'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tại nhiều khu vực cùng với sự biến động trong nền kinh tế toàn cầu, vàng đã trở thành kênh trú ẩn an toàn. Nhu cầu vàng trên toàn cầu tăng mạnh kéo theo nhu cầu tái chế kim loại để lấy vàng cũng tăng theo.
Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nguồn cung vàng tái chế toàn cầu đạt 923,7 tấn trong 9 tháng năm 2023, vượt xa mức tăng trưởng khoảng 3% của ngành khai thác mỏ. Vàng tái chế chiếm dưới 30% nguồn cung toàn cầu.
Ngành vàng tái chế đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Báo cáo của Verified Market Report chỉ ra quy mô của thị trường vàng tái chế được định giá 15,2 tỷ USD vào năm 2023 và dự kiến đạt 27,3 tỷ USD vào cuối năm 2030 với tốc độ tăng trưởng hàng năm 12,25% trong giai đoạn dự báo 2024 – 2030.
Theo một nhóm các nhà nghiên cứu tại ETH Zurich ở Thụy Sĩ, phương pháp chiết xuất vàng và kim loại quý từ rác thải điện tử là một phương pháp sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường và đặc biệt mang lại nguồn lợi ấn tượng.
Nhóm nghiên cứu này chỉ ra rằng có thể thu hồi được một khối vàng 22 carat nặng 450 miligram chỉ từ 20 bo mạch chủ của máy tính cũ. Khối vàng nặng 450 miligram này có chứa 91% vàng và 9% đồng.
Chi phí năng lượng tiêu hao trong quá trình biến rác thải điện tử thành vàng cũng chỉ bằng 50% giá trị số vàng có thể thu hồi được..
“Nếu được áp dụng với quy mô lớn, ngành công nghiệp này có thể mang lại lợi nhuận đáng kinh ngạc”, đại diện nhóm nghiên cứu khẳng định.
Bộ Môi trường Nhật Bản cũng cho hay, cứ 10.000 chiếc điện thoại có thể thu về khoảng 280 gram vàng. Đồng thời, việc khai thác vàng từ rác điện tử hiệu quả hơn 56 lần so với khai thác vàng từ tự nhiên.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong bối cảnh sản lượng khai thác mỏ bị đình trệ thì việc hướng đến mỏ vàng từ rác thải điện tử có thể trở thành xu hướng của tương lai và góp phần giảm áp lực về nguồn cung vàng, từ đó giúp hạ nhiệt giá vàng.
Không chỉ vậy, ngành công nghiệp này còn giúp giải quyết vấn đề về môi trường khi rác thải điện tử đang là một trong những mối đe dọa lớn nhất với hệ sinh thái. Đồng thời, nó cũng có thể dần thay thế hoạt động khai thác vàng truyền thống đang được thực hiện ở nhiều khu vực nhạy cảm trên thế giới.
Trước những tiềm năng của ngành công nghiệp này, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy việc khai thác vàng tái chế.
Nhật Bản là một trong những quốc gia đang đẩy mạnh ngành khai thác kim loại đô thị, tức ngành sản xuất vàng và kim loại quý kiếm tái chế từ những bảng bo mạch điện tử bị bỏ đi.
Tại Tây Ban Nha, công ty khai thác mỏ quốc tế Atlantic Copper cũng đang xây dựng nhà máy quy mô lớn thứ 7 thế giới để chiết xuất vàng và các kim loại quý khác từ rác thải điện tử. Châu Âu cũng có 2 nhà máy lớn chuyên tái chế vàng từ phế liệu điện tử tại Thụy Điển và Đức.
Tại Việt Nam, vừa qua, Tập đoàn Bangkok Assay Office và tỉnh Bình Định cũng đã ký biên bản ghi nhớ tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư dự án chế biến vàng từ rác điện tử. Dự án xử lý rác điện tử thành sản phẩm vàng này có giá trị đầu tư ước tính vào khoảng 2.400 tỷ đồng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.