịch vụ công…
Bộ Cựu chiến binh, đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cựu chiến binh, cho biết họ đã sa thải hơn 1.000 nhân viên đang trong thời gian thử việc, trong khi Cơ quan Lâm nghiệp Mỹ chuẩn bị sa thải hơn 3.400 người.
Trong một tuyên bố, Bộ Cựu chiến binh cho biết việc sa thải sẽ "tiết kiệm cho bộ hơn 98 triệu USD mỗi năm” và họ sẽ chuyển hướng tất cả các nguồn lực đó trở lại để chăm sóc sức khỏe, tăng các chế độ phúc lợi và dịch vụ cho những người thụ hưởng chính sách.
Cuộc cải tổ chính phủ liên bang của DOGE vẫn đang tiếp tục mở rộng khi các trợ lý của ông Musk lần đầu tiên đến cơ quan thuế liên bang, Sở Thuế vụ và các đại sứ quán Mỹ được yêu cầu chuẩn bị cho việc cắt giảm nhân sự.

Ông Trump đã bảo vệ nỗ lực này, nói rằng chính quyền liên bang đã phình quá to và quá nhiều tiền bị lãng phí và gian lận. Chính quyền liên bang Mỹ có khoản thâm hụt 1,8 nghìn tỷ USD vào năm ngoái và có sự đồng thuận từ lưỡng đảng về nhu cầu cải cách chính quyền.
Theo số liệu của chính phủ Mỹ, khoảng 280.000 nhân viên chính phủ dân sự được tuyển dụng cách đây chưa đầy 2 năm, hầu hết vẫn đang trong thời gian thử việc, điều này khiến họ dễ bị sa thải hơn.
Hai nguồn tin cho biết, tất cả nhân viên thử việc tại Văn phòng Quản lý Nhân sự liên bang (OPM) đã bị sa thải trong một cuộc họp nhóm vào trung tuần tháng 2 và được yêu cầu rời khỏi trụ sở chính của cơ quan này tại Washington.
"Cơ quan nhận thấy rằng bạn không đủ điều kiện để tiếp tục làm việc vì khả năng, kiến thức và kỹ năng của bạn không phù hợp với nhu cầu hiện tại và hiệu suất làm việc của bạn không đủ để tiếp tục làm việc cho cơ quan", các lá thư gửi tới ít nhất 45 người thử việc tại Cục Quản lý doanh nghiệp nhỏ của Mỹ (SBA) nêu rõ.
Một nhân viên của Cục Dịch vụ tổng hợp Mỹ (GSA) cho biết anh chỉ còn một tháng nữa là hết thời gian thử việc và đã nhận được đánh giá hiệu suất làm việc xuất sắc. Nhưng trong tuần này, chàng thanh niên trẻ đã nhận được thông báo anh có tên trong danh sách bị sa thải.
"Cho đến hai tuần trước, đây thực sự là công việc mơ ước. Bây giờ, nó đã trở thành cơn ác mộng thực sự vì những gì đang diễn ra. Tôi có con nhỏ và phải trả tiền thế chấp", người này chia sẻ với Reuters.
OPM trước đó cho biết khoảng 75.000 nhân viên đã chấp nhận khoản đền bù để nghỉ việc tự nguyện. Tổng số nhân viên nói trên tương đương hơn 3% của 2,3 triệu nhân viên dân sự liên bang. Hiện chương trình này đã đóng cửa và không tiếp nhận thêm đơn đăng ký.
Những thách thức pháp lý
Ngay khi các vụ sa thải bắt đầu, một nhóm gồm 14 tiểu bang đã đệ đơn kiện liên bang tại Washington cáo buộc Tổng thống Trump bổ nhiệm ông Musk một cách bất hợp pháp, trao cho ông "quyền hạn pháp lý không bị kiểm soát" mà không được Quốc hội Mỹ cho phép.
Các tiểu bang đang tìm cách ngăn chặn DOGE sa thải nhân viên và truy cập dữ liệu tại Văn phòng Quản lý Nhân sự liên bang cùng với 6 cơ quan liên bang giám sát các dịch vụ y tế và nhân sinh, giáo dục, năng lượng, giao thông vận tải, lao động và thương mại.
Hầu hết nhân viên công chức chỉ có thể bị sa thải hợp pháp vì thành tích kém hoặc hành vi sai trái, họ có quyền kháng cáo và tiến hành thủ tục tố tụng hợp pháp nếu bị sa thải một cách tùy tiện.
