Cuộc tranh giành tài sản khốc liệt trong nhà tỷ phú giàu nhất châu Á

Nguyễn Hoàng - 19/07/2020 09:28 (GMT+7)

Không phải gia đình giàu có nào cũng được hưởng niềm hạnh phúc to lớn như khối tài sản khổng lồ của họ.

VNF
Mukesh Ambani (ngoài cùng bên phải) cùng cha và em trai Anil. Ảnh: Bloomberg

Theo hãng tin Bloomberg, tài sản ròng của tỉ phú Mukesh Ambani - Chủ tịch Reliance Industries Ltd cuối tháng 6 đã tăng vọt lên 64,5 tỉ USD, khiến ông trở thành ông trùm châu Á duy nhất trong câu lạc bộ 10 người giàu nhất thế giới, theo Bloomberg Billionaires Index.

Ông Mukesh Ambani cũng là người giàu nhất châu Á vào năm 2019 và là công dân quyền lực nhất ở Ấn Độ sau Thủ tướng Narendra Modi.

Thế nhưng, để có được khối tài sản khổng lồ như vậy, ít người biết Mukesh đã phải nỗ lực không ngừng suốt mấy chục năm. Chưa kể, ông còn bị kéo vào cuộc tranh giành quyền lực và tài sản với em trai Anil, sau khi người cha Dhirubhai qua đời mà không để lại di chúc.

Xây dựng đế chế

Khi còn là nhân viên trạm xăng ở một thị trấn hẻo lánh thuộc bang Gujarat, ông Dhirubhai đã phát hiện ra một khoảng trống trong thị trường tiêu dùng vào đầu những năm 1970. Ngành cung cấp nylon, polyester và các vật liệu tổng hợp khác vẫn còn mới lạ ở Ấn Độ.

Nhờ tài nhạy bén trong kinh doanh, năm 1973, ông Dhirubhai đã thành lập công ty Reliance với mô hình sản xuất sợi, sau đó là các tiền chất hóa học và tinh chế dầu dùng trong công nghiệp.

Vào cuối những năm 1980, công ty của ông đã chiếm ưu thế trên thị trường, và trở thành một trong những nhà sản xuất trong nước độc quyền về một loạt các hóa dầu quan trọng. Dhirubhai nuôi dạy hai người con trai là Mukesh sinh năm 1957 và Anil sinh năm 1959 rất nghiêm khắc.

Vào cuối tuần, ông Dhirubhai dẫn hai con đi dã ngoại, có những chuyến đi bộ dài 10km dưới mưa và phần thưởng là một hộp xoài. Nhưng để trừng phạt các cậu bé khi có hành động không đúng, ông Dhirubhai đã từng nhốt họ 2 ngày trong nhà để xe.

Khi cả hai bước vào độ tuổi đôi mươi, họ bắt đầu đảm nhận những vai trò nổi bật trong công ty gia đình. Mukesh là người quản lý các cơ sở, bao gồm nhà máy polyester trong nước và Anil là giám đốc điều hành mảng pháp chế, đối tác, báo chí. Vai trò phù hợp với tính cách của họ.

Năm 27 tuổi, Mukesh kết hôn với người do cha mẹ chọn. Ông dành hầu hết thời gian buổi tối để ở nhà xem phim cùng vợ. Còn Anil kết hôn năm 31 tuổi với nữ diễn viên Tina Munim, bất chấp sự phản đối của gia đình.

Huynh đệ tương tàn

Khi người cha còn sống, hai anh em Mukesh và Anil rất thân thiết. Họ luôn phối hợp ăn ý và được kỳ vọng sẽ cùng điều hành đế chế kinh doanh của gia đình. Anil từng mô tả mối quan hệ của anh em họ như hai cơ thể, một tâm trí.

Tuy nhiên, từ năm 2002, sau khi ông Dhirubhai qua đời không để lại di chúc, mối quan hệ giữa Mukesh và Anil trở nên căng thẳng. Cả hai lao vào tranh giành gia tài. Cuộc chiến này chỉ kết thúc vào năm 2005 khi người mẹ Kokilaben đứng ra can thiệp.

Cả hai chấp nhận chia đôi tài sản của công ty. Mukesh sẽ có các doanh nghiệp lọc hóa dầu, khai khoáng còn Anil sẽ sở hữu dịch vụ tài chính, sản xuất điện và viễn thông.

Năm 2007, theo ước tính của tạp chí Forbes Ấn Độ, giá trị tài sản ròng của Anil tăng gấp 3, lên tới 45 tỷ USD. Điều này giúp ông trở thành công dân giàu thứ 3 của Ấn Độ. Anh trai Mukesh Ambani lúc bấy giờ chỉ có 4 tỷ USD trong tay.

