'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính về vấn đề này, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng giải pháp của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu là làm cho tỷ giá thuận theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Việc Việt Nam phải điều chỉnh giá trị đồng tiền là khó tránh. Bên cạnh giải pháp tăng lãi suất điều hành như đã làm thì việc phối hợp các chính sách khác, trong đó có chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái để hạn chế phải bán ngoại tệ ra thị trường nhằm cân bằng cung cầu là cần thiết.
- Bên cạnh cân bằng cung cầu để ổn định thị trường, việc nới biên độ tỷ giá và tăng lãi suất còn có tác động thế nào đối với việc ổn định vĩ mô và chống lạm phát, thưa ông?
TS Lê Xuân Nghĩa: Điều chỉnh tỷ giá là biện pháp nhằm đối phó với xu hướng đồng USD liên tục tăng giá mạnh, đồng thời nhằm ứng phó với khả năng FED tiếp tục tăng lãi suất cường độ cao. Lãi suất là giá của một đồng tiền, lãi suất tăng là đồng tiền đó tăng. Khi Fed tăng lãi suất nghĩa là tăng giá đồng USD, khiến cho khoảng cách giữa đồng USD và VND rộng ra. Do đó, Ngân hàng Nhà nước buộc phải tăng lãi suất của VND lên.
Khi áp dụng biện pháp này, tỷ giá hối đoái được điều chỉnh cân bằng hơn, ổn định hơn, không bị giãn ra quá mức dẫn đến chuyện hàng nhập khẩu tăng giá.
Tác dụng của việc điều chỉnh tỷ giá còn khiến cho lạm phát suy giảm, được kiểm soát ở mức Quốc hội cho phép bằng cách không để cho giá hàng nhập khẩu tăng lên.
Lạm phát của Việt Nam chủ yếu do các tác động từ bên ngoài, đặc biệt là từ việc nhập khẩu. Tự chúng ta không thể tạo ra lạm phát. Trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước không in tiền, không tăng cung tiền thậm chí thời gian vừa qua còn thu hẹp cung tiền. Do đó, tỷ giá cân bằng sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc kiềm chế lạm phát.
- Cùng với nới biên độ tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước liên tục tăng tỷ giá trung tâm khiến tỷ giá USD/VND đã tăng khoảng 10% tính từ đầu năm. Đây là một mức tăng rất lớn, theo ông, điều này sẽ tác động như thế nào tới doanh nghiệp và nền kinh tế?
Hành động này dĩ nhiên có tác động trực tiếp lên các doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp có nợ nước ngoài. Các doanh nghiệp có nợ nước ngoài đang cần một lượng VND nhiều hơn để mua được USD trả nợ.
Cụ thể, doanh nghiệp nhập khẩu phải mua hàng hóa từ nước ngoài vào bằng tiền USD với lượng tiền Việt quy đổi cao hơn. Có thể nói, doanh nghiệp nhập khẩu bị thiệt hại do tỷ giá tăng, nhưng doanh nghiệp xuất khẩu lại là bên được lợi. Khi doanh nghiệp xuất khẩu được 1 USD, quay về Việt Nam được lượng tiền Việt nhiều hơn.
Vì thế, biện pháp này cũng có cái 2 mặt, vừa hạn chế nhập khẩu, vừa khuyến khích xuất khẩu, làm cho thặng dư thương mại của Việt Nam tăng lên.
Để phòng ngự trước rủi ro USD tăng, trong trường hợp này, theo tôi, các doanh nghiệp cần phải sử dụng nhiều đồng tiền để thanh toán hàng xuất nhập khẩu của mình. Doanh nghiệp cần tính toán dùng thêm đồng tiền khác, không nên chỉ tập trung vào USD.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần mua hợp đồng phái sinh, các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng với tỷ giá hối đoái giả định trong tương lai để có thể hạn chế những rủi ro.
- Fed vẫn tiếp tục phát đi thông điệp tiếp tục tăng lãi suất và thị trường đang kỳ vọng tỷ giá có thể tiếp tục tăng. Ông có cho rằng tỷ giá USD/VND có thể sẽ tiếp tục tăng lên trong dịp cuối năm?
Tôi nghĩ là không. Mức tăng của đồng USD theo tôi đã đến mức kịch trần, hiện đang có xu hướng giảm. Thực tế, những ngày gần đây, USD tuy có điều chỉnh tăng nhưng nhìn chung xu hướng đang giảm dần.
