Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Theo Bloomberg, Evergrande (Hằng Đại) - công ty bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc tính theo doanh số - đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng lòng tin. Đây là hãng bất động sản nợ nhiều nhất thế giới với khối nợ hơn 120 tỷ USD.
Những lo lắng và nghi ngại về sức khỏe tài chính của Evergrande bùng lên sau khi có tin tập đoàn này gửi thư lên chính phủ Trung Quốc, thừa nhận nguy cơ thiếu tiền mặt có thể dẫn đến những rủi ro lớn. Lập tức các nhà đầu tư bán ồ ạt trái phiếu của Evergrande, đẩy giá trái phiếu công ty sụt 28% xuống mức thấp kỷ lục.
Phản ứng lại, Evergrande tuyên bố các tin đồn và tài liệu đang được chia sẻ trên mạng là "thêu dệt" và "phỉ báng", nhưng không xác nhận hay phủ nhận tin hãng gửi thư cảnh báo nguy cơ thiếu tiền mặt tới chính quyền Trung Quốc.
Công ty của tỷ phú Hứa Gia Ấn (Hui Kai Yan) cho biết đạt doanh số 400 tỷ NDT (5,85 tỷ USD) trong tám tháng đầu năm và sức khỏe tài chính vẫn ổn định. Sàn chứng khoán Hong Kong cũng cho phép Evergrande tách mảng quản lý bất động sản để niêm yết riêng.
Tuy nhiên, thông tin này cũng không thể trấn an các nhà đầu tư. Trong phiên giao dịch ngày 25/9, trên sàn giao dịch Hong Kong, giá cổ phiếu Evergrande bay hơi 9,5% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5.
Theo thỏa thuận với một số nhà đầu tư lớn, Evergrande sẽ phải trả lại tiền cho họ nếu không xin được giấy phép niêm yết cửa sau (được niêm yết trên sàn chứng khoán nhờ mua lại hoặc sáp nhập với một công ty niêm yết khác) tại sàn Thâm Quyến trước ngày 31/1.
Số tiền Evergrande phải trả lên đến 130 tỷ NDT (19 tỷ USD), tương đương 92% lượng tiền mặt và tài sản tương đương tiền mặt của hãng. Một trong số các nhà đầu tư cho biết sẽ không đồng ý nới lỏng thời hạn chót cho Evergrande.
Đêm 24/9, ít nhất năm ngân hàng và hai công ty ủy thác mở cuộc họp khẩn để thảo luận về tình trạng của Evergrande. Một trong số đó là China Minsheng Banking Corp. Ngân hàng này cho Evergrande vay hơn 29 tỷ NDT (4,24 tỷ USD).
Ít nhất hai trong số các ngân hàng trên quyết định cấm Evergrande rút thêm tiền từ hạn mức tín dụng chưa sử dụng. Tập đoàn này có hạn mức tín dụng 503 tỷ NDT (73,6 tỷ USD) tính đến ngày 30/6, trong đó 302 tỷ NDT (44,2 tỷ USD) chưa được sử dụng.
"Bất chấp thông tin về lá thư có thật hay không, tình hình hiện tại cũng sẽ có tác động tiêu cực kéo dài", Bloomberg dẫn lời hai nhà phân tích tín dụng Manjesh Verma và Stella Li của Citigroup nhận định. "Các nhà đầu tư và chủ nợ rất lo lắng, và Evergrande sẽ khó tiếp cận vốn hơn".
Trong những năm qua, Evergrande ồ ạt vay vốn từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng ngầm và phát hành trái phiếu để mở rộng kinh doanh ở các lĩnh vực bên ngoài bất động sản như xe điện, bệnh viện, công viên...
Evergrande khẳng định sẽ không huy động vốn từ đợt niêm yến tại sàn Thâm Quyến, nhưng hoạt động đó sẽ giúp công ty đẩy định giá lên cao hơn, qua đó tiến cận nguồn vốn dễ dàng hơn trong tương lai.
Câu hỏi lớn nhất với các nhà đầu tư hiện nay là liệu chính quyền Trung Quốc có can thiệp để hỗ trợ Evergrande nếu công ty này không thể trả nợ. Tổng nợ của Evergrande tăng 4% trong nửa đầu năm 2020 lên 835 tỷ NDT (122,2 tỷ USD). Nợ ngắn hạn của Evergrande cao gấp ba lần số tiền mặt, tài sản tương đương tiền mặt và đầu tư ngắn hạn của hãng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.