Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Thời điểm cuối năm thường là dịp công nhân đẩy mạnh tăng ca kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều công nhân không những không được tăng ca mà còn phải nghỉ luân phiên, nghỉ không lương… để chia sẻ bớt khó khăn với doanh nghiệp. Thu nhập giảm sâu tới 50%. Khó khăn, nhiều công nhân đành phải tìm tới "tín dụng đen".
Chia sẻ với phóng viên, bà Trần Thị Hiệp (50 tuổi, ngụ TP. Biên Hoà, Đồng Nai) cho biết, đến nay vẫn chưa xin được công việc làm sau khi công ty cho nghỉ việc và chỉ được hưởng 2 tháng lương trợ cấp hơn 8 triệu đồng.
Bà Hiệp cho biết, trước đây bà làm công nhân Công ty TNHH Tomiya Summit Garment Export (khu công nghiệp Long Bình, TP. Biên Hoà, Đồng Nai), công việc ổn định với mức lương cao do đã có hơn 13 năm làm việc tại công ty. Nhưng khi dịch Covid-19 xảy ra, bà cùng nhiều đồng nghiệp khác bị cắt giảm lao động.
"Hiện nay tôi đã 50 tuổi rồi, tôi đã thử đi xin việc một số nơi nhưng họ không nhận do tôi đã lớn tuổi. Thậm chí, tôi đi xin làm tạp vụ các công ty cũng không nhận vì họ chỉ tuyển lao động tới 45 tuổi, do vậy tôi chỉ còn trông chờ vào các khoản trợ cấp của nhà nước để lấy tiền trang trải học phí cho con cái" - bà Hiệp chia sẻ.
Trước những khó khăn do dịch bệnh Covid-19, nhiều công nhân đã tìm tới "tín dụng đen". Ông Lê Nhật Trường - Chủ tịch Công đoàn Công ty Pousung Vina (huyện Trảng Bom, Đồng Nai) lên tiếng cảnh báo: "Các tờ rơi, bảng quảng cáo cho vay tiền xuất hiện đầy rẫy ở các cây cột điện xung quanh công ty. Ở hai chốt bảo vệ cũng có rất nhiều người lạ mặt phát tờ rơi cho công nhân".
Ông Trường cho biết thêm, để giúp công nhân thoát khỏi cảnh vay tín dụng đen, công đoàn công ty đã liên hệ với các tổ chức tài chính chính thống, có uy tín như quỹ CEP, các ngân hàng… tạo nguồn vốn cho người lao động vay vốn, đến nay đã tổ chức cho 36.000 lượt công nhân vay với số tiền 1.300 tỷ đồng, giúp nhiều công nhân tránh xa tín dụng đen, kết nối được công nhân lao động với tổ chức công đoàn.
Mới đây, tại chương trình "Điểm hẹn công nhân" do Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai tổ chức với chủ đề "Vì bình yên cuộc sống của đoàn viên lao động", đại tá Trần Tuấn Triệu - Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai - cho biết hiện nay hoạt động tín dụng đen xâm nhập vào các tầng lớp lao động rất nhiều, qua thống kê hầu hết các khu công nghiệp đều có xảy ra tín dụng đen.
"Như tại Công ty Pousung Việt Nam cũng đã có khoảng 2.000 công nhân bị tín dụng đen với tay tới" - đại tá Triệu cảnh báo.
Cũng theo đại tá Triệu, cơ quan công an cũng luôn tuyên truyền vận động công nhân lao động hiểu rõ âm mưu thủ đoạn của các đối tượng tín dụng đen xâm nhập trong công nhân, làm rõ các tác hại, hệ lụy xảy ra. Ngay cả trong nội bộ công nhân cũng xảy ra các hoạt động tín dụng đen nhỏ thông qua hình thức chơi "hụi", cho vay đánh bài…
Còn ở bên ngoài, các đối tượng lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của công nhân, không có tiền, không có thế chấp, để cho công nhân vay tiền một cách nhanh chóng, dễ dàng, nhưng công nhân không lường được mức độ bóc lột của tín dụng đen, một ngày công nhân phải chịu 4,4% tiền lời, một tháng là 132%, một năm là gần 1.600% tiền lời.
Do đó, thời gian tới, công an Đồng Nai sẽ phối hợp với các địa phương triệt phá mạnh hoạt động tín dụng đen và xem đây là mặt trận kiên quyết, tổ chức tấn công trấn áp tội phạm tín dụng đen.
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin của Bộ Công an tổ chức hôm 7/12 tại TP. HCM, trả lời phóng viên về tình trạng tín dụng đen thời gian qua và từ đây đến cuối năm, Thiếu tướng Trần Ngọc Hà - Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết, thực trạng cho vay nặng lãi đang xảy ra ở khắp nơi, phổ biến ở nhiều tầng lớp nhân dân, từ công nhân, nông dân, thậm chí đến cả doanh nghiệp khó khăn về vốn cũng là nạn nhân của tội phạm cho vay nặng lại.
"Qua theo dõi và rà soát, chúng tôi nhận thấy, tình trạng cho vay này mặc dù tính chất, mức độ đã giảm đáng kể, tuy nhiên diễn biến thực trạng vẫn phức tạp. Hiện Cục Cảnh sát Hình sự đã có kế hoạch triển khai xuống lực lượng Cảnh sát hình sự các địa phương để trấn áp. Tất cả những hành vi tội phạm hay phạm pháp cho vay nặng lãi đều được công an tiếp nhận và xử lý kịp thời" - Thiếu tướng Hà nói.
Thiếu tướng Trần Ngọc Hà, chia sẻ thêm thông tin trong năm qua, lực lượng cảnh sát hình sự đã truy quét hơn 300 vụ án liên quan đến hành vi cho vay nặng lãi và xử lý hơn 600 đối tượng. Từ nay đến Tết và tiếp tục trong thời gian tới, lực lượng cảnh sát hình sự sẽ phối hợp cùng công an các địa phương triển khai quyết liệt để đẩy lùi tệ nạn này.
"Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn nói thêm là riêng lực lượng công an, lực lượng cảnh sát hình sự cũng không thể giải quyết hết được vấn nạn này. Vì vậy, đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là sự tham gia tuyên truyền pháp luật của các cơ quan truyền thông, báo chí" - Thiếu tướng Hà nói.
Công nhân không lường được mức độ bóc lột của tín dụng đen, một ngày công nhân phải chịu 4,4% tiền lời, một tháng là 132%, một năm là gần 1.600% tiền lời. Trong năm qua, lực lượng cảnh sát hình sự đã truy quét hơn 300 vụ án liên quan đến hành vi cho vay nặng lãi và xử lý hơn 600 đối tượng. |
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.