'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Kết thúc quý I, sản lượng bán hàng thép xây dựng của Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đạt 1,3 triệu tấn, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái, tích cực hơn dự báo của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) là 1,15 triệu tấn.
Sản lượng tăng trưởng tốt là nhờ HPG gia tăng thị phần bán hàng trong nước lên 37% trước tình hình tiêu thụ khu vực miền Bắc tích cực; đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và nâng cao năng lực sản xuất thép thô lên khoảng 700.000 tấn/tháng.
BVSC dự báo trong 2022, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của HPG có thể đạt 4,8 triệu tấn, cao hơn 24% kết quả của năm trước.
Tuy nhiên, dự báo sản lượng tiêu thụ phôi thép (chủ yếu là phôi dài, là thành phẩm của HPG để sản xuất thép xây dựng) giảm mạnh xuống 260.000 tấn, thấp hơn 83% năm 2021.
Về mặt hàng HRC, ba tháng đầu năm 2022 HPG ghi nhận sản lượng tiêu thụ HRC đạt 762.695 tấn, tăng 14% so với quý I/2021. BVSC dự báo cả năm ở mức 3 triệu tấn, chỉ tính sản lượng bán ra ngoài.
Ở quý I, giá than cốc có dấu hiệu hạ nhiệt, tính đến ngày 5/4/2022, giá than cốc (FOB Australia) giảm xuống 380 USD/tấn. BVSC dự báo trung bình cả năm 2022 ở mức 300 USD/tấn (tăng 40% so với năm trước) là áp lực khá lớn đến chi phí đầu vào của HPG.
Trong khi đó, giá quặng sắt hiện vẫn duy trì ở vùng giá cao quanh 150 USD/tấn. BVSC đang dự báo giá trung bình quặng sắt cả năm 2022 ở mức 131 USD/tấn, giảm 18% cùng kỳ.
Công ty chứng khoán này dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý I/2022 của HPG đạt 47.163 tỷ đồng (tăng 51% cùng kỳ) và 9.192 tỷ đồng (tăng 31% cùng kỳ). Lũy kế cả năm, lợi nhuận sau thuế có thể đạt 31.670 tỷ đồng, thấp hơn 8% thực hiện năm 2021.
Hiện BVSC duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu HPG, giá mục tiêu là 70.805 đồng/cổ phiếu, tương ứng tiềm năng tăng giá 57%.
Trên thế giới đang xảy ra nhiều sự kiện gây ảnh hưởng tới ngành phân bón, bao gồm áp lực nguồn cung phân bón toàn cầu khi Nga - quốc gia xuất khẩu Ure và NPK lớn nhất thế giới với sản lượng xuất khẩu lần lượt đạt 7 và 5,9 triệu tấn đã chính thức ngừng xuất khẩu phân bón.
Nga và Ukraine cũng chiếm đến 29% tổng sản lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu. Vì thế, nhu cầu sản xuất lương thực là cần thiết, thúc đẩy nhu cầu phân bón. Mặt khác, nguồn dự trữ phân bón thế giới đang suy giảm có thể tạo áp lực tăng giá phân bón tiếp tục trong quý II/2022.
Tại Việt Nam, theo Mordor Intelligence, ngành phân bón trong nước sẽ tăng trưởng 4,9% mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2026. Kỳ vọng đến từ dự án mới lẫn nhập khẩu, theo Tổng cục Hải Quan, cả nước xuất khẩu 1,35 triệu tấn phân bón nhưng nhập khẩu 4,54 triệu tấn.
Nguồn nhập khẩu phân bón của Việt Nam hơn 90% sản lượng đến từ Trung Quốc, Đông Nam Á và Nga.
Hiện nay, Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HoSE: DPM) là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân bón và hóa chất (NH3, UFC 85, CO2) phục vụ mảng dầu khí. Trong đó, nhà máy Đạm Phú Mỹ có công suất đạt 800.000 tấn/năm, chiếm khoảng 40% nhu cầu đạm cả nước.
Năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ DPM lần lượt đạt 12.786 tỷ và 3.117 tỷ đồng, tăng 65% và 351% so với năm trước.
Trong năm, sản lượng tiêu thụ đạt 1,26 triệu tấn, tăng 46% cùng kỳ; biên lợi nhuận gộp đạt 37,4%, tăng mạnh so với mức 22,3% nhờ giá bán khả quan; chi phí tài chính giảm 21% cùng kỳ, nhờ sự cải thiện tài chính.
