'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngày 16/4, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo "Thực trạng, giải pháp phát triển nguồn lao động trong ngành công nghiệp bán dẫn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang".
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn cho biết, tỉnh Bắc Giang với vị thế chiến lược và tiềm năng phát triển đã và đang chứng kiến sự bùng nổ của ngành công nghiệp bán dẫn.
Để phát triển ngành công nghiệp này, lãnh đạo địa phương xác định phải tập trung vào việc xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường và công nghệ; đồng thời tăng cường hợp tác giữa các tổ chức đào tạo, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu để xây dựng một môi trường học tập và nghiên cứu tiên tiến, phản ánh đúng xu hướng và yêu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn.
Ông Mai Sơn cho rằng việc tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và giữ chân các chuyên gia, nhà nghiên cứu có kinh nghiệm từ Trung ương và các doanh nghiệp quốc tế đóng vai trò rất quan trọng để ngành công nghiệp bán dẫn của tỉnh Bắc Giang phát triển mạnh mẽ.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Ngọc, Phó Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang cho biết tính đến nay, tại các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang có 3 doanh nghiệp sản xuất chất bán dẫn với tổng số 8.074 lao động.
Do ngành công nghiệp bán dẫn là ngành sản xuất mới tại tỉnh Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung nên nguồn lao động được đào tạo chính về chuyên ngành công nghiệp bán dẫn hạn chế, chủ yếu là lao động được đào tạo về các chuyên ngành liên quan.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động làm việc trong ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn, ông Nguyễn Xuân Ngọc cho biết, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang sẽ là cầu nối cho các trường đại học, cao đẳng liên hệ, tiếp cận, liên kết với doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và ngược lại. Bên cạnh đó xây dựng hệ thống và cung cấp các thông tin về nhu cầu thị trường, nguồn nhân lực, xu hướng phát triển của ngành nghề trong tương lai.
Về phía các trường đại học, cao đẳng, ông Ngọc cho rằng cần có sự tham khảo nhu cầu thị trường và doanh nghiệp để từ đó xây dựng khung chương trình, kiến thức đào tạo, đánh giá sinh viên... phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
Đối với doanh nghiệp, cần thông tin cho các trường về nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp, cùng tham gia đào tạo thông qua đóng góp ý kiến về xây dựng, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế.
Tham luận tại hội thảo, ông Trần Đăng Hòa, Chủ tịch Công ty cổ phần Bán dẫn FPT (FPT Semiconductor) đánh giá Bắc Giang có vị trí địa lý đắc địa, có tiềm năng trở thành cái nôi phát triển nguồn lao động bán dẫn nhờ sự quyết liệt, sẵn sàng đón nhận cơ hội phát triển mới, tạo điều kiện để làm việc với đối tác trong và ngoài nước của người đứng đầu.
Với những lợi thế này, ông Hòa cho rằng Bắc Giang cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội để trở thành thành phố bán dẫn và là một trong những tỉnh đi đầu về bán dẫn như chuẩn bị nguồn nhân lực chip bán dẫn ngay và luôn để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài đến Bắc Giang mở nhà máy.
Bên cạnh đó, địa phương cần thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước xây mới nhà máy bán dẫn trên địa bàn để nội địa hóa chuỗi cung ứng. Phát triển trung tâm về chuỗi cung ứng và kho bãi, trở thành mạng lưới phân phối cho khu vực và toàn cầu vì có vị trí địa lý thuận lợi và chính sách cởi mở.
Còn theo TS. Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc Gia (NIC), Bắc Giang đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, là khu vực tập trung sản xuất của nhiều tập đoàn công nghiệp điện tử lớn trên thế giới. Bắc Giang đang dần chuyển mình để trở thành một khu vực tiềm năng cho các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực điện tử và bán dẫn từ các nguồn vốn FDI.
Tỉnh Bắc Giang có nhiều tiềm năng phát triển lĩnh vực công nghệ bán dẫn, do đó việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp vi mạch đóng vai trò rất quan trọng. Việc đầu tư và phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn không chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và tỉnh Bắc Giang, mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội Việt Nam trong tương lai.
Nói về giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, PGS.TS Trương Việt Anh, Trưởng ban Khoa học, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng đối với các địa phương nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng, việc tạo cơ chế chính sách để thu hút đầu tư, thiết lập và thúc đẩy phát triển công nghiệp bán dẫn tại địa phương đang ở giai đoạn khởi đầu.
"Địa phương cần xem xét và lựa chọn giai đoạn phù hợp để có những hoạch định mục tiêu hợp lý đối với lĩnh vực công nghiệp này", PGS.TS Trương Việt Anh nhấn mạnh.
Với tài nguyên đất đai và nguồn nhân lực lao động trẻ của Bắc Giang, ông Trương Việt Anh đánh giá việc thu hút các nhà máy và tập trung vào khâu sản xuất đóng gói, kiểm thử như các địa phương hiện nay là phổ biến và phù hợp.
Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Bắc Giang, ông Trương Việt Anh gợi ý địa phương cần chú trọng xác định mục tiêu và nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để sẵn sàng tiếp nhận và thu hút đầu tư, phục vụ phát triển các khu công nghiệp. Việc đào tạo có thể thông qua hợp tác, đặt hàng với các trường đại học có năng lực và các loại hình đáp ứng nhu cầu từ đào tạo nghề, đào tạo thực hành, đào tạo theo nhu cầu bổ sung kiến thức đến đào tạo trình độ cao chuyên sâu đặc thù.
Ngoài ra, tỉnh có thể đặt hàng các khóa ngắn hạn theo nhu cầu, các khóa liên kết đào tạo kết hợp thực hành tại doanh nghiệp trong và ngoài nước để nhanh chóng tăng cường nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, tỉnh cần có chính sách thu hút con người có trình độ phù hợp từ các địa phương đến làm việc. Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng của tỉnh về kế hoạch cải tiến chương trình đào tạo, ngành đào tạo nhằm chủ động đào tạo tại chỗ mang tính lâu dài. Ưu tiên các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng làm chủ công nghệ và nội địa hóa, có cơ chế khuyến khích và ưu đãi khi đầu tư hoạt động để từng bước tạo cơ hội phát triển sản phẩm bán dẫn.
Đồng thời, xem xét lựa chọn các công ty từ các quốc gia phát triển về công nghệ bán dẫn như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc có điểm xuất phát tương đồng để học hỏi kinh nghiệm, kết nối thu hút đầu tư và kết hợp chuyển giao công nghệ, đảm bảo tính bền vững.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.