'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Sự hiện diện ngày càng nhiều của các công ty chứng khoán (CTCK) có vốn Hàn Quốc đã và đang hình thành một “thế lực” tái tạo "cuộc chơi" mới trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Tổng số CTCK Hàn Quốc hiện diện trên TTCK Việt Nam hiện nay đã tiến lên con số 8, dự kiến sẽ còn tăng thêm.
Việc có quá nhiều CTCK nước ngoài “đổ bộ” vào TTCK Việt Nam đã tạo nên áp lực nặng nề với các CTCK nội trong "cuộc chiến" thị phần. Trong vòng 3 năm gần đây, doanh thu môi giới của các CTCK có vốn ngoại tăng mạnh từ 4,6% lên 12% và trong danh sách doanh nghiệp có thị phần lớn nhất sàn chứng khoán đã xác nhận những cái tên như Mirae Asset hay KIS Việt Nam.
"Vũ khí" cạnh tranh của các CTCK có vốn Hàn Quốc là mức cho vay ký quỹ (margin) hấp dẫn. Có thể kể đến như Chứng khoán KB Việt Nam, ban đầu chỉ dành gói ưu đãi miễn lãi suất margin chỉ là 200 tỷ đồng nhưng đến nay đã tăng lên 500 tỷ đồng vì thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư cá nhân.
Hay như trong quý II vừa qua, dư nợ của Mirae Asset lên tới hơn 8.500 tỷ đồng, hơn tổng hai công ty nội lớn nhất là SSI và HSC cộng lại. Theo thống kê, cũng trong vòng 3 năm qua, thị phần margin của khối CTCK ngoại đã tăng từ 8% lên 31,5%.
Để bắt kịp với nhóm các CTCK ngoại, nhiều CTCK nội cũng đã triển khai các gói ưu đãi lãi suất để cạnh tranh như Chứng khoán dầu khí PSI với mức 10,5%/năm, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) 9%/năm, Tân Việt (TVSI) là 8,8%/năm.
Theo ông Lê Đức Khánh - Giám đốc phân tích CTCK VPS, trong bối cảnh nguồn vốn dư thừa tại các ngân hàng rất lớn cũng như áp lực ảnh hưởng của Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính, chứng khoán, các CTCK nội bắt buộc phải cạnh tranh đưa ra các sản phẩm hấp dẫn, thu hút khách hàng để lấy lại thị phần và vị thế.
Tuy nhiên, bên cạnh áp lực cạnh tranh về thị phần, các CTCK Hàn Quốc còn đang tạo nên "cuộc chiến" giành giật nhân sự - là chất xám, là thông tin và tập khách hàng. Thời gian qua đã xuất hiện một trường hợp gần như toàn bộ nhân sự của một chi nhánh thuộc CTCK nội chuyển sang làm cho CTCK có vốn ngoại.
Một cuộc cạnh tranh về phí giao dịch cũng đang diễn ra song song. Theo thống kê, tỷ lệ phí giao dịch trung vị sau khi giữ ở mức 0,19% một thời gian dài đã liên tục giảm trong các năm gần đây.
Đặc biệt, sau quy định không yêu cầu mức tối thiểu phí giao dịch, nhiều CTCK trong nước đã áp dụng cả chính sách không phí giao dịch để cạnh tranh.
Theo nhận định của giới chuyên gia, ngay trong những tháng cuối năm 2020 và năm 2021, cuộc cạnh tranh trong khối các CTCK sẽ diễn ra ngày càng khốc liệt hơn và mang tính sống còn.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Chứng khoán SSI, về lâu về dài, chiến lược ưu đãi sẽ không phải là bước đi bền vững vì sự chênh lệch tài chính giữa khối CTCK nội và ngoại, lợi thế cạnh tranh lớn nhất vẫn phải là chất lượng và uy tín dịch vụ.
“Chúng ta phải đưa ra những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất để kết nối nhà đầu tư với các tổ chức phát hành. Trong giai đoạn đầu, có thể những ưu đãi về lãi suất, phí có thể hấp dẫn nhà đầu tư nhưng nếu các chiến lược này không xuất phát từ việc xây dựng uy tín lâu dài, đồng hành cùng nhà đầu tư thì có thể tự đào thải. Cuối cùng, ở đâu có uy tín, mang lại sự đảm bảo cho nhà đầu tư thì ở đó sẽ có sức cạnh tranh tốt nhất”, ông Hưng nhấn mạnh.
Đặc biệt, trong bối cảnh một loạt sản phẩm, nghiệp vụ mới đang được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng các sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán thúc đẩy triển khai như bán chứng khoán chờ về, bán khống, mua bán chứng khoán trong ngày... đặt ra các yêu cầu cao về "sức khỏe" tài chính mà các CTCK phải đáp ứng mới được phép tham gia triển khai.
Nhận định của ông Hưng là hoàn toàn có có cơ sở, khi trong kỳ báo cáo tài chính vừa qua, nhiều CTCK đã bộc lộ những điểm yếu trong "sức khỏe" tài chính như Chứng khoán ACB (ACBS) ghi nhận cả doanh thu và lợi nhuận giảm sút, mà nguyên nhân chính là giảm lãi cho vay.
Điều này chứng tỏ việc chạy theo “cuộc đua” đang trở nên quá sức đối với ACBS.
Thậm chí, Chứng khoán Đông Á (DAS) vừa bị đơn vị kiểm toán phát hiện “vượt rào” quy định về hạn mức đầu tư. Theo đó, tại thời điểm 30/6/2020, DAS đã đầu tư vào các tổ chức khác và công ty chưa niêm yết lần lượt là 74% và 72% vốn chủ sở hữu của công ty.
Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, các tỷ lệ này lần lượt không được vượt quá 70% và 20%. Đồng thời, lỗ lũy kế của DAS đã lên tới 326,8 tỷ đồng.
Không dừng lại ở áp lực cạnh tranh, nhóm các doanh nghiệp này cũng đang phải đối mặt với sức ép đào thải khi định hướng chính sách mới về an toàn tài chính áp dụng với CTCK đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến đã đưa ra một số thay đổi xử lý với đơn vị yếu kém.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.