Dấu ấn xanh của MSB

Hoàng Ngân - 05/12/2024 09:00 (GMT+7)

(VNF) - MSB cho biết ngân hàng đang nỗ lực tích hợp và tối ưu các tiêu chí ESG vào quy trình hoạt động, hướng tới gia tăng tỷ trọng nguồn vốn và tài sản vào các lĩnh vực xanh và có tiêu chí phát triển bền vững

Đầu tháng 3/2024, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã triển khai gói tín dụng xanh quy mô 3.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 4,3%/năm đối với cho vay ngắn hạn và từ 6,8% đối với cho vay trung dài hạn.

Gói tín dụng là thành quả sau khi MSB xây dựng Danh mục phân loại ngành nghề xanh theo dự thảo của Chính phủ và thông lệ quốc tế. Được biết, MSB là ngân hàng Việt Nam đầu tiên sử dụng nội bộ phân loại này để cấu trúc ra sản phẩm vay.

Gói tín dụng hướng đến các doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực như năng lượng, tài nguyên nước, xử lý chất thải, nông nghiệp xanh, vật liệu xây dựng xanh, giao thông/công trình xanh…

MSB triển khai gói tín dụng xanh quy mô 3.000 tỷ đồng với lãi suất chỉ từ 4,3%/năm

Các doanh nghiệp có dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực thỏa mãn các tiêu chí phân loại xanh hoặc có các chứng chỉ xanh/phát triển bền vững của các ngành kinh tế hướng tới xuất khẩu, là thế mạnh của Việt Nam như dệt may, thủy hải sản và nông lâm nghiệp cũng là đối tượng được MSB ưu tiên tài trợ tín dụng theo gói này.

Doanh nghiệp đủ điều kiện sẽ được MSB hỗ trợ các khoản vay với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng trong quá trình chuyển dịch xanh hướng tới phát triển bền vững, theo các kế hoạch quốc gia mà Chính phủ đã cam kết.

Việc triển khai gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ phát triển xanh là một phần trong chuỗi những hành động tích hợp các tiêu chí Môi trường – Xã hội – Quản trị (ESG) vào chiến lược kinh doanh của MSB. Tháng 6 vừa qua, ngân hàng đã công bố báo cáo phát triển bền vững năm 2023 với thông điệp “Kiến tạo giá trị bền vững”.

Dựa trên các tiêu chuẩn của Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (GRI), báo cáo của MSB đưa ra mục tiêu và những cam kết, chiến lược và quản trị, các nội dung mà ngân hàng đã, đang thực thi và có kế hoạch hành động, những kết quả MSB đã đạt được và tầm nhìn cho tương lai.

“Ngân hàng đang từng bước xây dựng một chiến lược phát triển bền vững cân nhắc đầy đủ các khía cạnh Môi trường - Xã hội - Quản trị, biến thách thức thành cơ hội hướng tới “một cuộc sống thuận ích hơn” cho tất cả các bên liên quan”, một vị lãnh đạo cấp cao của MSB chia sẻ.

Dấu ấn xanh

“Xanh hóa” hoạt động của ngân hàng đang là một làn sóng diễn ra trên toàn cầu. Trong vài năm trở lại đây, những ngân hàng hàng đầu thế giới như Standard Chartered Bank, Morgan Stanley, HSCB, Goldman Sachs hay JPMorgan đã công bố sẽ đầu tư từ 750 - 2.500 tỷ USD cho tài chính bền vững đến năm 2030.

Tại Việt Nam, theo báo cáo của một đơn vị kiểm toán, việc áp dụng ESG vào hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong nước rất quan trọng. Thông qua việc thực hành ESG, các ngân hàng sẽ hình thành tầm nhìn, xây dựng và triển khai chiến lược đúng theo lộ trình bền vững.

Với MSB, ngân hàng đang nỗ lực hướng tới việc tích hợp các tiêu chí ESG vào chiến lược kinh doanh, chuẩn hóa quy trình hoạt động cân nhắc tới các yếu tố bền vững, đưa mục tiêu giảm phát thải carbon và chống biến đổi khí hậu vào định hướng dài hạn tương đồng theo mục tiêu “Net-Zero” của Chính phủ.

Nhà băng cho hay cũng bắt tay vào nghiên cứu thiết kế sản phẩm tín dụng xanh dành cho khách hàng hiện hữu để đồng hành cùng họ trong quá trình chuyển đổi xanh. Mặt khác, MSB cũng xây dựng và thu hút tệp khách hàng mới có định hướng hoặc đang xây dựng, triển khai các dự án có tiêu chí xanh.

Tháng 6/2023, đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, MSB đã triển khai đồng bộ việc đánh giá rủi ro Môi trường – Xã hội cho 100% các khoản vay mới . Đến cuối năm 2023, danh mục tài chính xanh của MSB đạt gần 6.000 tỷ đồng, giải ngân cho gần 150 khách hàng. Con số này chiếm khoảng 4% tổng danh mục cho vay và tăng trưởng hơn 7% so với năm 2022.

Trong đó, gần 90% là nguồn vốn trung và dài hạn tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Theo sau đó là các lĩnh vực lâm nghiệp bền vững, tái chế tái sử dụng các nguồn tài nguyên, xử lý chất thải và phòng chống ô nhiễm, quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn và các lĩnh vực xanh khác.