Anil đã chi tiền cho các hoạt động sản xuất phim. Ông trở thành một trong những người ủng hộ chính cho DreamWorks Pictures của Steven Spielberg. Đôi khi, ông mời những người nổi tiếng đến xem các buổi công chiếu tại nhà của mình.

Mặc dù đã chia đôi tài sản, nhưng mối quan hệ của hai anh em nhà Ambani vẫn không ngừng căng thẳng. Những cạnh tranh gay gắt trong kinh doanh đôi khi khiến cho mối quan hệ của hai anh em trở nên thù địch.

Năm 2008, Anil đã kiện anh trai mình ra tòa vì tội phỉ báng, sau khi Mukesh chỉ trích em trai trên tờ New York Times. Năm 2010, Anil và Mukesh lại kiện nhau ra tòa án tối cao Ấn Độ. Bà Kokilaben lại phải đứng ra giải quyết, đưa ra những điều khoản không cạnh tranh giữa hai con.

Trong 13 năm qua, Mukesh bắt đầu các dự án mới như Reliance Retail, Reliance Jio và mở rộng hoạt động kinh doanh dầu khí cốt lõi của mình dưới Reliance Industries, hiện tạo ra gần 6 tỷ đôla lợi nhuận ròng hàng năm. 

Trong khi đó, Anil mất tiền trong liên doanh viễn thông và mở rộng sang các doanh nghiệp không liên quan như cơ sở hạ tầng và sản xuất quốc phòng khiến các công ty của ông mắc nợ lớn và gặp khó khăn trong việc xử lý nợ, nhiều công ty con sụp đổ.

Miếng bánh viễn thông

Năm 2010, khi giá dầu thô trên thế giới tăng lên khiến lợi nhuận từ lọc dầu mà Mukesh đang nắm giữ bị sụt giảm nghiêm trọng. Lúc này, lĩnh vực mà ông đang để mắt đến là viễn thông, mảng mà người em Anil đang nắm giữ.

Ngay lập tức, anh em nhà Ambani trở thành đối thủ. Mukesh mở rộng kinh doanh và tấn công vào lĩnh vực của em trai, khiến cho mối bất hòa giữa cả hai ngày càng trở nên sâu sắc.

Tại thời điểm đó, chỉ có khoảng một nửa dân số Ấn Độ có điện thoại di động. Điều này cho thấy có một lượng lớn khách hàng tiềm năng trong tương lai.

Năm 2016, Reliance đã tiết lộ rằng Jio là một nhà khai thác viễn thông di động hứa hẹn mức giá rẻ hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác. Trong một cuộc phỏng vấn, Mukesh nói rằng Internet di động sẽ là công nghệ đi đầu trong sự phát triển của con người.

Ông cảm thấy may mắn khi là người mang lại cuộc cách mạng di động cho 1,2 tỷ người dân Ấn Độ. Thành công từ Jio của Mukesh đã truyền cảm hứng cho nhiều người.

Với Jio, Mukesh khao khát sẽ thống trị thị trường không dây siêu cạnh tranh của Ấn Độ. Ông tin rằng mình có thể làm được điều đó bằng cách biến hàng trăm triệu người nghèo trở thành khách hàng của mình. Với số tiền vốn khổng lồ, dịch vụ của Jio hoàn toàn miễn phí, được cung cấp dưới dạng thử nghiệm beta mở rộng tới 3 triệu khách hàng.

Năm 2019, Raliance Communications, công ty của Anil đã nộp đơn xin phá sản. Trong khi đó, số tài sản của Mukesh không ngừng tăng lên.

Cuối tháng 6, tỉ phú người Ấn Độ đã vượt qua Larry Ellison của Oracle Corp và Francoise Bettencourt Meyers của Pháp - người phụ nữ giàu có nhất, để vươn lên vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng Bloomberg Billionaires Index.

Trong khi nền kinh tế Ấn Độ gần như bị tàn phá bởi tác động của dịch Covid-19, thì công ty của Mukesh, đặc biệt là hãng viễn thông Jio vẫn phát triển và tài sản cá nhân của ông tăng lên đáng kể, theo ông Jayati Ghosh - Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu và Hoạch định kinh tế tại Đại học Jawaharlal Nehru cho biết.

Chỉ trong hai tháng, Jio đã thu hút được 15 tỉ USD, hơn một nửa khoản đầu tư vào các công ty viễn thông trên toàn thế giới trong năm nay.

