Cầu Quảng Đà kết nối Đà Nẵng - Quảng Nam nhìn từ trên cao
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.
Theo cập nhật mới nhất từ giới chức địa phương, 24 người xác nhận thiệt mạng cho tới thời điểm hiện tại, chủ yếu tại New South Wales (NSW), bang đông dân thứ hai ở nước này. 4 người ở New South Wales vẫn chưa rõ tung tích. Hàng nghìn người bị mắc kẹt ở các thị trấn ven biển vẫn chưa thể trở về nhà.
Ngoài ra, hơn 10 triệu người trên khắp Australia đang phải hít thở bầu không khí độc hại do khói bụi ô nhiễm từ các đám cháy rừng bao trùm bầu trời.
Ngay tại thủ đô Canberra, các trường học, trung tâm chăm sóc trẻ em, cửa hàng, bảo tàng và các địa điểm vui chơi, giải trí đều đóng cửa do chỉ số chất lượng không khí đo được đã vượt gấp 22 lần so với mức bị coi là nguy hại.
Ảnh hưởng bởi đám cháy, khoảng 4 triệu ha cánh đồng bị thiệu rụi và 1.500 nhà dân cùng hàng nghìn cơ sở vật chất khác bị phá hủy.
Các nhà sinh thái học tại Đại học Sydney ước tính có đến gần 500 triệu động vật có vú, chim và bò sát đã chết trong các vụ cháy rừng trên khắp Australia. Đáng chú ý là trong số này, có đến 8.000 con gấu Koala, một trong những động vật có tính biểu tượng ở Australia, đóng góp từ 1,1 đến 2,5 tỷ USD mỗi năm cho ngành du lịch nước này.
Không giống như kangaroo, chim hay rắn, koala không biết chạy trốn. Thay vào đó, chúng leo lên cây và cuộn mình lại chờ nguy hiểm qua đi.
Ông Mark Graham, nhà sinh thái học thuộc Hội đồng bảo tồn thiên nhiên cho biết sắp tới gấu Koala tại Australia sẽ chứng kiến đợt suy giảm đột biến.
Các loài động vật khác sống trong khu vực cháy như chuột túi Kangaroo, Wallaby, chồn Possum, gấu túi mũi trần và Echidnas cũng đã không thể sống sót.
Theo Bộ Môi trường Australia, những trận cháy rừng quy mô lớn đã phá hủy khoảng 30% môi trường sinh sống của loài Koala và một số loài sinh vật khác. Giới khoa học cho rằng có thể phải mất hàng thập niên mới khôi phục được hệ động vật hoang dã ở Australia.
Không chỉ động vật, nhiều thảm thực vật ở Australia cũng bị ảnh hưởng nặng nề vì hỏa hoạn. Theo ước tính, số cây bluegum, cây thông trị giá 13,8 triệu USD bị thiêu rụi trong các đám cháy.
Trong khi đó, thực phẩm và nhiên liệu ở các vùng xa xôi của miền Đông Nam Australia đang dần cạn kiệt khi cháy rừng diễn biến ngày càng phức tạp và điều kiện thời tiết tại khu vực cũng được dự báo sẽ tồi tệ hơn trong tuần này.
Ngành du lịch Australia cũng đang gánh chịu những thiệt hại ước tính lên đến hàng trăm triệu USD do các đám cháy rừng hoành hành tại khu vực bờ biển phía Đông. Cháy rừng đã tàn phá một số khu vực du lịch trọng điểm của Australia, bao gồm Đông Gippsland, bang Victoria và bờ biển phía Nam bang NSW.
Hiện hàng nghìn nhân viên cứu hỏa tình nguyện vẫn đang vật lộn để dập tắt các đám cháy. Lần đầu tiên trong lịch sử, Chính phủ Australia đã phải điều 3.000 binh sĩ thuộc lực lượng dự bị để ứng phó với thảm họa.
Thủ tướng Úc Scott Morison ngày 4/1 cho biết sẽ tăng cường quân đội vào công việc chữa cháy, thêm máy bay trên trời, tàu dưới biển và xe cộ lăn bánh trên đất liền để hỗ trợ các nỗ lực chữa cháy và tái thiết.
Lính cứu hỏa Australia ngày 5/1 cũng thừa nhận họ không thể kiểm soát được đám cháy dữ dội trên đảo Kangaroo, nơi được xem là mảnh đất an toàn nhất với koala sau dịch Chlaymedia.
Xem thêm >> Nữ thủ tướng trẻ nhất Phần Lan đề xuất người lao động làm việc 4 ngày/tuần, 6 giờ/ngày
(VNF) - Đây là Cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu được Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt đầu tư vào ngày 23/5/2023 với tổng mức đầu tư hơn 274 tỷ đồng.