Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 6/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 14,03 tỷ USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vốn đầu tư đăng ký mới tiếp tục giảm, nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đều tăng mạnh so với cùng kỳ.
Cụ thể, về vốn đăng ký mới, có 752 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (giảm 6,5% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt trên 4,94 tỷ USD (giảm 48,2% so với cùng kỳ); về vốn điều chỉnh, có 487 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 5,9% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 6,82 tỷ USD (tăng 65,6% so với cùng kỳ); về góp vốn, mua cổ phần, có 1.707 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 8% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt trên 2,27 tỷ USD (tăng 41,4% so với cùng kỳ).
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 8,84 tỷ USD, chiếm gần 63% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3,15 tỷ USD, chiếm 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp theo lần lượt là các ngành thông tin truyền thông; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 442,6 triệu USD và 408,5 triệu USD; còn lại là các ngành khác.
Nếu xét về số lượng dự án mới thì bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30,1%, 25,4% và 16,5% tổng số dự án.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 49 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 6 tháng đầu năm 2022.
Trong đó, Bình Dương dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,53 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 98,2% so với cùng kỳ năm 2021.
TP. Hồ Chí Minh vượt lên đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,2 tỷ USD, chiếm 15,8% tổng vốn, tăng 55,2% so với cùng kỳ.
Bắc Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,63 tỷ USD, chiếm 11,7% tổng vốn và tăng gấp hơn 3,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tiếp theo lần lượt là Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội…
Xét về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án mới (40,4%), số lượt góp vốn mua cổ phần (68,3%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (14% - sau Hà Nội là 16,6%).
Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 20/06/2022, nhà đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP. Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài với gần 55,2 tỷ USD (chiếm 12,9% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Bình Dương với gần 39,6 tỷ USD (chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư); Hà Nội với trên 37,7 tỷ USD (chiếm trên 8,8% tổng vốn đầu tư).
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.