'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bà Hứa Thị Phấn hay còn được biết đến với cái tên Sáu Phấn, quê ở An Giang. Bà Phấn từng là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ, cựu cố vấn cấp cao HĐQT Ngân hàng Đại Tín - TrustBank. Nhiều năm nay, bà Phấn phải điều trị trong tình trạng bị mất 93% sức khoẻ.
Bà Hứa Thị Phấn là một nữ đại gia nổi tiếng với lùm xùm sai phạm ở nhiều ngân hàng.
Cụ thể, liên quan tới sai phạm tại ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), bà Phấn bị toà án nhân dân TP. Hà Nội và toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tuyên 17 năm tù về tội “Vi phạm về quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Từ năm 2018 đến 2020, bà nhiều lần bị toà án nhân dân TP. HCM và toà án nhân dân cấp cao tại TP. HCM đưa ra xét xử trong hai vụ án liên quan đến sai phạm trong thời gian điều hành Trustbank.
Tại đại án Phạm Công Danh, bà Phấn bị xác định lợi dụng việc sở hữu lượng lớn cổ phần (gần 85%) Trustbank để thao túng mọi hoạt động ngân hàng, chỉ đạo các thành viên HĐQT, nhân viên là người dưới quyền hoặc trong gia đình thực hiện nhiều hành vi sai phạm chiếm đoạt và gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng cho nhân hàng.
Trong tất cả giai đoạn của đại án trên, bà Phấn bị cáo buộc chiếm đoạt tổng cộng 12.000 tỷ đồng của Trustbank. Cuối tháng 5/2018, xét xử giai đoạn I, bà Phấn bị toà án nhân dân TP. HCM tuyên phạt 20 năm tù về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", 20 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Tổng hợp với bản án 17 năm tù do toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tuyên trước đó, bà Phấn phải chấp hành 30 năm tù (mức án cao nhất của hình phạt có thời hạn). Tổng số tiền bà Phấn bị buộc bồi thường là hơn 18.000 tỷ đồng.
Ngoài lần đầu tiên xuất hiện tại toà năm 2015 với tư cách người liên quan trong đại án Phạm Công Danh, bà Phấn vắng mặt trong tất cả các phiên toà sau đó và được hoãn thi hành án hình sự do bệnh nặng.
Sau khi bà Phấn qua đời, vậy trách nhiệm hình sự và dân sự liên quan các vụ án sẽ phải xử lý như thế nào?
Theo báo Dân Trí, về hình sự, theo quy định của pháp luật, khi bà Phấn qua đời, cơ quan chức năng sẽ thực hiện các thủ tục tố tụng đình chỉ đối với người này.
Về trách nhiệm dân sự, trong số 18.000 tỷ đồng phải bồi thường, cơ quan thi hành án đến nay đã thu hồi được 7.000 tỷ đồng. Số tiền còn lại, một luật sư thuộc Đoàn luật sư TP. HCM cho biết, Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại có quy định rất rõ.
Theo đó, người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Quyền và nghĩa vụ thi hành án đã chuyển giao cho người được hưởng thừa kế. Cơ quan Thi hành án chỉ làm lại các thủ tục thi hành án để người hưởng thừa kế trở thành người được thi hành án hoặc người phải thi hành án để việc thi hành án được tiếp tục thực hiện.
Trường hợp của bà Hứa Thị Phấn chết, nếu bản án tuyên án có phần nghĩa vụ dân sự phải thi hành thì người hưởng thừa kế (theo di chúc hoặc theo pháp luật) có trách nhiệm thi hành án trong phạm vi di sản của bà Hứa Thị Phấn để lại. Như vậy, để thi hành án tiếp tục thì phải xác định ai là người hưởng di sản thừa kế của bà Hứa Thị Phấn, sau đó cơ quan thi hành án mới ra quyết định về việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ thi hành án này để tiếp tục thực hiện thi hành án.
Trong khi đó, trả lời tờ Pháp luật TP. HCM, luật sư Lưu Văn Tám, một trong các luật sư từng bào chữa cho bà Phấn cho hay, trong các bản án mà bà Phấn đang phải chấp hành, tòa án đều tuyên bà Phấn phải có trách nhiệm bồi thường cho nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau nên sau khi bà mất thì những người thừa kế tài sản của bà Phấn có nghĩa vụ thực hiện bồi thường theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015.
Cụ thể, những người thừa kế tài sản mà bà Phấn để lại có nghĩa vụ bồi thường trong phạm vi di sản mà bà Phấn để lại. Những người kế thừa này không có nghĩa vụ phải bồi thường trong trường hợp tài sản bà Phấn để lại không đủ để khắc phục hậu quả, trừ trường hợp họ tự nguyện dùng tài sản cá nhân (không phải phần tài sản thừa kế) bồi thường cho các bị hại trong vụ án.
Ngoài ra, luật sư Tám cũng cho biết hiện nay các tài sản do bà Phấn để lại mà cơ quan điều tra đã phong tỏa trước đó để đảm bảo thi hành án thì có tài sản đang nằm trong các công ty (các công ty trong nhóm Phú Mỹ, nhóm Lam Giang), có tài sản thuộc sở hữu của cá nhân. Phần tài sản trong các công ty này bà Phấn chỉ là một thành viên góp vốn cho nên khi xử lý tài sản để thi hành án thì cơ quan thi hành án cũng chỉ xử lý trong phạm vi góp vốn của bà Phấn tại các công ty này.
Cũng theo luật sư Tám, do hiện nay các con của bà Phấn đều đang ở nước ngoài nên trong quá trình thi hành án, cơ quan thi hành án phải mời các con của bà Phấn tham gia. Trường hợp các con bà Phấn không về Việt Nam để tham gia giải quyết thì những người này phải thực hiện các thủ tục ủy quyền, hợp pháp hóa lãnh sự cho người đang ở tại Việt Nam thực hiện.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.