Một báo cáo hồi tháng 6 của Sanford C. Bernstein dự đoán, Jio có khả năng chiếm được 48% thị phần thuê bao di động của Ấn Độ vào năm 2025. Đại diện truyền thông của Reliance từ chối bình luận về tài sản của tỉ phú Mukesh.

Anh em hòa giải

Ba ngày đầu năm 2019, phòng số 6 tòa án tối cao New Delhi chật cứng người. Đám đông ở đó chứng kiến Anil, người đã không còn là tỷ phú, được triệu tập để trả lời những cáo buộc hình sự với khoản nợ trị giá 80 triệu đôla.

Vài tháng sau đó với các cuộc đàm phán và Anil gần như bị tống giam, ông và Mukesh đã đạt được thỏa thuận. Trong một thông cáo báo chí, Anil cảm ơn anh trai mình đã đứng ra trả cho ông khoản nợ 80 triệu đôla.

Trong phần lớn sự nghiệp của mình, Mukesh thường tránh các nhiếp ảnh gia và tham gia những cuộc phỏng vấn truyền thông một cách miễn cưỡng, đầy lo lắng. Bây giờ, ông đã sẵn sàng đứng ra quảng bá cho Jio, tham gia hội thảo thường xuyên. Vợ chồng ông cũng thường tổ chức các sự kiện lớn tại Antilia, biệt thự 27 tầng của gia đình.

Trong khi Anil gần như ở ẩn. Ông bắt đầu buổi sáng với việc chạy bộ. Mỗi ngày ông cầu nguyện tại đền thờ cùng mẹ và nói với bạn bè rằng ông thấy thành công vật chất rỗng tuếch so với sự thỏa mãn tinh thần. Mặc dù vậy, Anil vẫn cố gắng xoay chuyển mọi thứ, làm việc 14 giờ mỗi ngày để giải cứu các công ty của mình và bảo vệ số tài sản còn lại.

Theo VNN
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Ban Bí thư chỉ thị mở rộng chương trình cho vay ưu đãi nhà ở xã hội

Ban Bí thư chỉ thị mở rộng chương trình cho vay ưu đãi nhà ở xã hội

(VNF) - Ban Bí thư vừa ra Chỉ thị số 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội. Chỉ thị do Thường trực Ban Bí thư Lương Cường ký ban hành yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt, thực hiện nghiêm túc.

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng

(VNF) - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất.

Các nhà mạng dốc tiền đầu tư 5G, tính thu về tỷ USD

Các nhà mạng dốc tiền đầu tư 5G, tính thu về tỷ USD

(VNF) - Với những tính năng vượt trội như mạng băng thông rộng, tốc độ kết nối cao gấp khoảng 40 lần với 4G, độ trễ thấp, đáp ứng nhanh, mạng thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G) được kỳ vọng sẽ là trụ cột, là cơ sở hạ tầng quan trọng giúp nền kinh tế số của Việt Nam “cất cánh” trong thời gian tới.

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

(VNF) - Phó giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hưng khẳng định, việc số hoá và công khai các quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư (NĐT) hình dung được không gian phát triển của tỉnh, từ đó có thể nghiên cứu rót vốn vào các lĩnh vực giàu tiềm năng.

'Ngành bán dẫn là cốt lõi phát triển kinh tế số'

'Ngành bán dẫn là cốt lõi phát triển kinh tế số'

(VNF) - Thời gian qua, Việt Nam đã trở thành “cứ điểm” hấp dẫn cho các nhà sản xuất bán dẫn quốc tế, như Samsung, Intel và LG. Tuy nhiên, để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, cũng như gia tăng sức mạnh tự cường trong việc phát triển lĩnh vực này, cần một chiến lược dài hơi và sự quyết tâm của các doanh nghiệp trong nước.

Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch

Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch

(VNF) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa tiếp tục chấm dứt hoạt động đối với một phòng giao dịch ở TP.HCM. SCB đã đóng cửa 61 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành trên cả nước.

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

(VNF) - Với phương châm “việc gì máy làm được thì hãy để máy làm, chúng ta dành thời gian cho sáng tạo và cải tiến”, Chủ tịch TCBS Nguyễn Xuân Minh cho biết khi tiến hành chuyển đổi số, yếu tố tự động hóa các quy trình vận hành cần đặt lên hàng đầu với mục tiêu chính là giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cho công ty.

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

(VNF) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhiều kết quả nổi bật đã được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam, trong đó đáng chú ý là những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

(VNF) - SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu là những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh vàng và thuộc diện thanh tra lần này. Nhiều đơn vị có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận mỏng dù giá vàng chênh lớn, biến động mạnh.

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.