Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 14/9 cho biết khối này quyết định mở một cuộc điều tra chống trợ cấp đối với ô tô điện giá rẻ đến từ Trung Quốc. Bà Leyen cáo buộc Bắc Kinh giữ giá ô tô "thấp một cách giả tạo bằng các khoản trợ cấp khổng lồ của nhà nước".
Giá thành rẻ được xem là “con át chủ bài” của xe điện Trung Quốc. Theo công ty nghiên cứu Jato Dynamics, giá ô tô Trung Quốc rẻ hơn khoảng 30% so với các sản phẩm có cùng chất lượng ở châu Âu và Mỹ.
Các nhà sản xuất Trung Quốc phải trả thuế nhập khẩu 10% để xuất khẩu xe sang EU, thấp hơn nhiều so với mức 27,5% mà Mỹ yêu cầu.
Cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng có thể dẫn đến mức thuế cao hơn đối ô tô nhập khẩu của Trung Quốc, nhằm mục đích tạo thêm thời gian cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của châu Âu thích ứng với quá trình chuyển đổi xanh trong bối cảnh các mẫu ô tô điện của Trung Quốc đe dọa “xâm chiếm” thị trường này.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh EU đang tìm cách coi Bắc Kinh là đối thủ về mặt kinh tế và địa chính trị, nhưng cũng là đối tác thương mại quan trọng của nhiều quốc gia thành viên và là một phần quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ xanh của mình.
Cuộc điều tra được mở ra sau khi Pháp yêu cầu Bruxelles hành động mạnh mẽ hơn để bảo vệ ngành công nghiệp châu Âu trước các mối đe dọa ngày càng tăng đến từ Trung Quốc và Mỹ.
Ủy ban châu Âu cho biết thị phần xe điện của Trung Quốc ở châu Âu đã tăng lên 8% và có thể đạt 15% vào năm 2025.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội xe chở khách Trung Quốc, các công ty nước này đã xuất khẩu gần 350.000 xe điện sang 9 nước châu Âu trong nửa đầu năm nay, nhiều hơn lượng xuất khẩu của cả năm 2022. Và trong 5 năm qua, lượng ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc của EU đã tăng gấp 4 lần.
Theo ước tính gần đây của UBS, đến năm 2030, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có thể chứng kiến thị phần của họ trên thị trường toàn cầu tăng gấp đôi từ 17% lên 33%, trong đó các công ty châu Âu bị mất thị phần lớn nhất.
Một ngày sau thông báo của bà von der Leyen, Bộ Thương Mại Trung Quốc đã tố cáo “chủ nghĩa bảo hộ trắng trợn” của EU và cho biết các biện pháp này "sẽ phá vỡ nghiêm trọng ngành công nghiệp ô tô và chuỗi cung ứng toàn cầu, gồm cả EU, đồng thời sẽ có tác động tiêu cực đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung Quốc - EU".
Bộ Thương mại Trung Quốc cảnh báo cuộc điều tra nói trên sẽ tác động "tiêu cực" đến quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai bên. "Trung Quốc tin rằng cuộc điều tra mà EU đề xuất trên thực tế là để bảo vệ ngành công nghiệp của chính họ dưới danh nghĩa cạnh tranh công bằng”, Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ.
Dù vậy, nhiều lãnh đạo của EU khẳng định rằng kinh tế của khối này có thể ''đứng vững trước bất kỳ hành vi trả đũa nào từ phía Trung Quốc''.
“Chúng tôi không phải sợ bất kỳ quốc gia nào. Chúng tôi là EU, chúng tôi là một trong những lục địa kinh tế hùng mạnh nhất”, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố.
“Chúng tôi chỉ muốn mọi người tuân theo các quy tắc thương mại giống nhau, thế thôi. Không có gì chống lại Trung Quốc. Quyết định này đã được đưa ra để bảo vệ lợi ích của nền kinh tế châu Âu”, ông Bruno Le Maire nhấn mạnh thêm.
Đức, một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, thì có phần lo ngại trước các mối đe dọa từ Trung Quốc vì các thương hiệu lớn của nước này có mặt trên thị trường Trung Quốc nhiều hơn các nhà sản xuất Pháp.
Dù vậy, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner vẫn ủng hộ cuộc điều tra của EU. “Thương mại thế giới dựa trên các quy tắc và tất nhiên chúng cũng áp dụng cho xe điện”, ông Lindner nhấn mạnh.
Các hãng xe Đức đã có được vị thế vững chắc trên thị trường xe hơi Trung Quốc nhưng gần đây họ cũng phải chịu áp lực từ các mẫu xe điện do thương hiệu Trung Quốc sản xuất.
Xem thêm >> Mỹ lại giáng đòn mới lên Nga, nhắm vào ngành ô tô
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.