Các tiểu bang này đã đệ đơn kiện để vô hiệu hóa các “hành động vi hiến” của DOGE và ngăn chặn họ thực hiện bất kỳ hành động nào trong tương lai như đóng băng nguồn tài trợ liên bang, truy cập dữ liệu của cơ quan và tiếp quản các cơ quan.
Họ đã nêu chi tiết cách tỷ phú Elon Musk và các nhân viên của DOGE "đi lang thang khắp chính phủ liên bang", truy cập thông tin nhạy cảm, kiểm soát các hoạt động của cơ quan và loại bỏ các chương trình trong nhiều tổ chức, bao gồm các Bộ Giáo dục, Lao động và Tài chính, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) và Cục Bảo vệ tài chính người tiêu dùng.
Trước đó, DOGE và tỷ phú Elon Musk đã nỗ lực "xóa sổ USAID" sau khi quan chức Bộ Ngoại giao phát hiện khoản chi 153 triệu USD bị coi là bất thường.
"Quyền lực dường như vô hạn và không bị kiểm soát của ông Musk nhằm cắt giảm lực lượng lao động của chính phủ và xóa bỏ toàn bộ các bộ phận chỉ bằng một nét bút hoặc một cú nhấp chuột là chưa từng có. Quyền lực toàn diện hiện được trao cho một cá nhân không được bầu và không được xác nhận là trái ngược với toàn bộ cấu trúc hiến pháp của quốc gia", các nguyên đơn nêu rõ.
Các nguyên đơn giải thích rằng hành động của DOGE đã gây tổn hại cho họ vì phần lớn nguồn tài trợ liên bang mà đơn vị này can thiệp đều được phân bổ cho các tiểu bang của họ.
Những người chỉ trích cũng đặt câu hỏi về cách tiếp cận cứng rắn của tỷ phú Elon Musk, người đã có được “sức mạnh vô song” trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Donald Trump.
DOGE của tỷ phú Elon Musk tuyên bố tiết kiệm 55 tỷ USD cho chính phủ Mỹ
- Trung Quốc nói Đài Loan muốn ‘tặng’ ngành công nghiệp chip cho Mỹ 26/02/2025 04:50
- TT Trump tung ‘thẻ vàng’ thị thực: Chi 5 triệu USD để thành công dân Mỹ 26/02/2025 02:49
- Ukraine chấp nhận ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ giữa sức ép từ Nga 26/02/2025 08:51
Doanh nghiệp Trung Quốc tăng tốc tích trữ chip Nvidia trước khi Mỹ 'xuống tay'
(VNF) - Các công ty Internet hàng đầu của Trung Quốc đã tích trữ hàng tỷ USD chip trí tuệ nhân tạo H20 của Nvidia trong năm nay trước khi Mỹ siết xuất khẩu các lô hàng linh kiện này vào tháng 4, theo Nikkei Asia.
Khi lòng yêu nước thành động lực, nhà đầu tư Trung Quốc ‘ra trận’
(VNF) - Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang trở thành mặt trận mới trong cuộc đối đầu thương mại với Mỹ. Các nhà đầu tư cá nhân Trung Quốc không chỉ tham gia thị trường chứng khoán để sinh lời, mà còn là hành động sát cánh cùng đất nước trong “cuộc chiến không khói súng” đang leo thang với Mỹ.
Nhật Bản: Gái mại dâm đổ ra đường vì suy thoái kinh tế, du lịch tình dục 'nở rộ'
(VNF) - Nhiều phụ nữ trẻ Nhật Bản buộc phải bán dâm trên đường phố để mưu sinh trong bối cảnh suy thoái kinh tế và chi phí sinh hoạt leo thang. Làn sóng khách du lịch nước ngoài, đặc biệt từ Hàn Quốc, Trung Quốc và phương Tây, đang đổ về khu giải trí Kabukicho ở trung tâm Tokyo sau khi bị “dẫn lối” bởi các video nhạy cảm trên mạng xã hội.
Đồng USD mất giá, người giàu Mỹ đua nhau mở tài khoản ở Thụy Sĩ
(VNF) - Ngày càng nhiều người giàu ở Mỹ muốn mở tài khoản ngân hàng tại Thụy Sĩ nhằm đa dạng hóa đầu tư, tránh phụ thuộc vào đồng USD mất giá.