Cập nhật mới nhất, 2 tháng đầu năm 2022, DPM đạt lợi nhuận trước thuế 1422 tỷ đồng, tăng đột biến hơn 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng tiêu thụ duy trì mức khả quan, đạt gần 190.000 tấn; nhu cầu cao nên DPM hoạt động xuyên tết và nguồn hàng kinh doanh đủ dùng trong 6 tháng đầu năm 2022.
Đánh giá diễn biến trên thị trường chứng khoán, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho biết với mức stock rating của cổ phiếu DPM đang ở mức 98 điểm, mức xếp hạng tăng trưởng là tích cực.
Gần đây, đồ thị giá của DPM đóng cửa tăng 2,2% và giao dịch gần đường trung bình 20 phiên với khối lượng giao dịch tăng 39% so với phiên giao dịch trước đó.
Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho thấy rủi ro giảm giá có dấu hiệu giảm dần. Tuy nhiên, xu hướng ngắn hạn của DPM vẫn duy trì ở mức giảm.
Chính vì vậy, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục quan sát đối với cổ phiếu DPM.
Năm 2021, do tác động của đại dịch, Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) lần đầu tiên báo lỗ sau thuế 7.600 tỷ đồng, mặc dù doanh thu vẫn tăng trưởng 13,7% cùng kỳ, đạt trên 125.600 tỷ đồng.
Covid-19 đã khiến nhiều mảng kinh doanh của VIC phải hoạt động cầm chừng, thậm chí đóng cửa suốt thời gian dài như Vincom Retail và Vinpearl.
Ngoài ra, việc bất ngờ đóng cửa mảng sản xuất ôtô xăng để tập trung vào xe điện đã khiến chi phí của VIC tăng lên và cùng với đó việc chi 6.100 tỷ đồng để hỗ trợ công tác phòng chống dịch cũng là tác nhân khiến doanh nghiệp lỗ ròng.
Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN) dự báo, phân khúc bất động sản sẽ tiếp tục là động lực chính trong nhiều năm tới của VIC.
Năm ngoái, Vinhomes thu về 79.500 tỷ đồng (tăng 10% so với năm 2020) nhờ bàn giao sản phẩm của 3 đại dự án. Sang năm nay, Vinhomes dự kiến sẽ tung ra thêm 3 dự án mới, đồng thời bàn giao phần còn lại của 3 đại dự án từ năm 2021, chủ yếu là doanh thu bán sỉ.
MASVN dự phóng mảng bất động sản của VIC sẽ tăng trưởng 14% trong năm 2022, với doanh thu đạt 91.600 tỷ đồng.
Thêm vào đó, Vinpearl và Vincom Retail cũng được dự báo tăng trưởng trở lại vào năm 2022, sau giai đoạn đóng cửa dài ngày khiến tình hình kinh doanh bị đình trệ.
Với những kết quả lạc quan thu được từ quý IV/2021, MASVN cho rằng doanh thu của hai mảng này có thể hồi phục về giai đoạn trước dịch trong năm 2022. Công ty chứng khoán này dự phóng doanh thu của Vincom Retail là 8.300 tỷ đồng, còn Vinpearl là 7.800 tỷ đồng.
Đặc biệt, mảng xe được MASVN kỳ vọng sẽ nâng Vingroup lên tầm cao mới trong các năm kế tiếp. Nhìn lại năm 2021, Vinfast đã bàn giao 35.700 xe, tăng 48% so với năm trước, hầu hết là các mẫu xe xăng.
Mới đây, Vingroup tuyên bố sẽ đóng cửa hoạt động sản xuất xe xăng (cùng với các sản phẩm điện tử khác) để tập trung vào mảng xe điện và thâm nhập thị trường ô tô Mỹ.
Tuy mảng này báo lỗ kỷ lục 3.900 tỷ đồng vào năm 2021, song MASVN vẫn tin rằng tình hình sẽ cải thiện đáng kể trong tương lai và có thể hết lỗ EBITDA vào năm 2025.
Điểm sáng trong năm qua là các mẫu xe điện được đón nhận nồng nhiệt với hơn 40.000 đơn đặt hàng trước chỉ trong vài ngày. Ngoài ra, Vingroup cũng có kế hoạch huy động 2 tỷ USD thông qua IPO trong nửa cuối năm nay để tài trợ cho nhà máy sản xuất xe điện ở Mỹ, với công suất giai đoạn 1 lên đến 150.000 xe mỗi năm.
Từ những cơ hội đột phá cho Vingroup thời gian tới, nhất là mảng sản xuất xe điện, MASVN khuyến nghị các nhà đầu tư mua VIC với giá mục tiêu 97.700 đồng/cổ phiếu, cao hơn 19% so với thị giá hiện tại.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.