Bên cạnh đó, nhiều đồng tiền khác cũng đã điều chỉnh tăng lãi suất, tăng giá so với đồng USD cho nên việc đồng USD giảm là điều chắc chắn xảy ra. Sau nhiều lần tăng lãi suất như vậy, áp lực lạm phát toàn cầu đặc biệt là của Mỹ và châu Âu cũng đang giảm dần. Do đó, có thể lạm phát đang tạo ra đỉnh, sẽ giảm đâu đó vào giữa hoặc cuối quý IV năm nay.
Cùng với lạm phát giảm, một số nước châu Âu có thể rơi vào suy thoái bởi vì tăng lãi suất làm cho cung tiền ít đi. Cung tiền ít đi thì doanh nghiệp ít có khả năng đầu tư. Kéo theo đó là việc kinh tế có thể tăng chậm lại hoặc suy thoái nhẹ. Chưa kể, khi lãi suất tăng thì người tiêu dùng cũng giảm tiêu dùng, giảm chi tiêu.
Ngoài ra, trong quý III/2022, tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt 2,6%, cao hơn mức dự báo trước đó là 2,4%. Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 3,6% nhưng thực tế cũng đã tăng 3,9%. Việc 2 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất là Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu phục hồi và có thể khiến tình hình không đến nỗi tồi tệ như dự báo của một số tổ chức quốc tế.
- Các quyết định điều hành tỷ giá và lãi suất vừa qua cũng gây không ít phản ứng trái chiều khi mức độ khá mạnh và tần suất dồn dập. Đã có những ý kiến về việc Ngân hàng Nhà nươc cần 1 lộ trình điều chỉnh tỷ giá minh bạch và linh hoạt hơn. Theo ông, đâu là điểm cần lưu ý trong điều hành tỷ giá trong thời gian tới?
Hiện tại, ở Việt Nam, chúng ta quá lo ngại về lạm phát. Lạm phát từ bên ngoài vào chứ không phải do chúng ta tạo ra. Hơn nữa đây là vấn đề toàn cầu, trong khi lạm phát tại các nước rất cao, chúng ta đang ở mức rất thấp.
Vì vậy, nếu Việt Nam quá sợ lạm phát, quá coi trọng vấn đề tỷ giá hối đoái dẫn đến chuyện thắt chặt tiền tệ quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang trong chu kỳ mở rộng đầu tư sẽ dễ dàng bị mất đà. Như tôi thấy, hiện nay, nếu ước lượng tăng trưởng kinh tế khoảng 8%, lạm phát khoảng 4%, tổng cộng 12% thì 12% này được coi là GDP danh nghĩa.
Trong khi đó, cứ cho là vòng quay của tiền không đổi, tăng trưởng cung tiền chỉ được 3% từ đầu năm tới nay. Một bên tăng trưởng 12%, một bên khác cung về tiền chỉ tăng trưởng 3%, điều đó cho thấy nền kinh tế thực sự thiếu tiền hay nói cách khác tiền trong lưu thông đang bị “nhốt” ở mức quá lớn.
Nơi “nhốt” tiền có thể gồm: Đầu tư công của Chính phủ không giải ngân được, nằm một chỗ; bên cạnh đó, một khối lượng ngoại tệ khá lớn đã được bán ra đồng nghĩa với việc rút VND về. Điều này làm cho tốc độ cung tiền M2 rất thấp, chỉ có 3% trong khi GDP danh nghĩa lại là 12%, rõ ràng thiếu rất nhiều tiền. Đây chính là khó khăn lớn của doanh nghiệp.
Chúng ta nói về tăng hạn mức (room) tín dụng, nhưng tăng room không gắn liền với tăng cung tiền chẳng những không tạo thêm tín dụng mới mà còn đẩy lãi suất huy động lên cao để thực hiện room và nguy cơ về thanh khoản còn lớn hơn.
Theo tôi, quan trọng nhất hiện tại vẫn là đừng quá sợ về lạm phát, đừng quá lo lắng về tỷ giá hối đoái. Việc cần làm lúc này là hỗ trợ quản lý thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Cùng với đó là tăng cung ứng tiền cho phù hợp với tốc độ tăng của GDP danh nghĩa.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.