TT Trump kêu gọi Fed hạ lãi suất ngay lập tức, USD lao dốc
(VNF) - Ngày 22/4, đồng USD giao dịch gần mức thấp nhất trong ba năm. Diễn biến này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục có những phát biểu công kích nhằm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), làm gia tăng tâm lý bất ổn trong giới đầu tư về triển vọng kinh tế Mỹ.
Bị Trung Quốc từ chối, máy bay Boeing được hàng không châu Á săn đón
(VNF) - Trong bối cảnh chiếc Boeing thứ 2 vừa từ Trung Quốc quay đầu về Mỹ do ảnh hưởng bởi căng thẳng thuế quan thì hàng loạt hãng hàng không châu Á đang “đánh tiếng” rằng họ sẵn sàng tiếp nhận.
Mỹ áp thuế lên tới 3.403,96% với pin mặt trời từ Đông Nam Á
(VNF) - Bộ Thương mại Mỹ ngày 21/4 thông báo mức thuế quan lên tới 3.403,96% sẽ được áp dụng đối với pin và tấm pin mặt trời nhập khẩu từ Đông Nam Á nhưng chủ yếu được sản xuất tại các nhà máy do Trung Quốc sở hữu. Đây là một đòn giáng nữa vào hàng hóa Trung Quốc khi chính quyền Mỹ siết chặt hoạt động nhập khẩu.
Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, một quốc gia hưởng lợi lớn
(VNF) - Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang, Brazil nổi lên như một đối tác xuất khẩu nông sản hàng đầu của Bắc Kinh, thay thế vai trò trước đây của Mỹ trên thị trường đậu tương và ngô.
Thêm máy bay Boeing bị Trung Quốc 'trả' về Mỹ giữa căng thẳng thuế quan
(VNF) - Thêm một chiếc Boeing 737 MAX vừa rời Trung Quốc để quay trở lại Mỹ, chỉ vài tuần sau khi được đưa sang đây nhằm chuẩn bị bàn giao cho một hãng bay Trung Quốc. Đây là chiếc thứ hai trong vòng hai ngày thực hiện hành trình ngược chiều này, trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan giữa Washington và Bắc Kinh tiếp tục leo thang, phủ bóng lên tương lai các hợp đồng mua bán máy bay giữa hai bên.
Trung Quốc cảnh báo đáp trả các nước ủng hộ chiến lược cô lập Bắc Kinh
(VNF) - Trung Quốc khẳng định sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả tương ứng đối với những quốc gia hợp tác trong chiến lược cô lập Bắc Kinh của Mỹ. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp.
Doanh nghiệp Trung Quốc giả nhãn 'Made in Korea' để né thuế Mỹ
(VNF) - Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bị phát hiện giả mạo nhãn “Made in Korea” với hàng hóa xuất khẩu nhằm tránh mức thuế cao dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đáng chú ý, giá trị vi phạm trong quý I/2025 đã gần chạm ngưỡng của cả năm 2024.
Mỹ tăng thuế, máy bay quay đầu: Boeing đối mặt thách thức lớn tại Trung Quốc
(VNF) - Việc Trung Quốc tạm dừng tiếp nhận máy bay Boeing không chỉ đẩy nhà sản xuất Mỹ vào thế khó tại thị trường chiến lược, mà còn làm dấy lên lo ngại về tương lai của chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Malaysia Airlines sẵn sàng mua lại máy bay Boeing nếu Trung Quốc từ chối
(VNF) - Tập đoàn Hàng không Malaysia (Malaysia Aviation Group - MAG) đang đàm phán với Boeing về khả năng tiếp nhận các máy bay mới nếu các hãng hàng không Trung Quốc ngừng nhận bàn giao, Giám đốc điều hành MAG cho biết với hãng tin nhà nước Bernama.
Loạt quốc gia châu Á mua năng lượng Mỹ để giảm thâm hụt thương mại
(VNF) - Nhiều quốc gia châu Á đang tăng cường nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt từ Mỹ nhằm giảm thặng dư thương mại và tránh bị áp thuế cao từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hỗn loạn tại Sở Thuế vụ Mỹ: Elon Musk đối đầu Bộ trưởng Tài chính
(VNF) - Chỉ trong một tuần, vị trí lãnh đạo của Sở Thuế vụ Mỹ đổi chủ đến 3 lần. Vụ việc cho thấy những mâu thuẫn nội bộ trong chính quyền Tổng thống Trump.
