Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Cụ thể, theo ông Trần Ngọc Tâm, năm 2017, Cục Thuế TP. HCM đã thanh tra và truy thu, xử phạt thuế với Uber 67 tỷ đồng. Tới nay, Uber đã nộp 13 tỷ đồng nhưng việc cưỡng chế thu hồi phần còn lại (gần 54 tỷ đồng) cơ quan thuế rất lúng túng và đang phải dừng lại để xin ý kiến Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính.
"Do Uber không có đại diện tại Việt Nam, nếu cưỡng chế ngăn dòng tiền của các lái xe chuyển cho Uber, Uber sẽ lại gây sức ép lên lái xe Việt Nam để đối đấu với cơ quan thuế. Lái xe là lao động của mình, ở nước mình, mình không thể đối đầu với họ được, trong khi Uber lại ở nước ngoài, nên rất khó xử lý", ông Tâm nói.
Để giải quyết vướng mắc liên quan tới truy thu thuế với Uber và có thể với các loại hình kinh doanh khác sau này, đại diện Cục Thuế TP. HCM kiến nghị Bộ Tài chính, Chính phủ có chính sách cụ thể để xử lý thuế với các hình thức kinh doanh mới phát sinh.
Trước đó, Uber Hà Lan cũng đã nộp hồ sơ khởi kiện Cục Thuế TP. HCM ra Tòa án nhân dân TP. HCM liên quan tới truy thu thuế với Uber. Ngày 4/1, tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ kiện với lý do đơn kiện do ông Chu Xuân Bình (đại diện pháp luật của Công ty TNHH Uber VN) gửi không hợp lệ.
Sau đó, Cục Thuế TP. HCM tiếp tục thực hiện quyết định cưỡng chế thuế gửi đến các ngân hàng đề nghị khấu trừ toàn bộ số tiền khách hàng có tài khoản ngân hàng tại Việt Nam chuyển vào tài khoản của Công ty Uber để thực hiện cưỡng chế thuế.
Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Nam Bình, Phó cục trưởng Cục Thuế TP. HCM, cho biết do phía Công ty Uber B.V không mở tài khoản tại các ngân hàng Việt Nam nên cũng gặp lúng túng trong xử lý cưỡng chế thuế đối với Uber. Hiện Cục Thuế TP. HCM đang chờ Tổng cục Thuế rà soát và hướng dẫn để thực hiện.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.