Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 23/12, tỷ giá trung tâm giảm tiếp 5 đồng so với phiên liền trước, được niêm yết ở mức 23.631 đồng/ USD. Như vậy, tỷ giá trung tâm đã có 8 phiên giảm liên tiếp. Tỷ giá trung tâm từ ngày 14-23/12 đã giảm tổng cộng 24 đồng.
Tương tự, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại gần đây được điều chỉnh giảm mạnh. Trong vòng hơn 1 tháng qua, giá USD tại các ngân hàng đã giảm 1.200-1.300 đồng/USD, tương đương giảm 5-5,5%, về mức thấp nhất 3 tháng. Hiện giá USD trong ngân hàng rời khá xa mốc 24.000 đồng/USD. Giá USD tại Vietcombank chốt phiên giao dịch 23/12 được mua bán ở mức 23.400 - 23.750 đồng/USD.
Tỷ giá USD/VND tại thị trường tự do đã hạ 5% trong vòng hơn 1 tháng qua, về quanh mốc 24.000 đồng/USD.
Trong khi đó, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đang giảm sâu ở các kỳ hạn ngắn. Lãi suất bình quân liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm (kỳ hạn chính chiếm hơn 90% khối lượng giao dịch) trong phiên giao dịch 23/12 đã giảm về mức 3,77%/năm - mức thấp nhất trong 2 tháng gần đây.
Trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá USD/VND biến động, ngày 20/12, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã sử dụng lại công cụ tín phiếu để hút bớt thanh khoản hệ thống sau hơn 1 tháng tạm dừng.
Trong phiên giao dịch 20-21/12, NHNN liên tiếp hút mạnh tiền về với quy mô tới 20.000 tỷ đồng mỗi phiên. Cùng với việc mở lại kênh hút thanh khoản, NHNN tiếp tục dừng nghiệp vụ mua kỳ hạn giấy tờ có giá (OMO) 91 ngày.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc NHNN đảo chiều hút mạnh tiền về lần này chứng tỏ dấu hiệu thanh khoản hệ thống đã bớt căng thẳng. Đồng thời, đây là một công cụ chống lạm phát hiệu quả.
Cùng với việc hút tiền về, gần đây, NHNN đã có 2 động thái điều chỉnh liên tiếp tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch.
Cụ thể, ngày 15/12, NHNN chính thức niêm yết lại tỷ giá mua vào USD ở mức 23.450 đồng/USD. Đây là phiên đầu tiên sau gần 3 tháng, NHNN mới niêm yết tỷ giá mua vào USD.
Đây là một tín hiệu cho thấy, áp lực tỷ giá USD/VND đã giảm đi. NHNN không còn phải bán USD ra để ổn định tỷ giá như trước mà thay vào đó có thể sẽ mua USD để tăng dự trữ ngoại hối, đồng thời bơm thêm tiền vào nền kinh tế, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng thương mại. Việc niêm yết trở lại giá mua USD ngay sau khi "room" tín dụng được nới cũng cho thấy NHNN muốn hỗ trợ thanh khoản bằng nhiều phương thức.
Không chỉ niêm yết lại giá mua USD mà NHNN còn giảm giá bán với mức giảm mạnh hơn nhiều các lần điều chỉnh trước đó. Từ ngày 16/12, NHNN giảm mạnh giá bán USD từ 24.830 đồng xuống 24.780 đồng. Trong tháng 11, NHNN đã có 4 lần giảm giá bán USD, mỗi lần chỉ giảm 10 đồng. Mức điều chỉnh trên là tương đối nhỏ so với 6 lần tăng mạnh trước đó, cho thấy tỷ giá đã không còn căng thẳng như giai đoạn trước.
Bằng nhiều biện pháp can thiệp và nhiều yếu tố thuận lợi hơn trong thời gian gần đây, tỷ giá trong nước đã hạ nhiệt đáng kể. “Mặt trận” tỷ giá hiện đã bớt nóng, cho phép NHNN có nhiều dư địa hơn trong chính sách điều hành thời gian tới.
Dự báo về diễn biến của tỷ giá, giới phân tích cho rằng, tỷ giá USD/VND sẽ duy trì xu hướng ổn định trong giai đoạn cuối năm. Áp lực tỷ giá giảm cho phép NHNN bơm thanh khoản vào hệ thống và ổn định mặt bằng lãi suất trong thời gian tới. Việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN cũng giúp VND mạnh lên trước diễn biến điều hành lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Cùng với sự hạ nhiệt của đồng USD, theo TS. Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia kinh tế - đây là cơ hội để Việt Nam giảm lãi suất với các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, sang năm 2023, tỷ giá hối đoái và lãi suất của Việt Nam có thể vẫn còn chịu nhiều áp lực trước diễn biến khó lường trên thị trường quốc tế.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế và thị trường ngoại hối Việt Nam 2023, Trung tâm Giải pháp và Giao dịch Shinhan (Shinhan Bank) cho biết, năm 2023, tỷ giá USD/VND dự kiến sẽ tăng trong nửa đầu năm do các yếu tố bên ngoài như suy thoái kinh tế toàn cầu và bất ổn chính trị gia tăng. Nhưng khi Fed giảm tốc độ tăng lãi suất và nỗi lo lạm phát giảm bớt, tỷ giá USD/VND sẽ dần ổn định và có xu hướng giảm vào nửa cuối năm.
Dù tỷ giá đã hạ nhiệt đáng kể, song tại báo cáo chiến lược phát hành mới đây, các chuyên gia nghiên cứu tại Chứng khoán VnDirect nhận thấy, áp lực lãi suất và tỷ giá còn kéo dài cho đến ít nhất là quý II/2023. "Chúng tôi dự báo đồng VND có thể tăng 1-2% so với USD trong năm 2023 do Fed chuyển từ chính sách "thắt chặt tiền tệ" sang "bình thường hóa" vào năm tới", VnDirect dự báo.
Song các chuyên gia cũng lưu ý rằng, không thể loại trừ rủi ro Fed sẽ thắt chặt tiền tệ mạnh hơn và lâu hơn so với kỳ vọng của thị trường nếu lạm phát hạ nhiệt không như kỳ vọng của Fed (do xung đột Nga-Ukraine leo thang, khủng hoảng lương thực, gián đoạn chuỗi cung ứng).
Trong khi đó, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho hay, những áp lực mất giá của VND trong năm 2023 sẽ thấp. Nguyên nhân chính là do đồng USD suy yếu trong thời gian gần đây. Xu hướng này có thể tiếp tục do Fed dự kiến sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất vào năm 2023 và có thể dừng tăng lãi suất trong nửa cuối năm 2023.
Tâm lý găm giữ USD có thể đã được giải tỏa nhờ chênh lệch tăng cao giữa lãi suất huy động VND và USD. Bên cạnh đó, các yếu tố cơ bản liên quan đến nguồn cung ngoại tệ cũng có nhiều điểm tích cực, như dòng vốn FDI giải ngân, FII, cán cân thương mại thăng dư hay dòng tiền từ các khoản vay ngoại tệ mới được giải ngân.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.