Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (Đạm Phú Mỹ, HoSE: DPM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2022 với doanh thu thuần đạt 5.829 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái.
Với chi phí giá vốn trên doanh thu thuần giảm mạnh, DPM thu về 2.823 tỷ đồng lãi gộp, cao gấp 6,5 lần kết quả của quý I/2021, đồng thời biên lợi nhuận gộp cải thiện đáng kể từ 22% lên 48,4%.
Trong quý, doanh thu tài chính đạt 47 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ. Các chi phí cũng lần lượt tăng nhanh, trong đó chi phí tài chính tăng 51% lên hơn 28 tỷ đồng; chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt ở mức 218 tỷ đồng và 103 tỷ đồng, tương ứng tăng 45% và 32% so với cùng quý I/2021.
Kết quả, DPM báo lãi trước thuế 2.522 tỷ đồng, lãi sau thuế 2.126 tỷ đồng, tăng gấp 12 lần so với khoản lãi 180 tỷ đồng ghi nhận trong quý I/2021. Đây cũng là số lãi theo quý cao nhất trong suốt lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.
Phía DPM cho biết, doanh thu và lợi nhuận trong ba tháng đầu năm tăng mạnh là nhờ diễn biến tích cực của giá bán và sản lượng kinh doanh mặt hàng phân bón.
Bước sang năm 2022, DPM đặt kế hoạch doanh thu đạt 11.059 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 945 tỷ đồng, lần lượt tăng 33% và 158% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy, sau quý I, doanh nghiệp thực hiện gần 53% mục tiêu doanh thu và vượt 125% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Tính đến 31/3/2022, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng mạnh 14% lên hơn 15.800 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn đạt hơn 11.500 tỷ đồng. DPM đang nắm 3.500 tỷ tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn 4.900 tỷ đồng.
Theo Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta), bổ trợ cho tăng trưởng của ngành phân bón thời gian qua, là áp lực từ nguồn cung phân bón toàn cầu khi Nga - quốc gia xuất khẩu Ure và NPK lớn nhất thế giới, đã chính thức ngừng xuất khẩu phân bón.
Trong khi đó, Nga và Ukraine cũng chiếm đến gần 30% tổng sản lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu. Vì thế, nhu cầu sản xuất lương thực là rất cần thiết lúc này, qua đó thúc đẩy nhu cầu phân bón. Mặt khác, nguồn dự trữ phân bón thế giới đang suy giảm có thể tạo áp lực tăng giá phân bón tiếp tục trong quý II/2022.
Tại Việt Nam, theo Mordor Intelligence, ngành phân bón trong nước sẽ tăng trưởng 4,9% mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2026. Kỳ vọng đến từ dự án mới lẫn nhập khẩu, theo Tổng cục Hải quan, cả nước xuất khẩu 1,35 triệu tấn phân bón nhưng nhập khẩu 4,54 triệu tấn. Nguồn nhập khẩu phân bón của Việt Nam hơn 90% sản lượng đến từ Trung Quốc, Đông Nam Á và Nga.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.