Trong định hướng phát triển bền vững của mình, MSB hiện đang ưu tiên ba chủ đề. Đầu tiên, MSB, với vai trò cung cấp vốn cho nền kinh tế, đưa nguồn vốn vàcung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tới mọi tệp khách hàng, tập trung ứng dụng công nghệ, gia tăng độ phủ dịch vụ ngân hàng, chú trọng hỗ trợ khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ nhằm tiến tới Tài chính toàn diện.

“Với vai trò trung chuyển vốn không những trong nước mà quốc tế, MSB kỳ vọng thông qua các giải pháp tài chính bền vững MSB có thể hỗ trợ khách hàng, đối tác cùng chuyển mình trong xu thế “xanh” và “bền vững”, hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng carbon, đảm bảo các vấn đề sinh thái và xã hội, ban lãnh đạo MSB chia sẻ.

Thứ hai, liên quan các hoạt động vận hành, MSB tập trung nâng cao các tiêu chuẩn về tuân thủ, đầu tư vào con người với tôn chỉ “ngân hàng có nguồn nhân lực hạnh phúc”. MSB định hình khuôn mẫu là một nhà tuyển dụng có trách nhiệm, cung cấp một môi trường làm việc trong đó mọi người, bất kể giới tính, xuất thân… đều có cơ hội phát triển và đủ động lực để phát huy hết tiềm năng của mình.

MSB tập trung nâng cao các tiêu chuẩn về tuân thủ, đầu tư vào con người

Cuối cùng, MSB mong muốn mang đến tác động tích cực tới nền kinh tế và cộng đồng địa phương, thông qua các hoạt động từ thiện, tư vấn, hỗ trợ trên đa lĩnh vực.

Trong năm 2023, MSB cho biết đã ủng hộ 2 tỷ đồng nhằm xây dựng trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Huy Giáp, xã Huy Giáp, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Bảo Lạc là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Cao Bằng, có địa hình phức tạp, tỉ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo chiếm trên 63%.

Bên cạnh đó, hưởng ứng Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 -2025 của Thủ tướng Chính phủ, MSB đã trao hàng trăm căn nhà đại đoàn kết cho các hộ khó khăn tại Quảng Nam, Thanh Hóa.

Những hoạt động mang tính trách nhiệm xã hội là những món quà mang ý nghĩa nhân văn, là sự sẻ chia mà MSB muốn gửi gắm tới địa phương, từ đó mở đường cho sự phát triển, nâng cao cơ hội tiếp cận tri thức, y tế và tạo ra sự thịnh vượng cho thế hệ tương lai.

Thu hút nguồn vốn quốc tế hướng tới chuẩn hóa, nâng cao năng lực hoạt động

Ước tính, để đạt được “net-zero” vào năm 2050, Việt Nam sẽ cần huy động khoảng 368-380 tỷ USD hoặc tương đương 6,8% GDP hàng năm cho đến năm 2040. Những cam kết mạnh mẽ từ phía Chính phủ đang biến Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn quốc tế hỗ trợ giảm phát thải và chống lại biến đổi khí hậu.

MSB, với tiêu chuẩn minh bạch cao, tiên phong trong thực hành ESG và có mối quan hệ tốt trên thị trường quốc tế đã trở thành cái tên “sáng giá”, được nhiều tổ chức lớn lựa chọn là đối tác giải ngân đưa nguồn vốn vào các dự án của Việt Nam, đồng thời được nhận hỗ trợ kỹ thuật trong các quy trình hoạt động kinh doanh theo thông lệ các nước phát triển

Năm 2022, ngân hàng đã ký kết với tổ chức Proparco (Pháp) khoản tín dụng trị giá 30 triệu USDtập trung cho tín dụng xanh. Theo thỏa thuận, Proparco hỗ trợ MSB về mặt kỹ thuật để nâng cao khả năng triển khai hệ thống quản lý môi trường và xã hội (ESMS), nhằm đáp ứng ở mức cao nhất các tiêu chuẩn quốc tế.

Đến tháng 11/2023, MSB đã ký ý định thư (LOI) với FMO về khoản vay trung hạn trị giá 100 triệu USD dành riêng cho tệp khách hàng vừa và nhỏ và các dự án có tiêu chí xanh.

MSB đã ký ý định thư (LOI) với FMO về khoản vay trung hạn trị giá 100 triệu USD

Nhiều tổ chức quốc tế khác, như ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng hỗ trợ MSB xây dựng ESMS trong lĩnh vực tài trợ thương mại. Đây là cơ sở để MSB mở rộng các hạn mức trong hợp tác quốc tế trên thị trường liên ngân hàng và hỗ trợ tệp khách hàng xuất nhập khẩu, một trong những mảng hoạt động ngân hàng tích cực phát triển những năm gần đây.

Một chiến lược vững vàng giúp MSB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ. Nửa đầu năm 2024, ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tín dụng đạt 12,41%, vượt trội so với trung bình toàn ngành. Ngân hàng cũng vừa hoàn thành việc trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30% nhằm tăng vốn điều lệ từ mức 20.000 tỷ đồng lên mức 26.000 tỷ đồng vào cuối tháng 8, hiện đang hoàn thành các thủ tục sau phát hành.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện sứ mệnh đã lựa chọn và cam kết tối đa hóa hiệu quả hoạt động để xây dựng MSB thêm vững mạnh, tạo dựng giá trị bền vững, đảm bảo các giá trị mang tính xã hội, thân thiện hơn với môi trường”, ban lãnh đạo ngân hàng chia sẻ.

Cùng chuyên mục
Tin khác