Các tập đoàn công nghệ thành 'mũi phản công' của Trung Quốc trước thuế Mỹ
(VNF) - Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang và nền kinh tế trong nước chững lại, hàng loạt tập đoàn công nghệ Trung Quốc như Alibaba, JD.com, Tencent và Pinduoduo đang tiên phong hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu chuyển hướng sang tiêu thụ nội địa.
Trung Quốc - Campuchia ký thỏa thuận 1,2 tỷ USD đầu tư kênh đào Phù Nam
(VNF) - Trung Quốc và Campuchia ký thỏa thuận gần 1,2 tỷ USD phát triển kênh đào Phù Nam Techo, nhân chuyến thăm Campuchia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
'Mục sở thị' căn biệt thự vừa được bán với giá kỷ lục của tỷ phú Jeff Bezos
(VNF) - Mới đây, tỷ phú Jeff Bezos đã bán một siêu biệt thự bên hồ ở Seattle với giá 63 triệu USD, lập kỷ lục căn nhà đắt nhất từng được bán tại bang Washington, Mỹ.
Mỹ siết xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc: Huawei đến thời hồi sinh?
(VNF) - Chính quyền Mỹ vừa ban hành các biện pháp siết chặt xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc, gây ra lo ngại lớn cho các nhà sản xuất chip Mỹ như Nvidia, AMD và Intel, khi doanh số tại thị trường Trung Quốc giảm sút. Tuy nhiên, chính những hạn chế này lại tạo ra cơ hội vàng cho Huawei – gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, khi hãng này có thể vươn lên chiếm lĩnh thị trường chip AI toàn cầu.
14+ người con và 'sứ mệnh cao cả' của tỷ phú Elon Musk
(VNF) - Theo Wall Street Journal (WSJ), tỷ phú Elon Musk đang theo đuổi một kế hoạch kỳ lạ và tham vọng: Tạo ra một “quân đoàn” con cái để chuẩn bị cho ngày tận thế.
TT Trump muốn rút khỏi đàm phán Nga - Ukraine: Gây sức ép hay dấu hiệu thất vọng?
(VNF) - Gần 100 ngày sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tỏ ra mất kiên nhẫn với tiến trình đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine. Trong tuyên bố mới nhất ngày 18/4, ông Trump cảnh báo rằng Mỹ có thể rút khỏi vai trò trung gian nếu không có dấu hiệu rõ ràng về tiến triển trong các cuộc hòa đàm đang được Washington thúc đẩy.
Cuộc chơi LNG: Trung Quốc quay lưng với Mỹ, xích lại gần Nga
(VNF) - Thay vì phụ thuộc vào nguồn cung từ Mỹ, Trung Quốc đang tích cực mở rộng hợp tác với Nga, quốc gia hiện là nhà cung cấp LNG lớn thứ ba cho nước này.
Boeing rút máy bay khỏi Trung Quốc giữa lúc căng thẳng leo thang
(VNF) - Trong bối cảnh quan hệ thương mại Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng, tập đoàn Boeing đã bất ngờ đưa một số máy bay khỏi cơ sở hoàn thiện tại Trung Quốc và chuyển ngược về Mỹ.
Tránh đòn thuế quan, Indonesia cam kết mua thêm 19 tỷ USD hàng Mỹ
(VNF) - Indonesia cam kết chi tới 19 tỷ USD để mua thêm các sản phẩm năng lượng và nông nghiệp của Mỹ trong bối cảnh mức thuế quan 32% đang cận kề.
Mỹ ra đòn mới trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc
(VNF) - Chính quyền Mỹ vừa công bố kế hoạch áp phí cảng với tàu Trung Quốc, một động thái nhằm tái khởi động ngành đóng tàu nội địa và thách thức sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực vận tải biển.
Doanh nghiệp Trung Quốc tăng tốc tích trữ chip Nvidia trước khi Mỹ 'xuống tay'
(VNF) - Các công ty Internet hàng đầu của Trung Quốc đã tích trữ hàng tỷ USD chip trí tuệ nhân tạo H20 của Nvidia trong năm nay trước khi Mỹ siết xuất khẩu các lô hàng linh kiện này vào tháng 4, theo Nikkei Asia.
Trải nghiệm 70km cao tốc Vân Phong – Nha Trang vừa đưa vào khai thác
(VNF) - Cao tốc Vân Phong – Nha Trang dài hơn 83km, vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, trong đó hơn 70km vừa được đưa vào khai thác để phục vụ người dân dịp lễ 30/4-1/5.