Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Một trong những lý do khiến nhiều nhà đầu tư không mặn mà với cổ phiếu ngành ngân hàng, ngoài tính đặc thù trong kinh doanh cũng như hạch toán kế toán, còn là ở rủi ro chu kỳ. Trong pha đi xuống của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng đối mặt nhiều rủi ro hơn, bên cạnh sự suy giảm nguồn thu ở các mảng kinh doanh còn là nguy cơ phát sinh thêm lượng lớn nợ xấu.
Để phòng bị cho tình hình khó đoán định trong tương lai, nhiều ngân hàng buộc phải mạnh tay trích lập dự phòng lượng lớn trước. Nếu tình hình không quá bi đát, ngân hàng vẫn có thể hoàn nhập dự phòng, thậm chí hoàn nhập nợ ngoại bảng trong tương lai. Còn nếu tình hình trở nên bi đát thì ngân hàng sẽ tránh được các cú sốc.
Vấn đề là, càng tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, lợi nhuận ngân hàng càng giảm.
Ngay quý I/2020, mặc dù các ngân hàng chưa phải chịu ảnh hưởng quá lớn từ dịch Covid-19 nhưng một số ngân hàng đã chọn cách chủ động tăng mạnh trích lập dự phòng, ghi nhận thêm đáng kể nợ xấu, song song với đó là mạnh tay xóa nợ để đỡ áp lực về sau.
Điển hình nhất phải kể đến Vietcombank (HoSE: VCB) và MB (HoSE: MBB). Quý vừa qua, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Vietcombank đã tăng tới 43%, dù chất lượng tài sản của ngân hàng này luôn được đánh giá ở mức an toàn hàng đầu hệ thống. Mạnh tay hơn, MB còn tăng gấp hơn gấp đôi lượng trích lập dự phòng so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong cả hai trường hợp, mặc dù đều là các ngân hàng có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận hàng đầu trước khi dịch Covid-19 xảy ra nhưng kết thúc quý I, dự phòng đã khiến lợi nhuận của Vietcombank và MB suy giảm.
Có vẻ như các ngân hàng lớn thận trọng hơn trong mùa Covid-19. VietinBank và BIDV cũng mạnh tay trích lập dự phòng trong quý đầu năm. Techcombank cũng bắt đầu gia tăng đáng kể lượng trích lập dù trước đây thường trích lập rất ít.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng khác thì vẫn ưu tiên lợi nhuận trước mắt khi lượng trích lập dự phòng quý I tăng không đáng kể, thậm chí còn giảm và có trường hợp còn không trích lập. Nhưng phương án này khó lòng duy trì trong các quý tới, đặc biệt là quý II/2020 - được coi là quý chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất đối với các doanh nghiệp, bao gồm cả các ngân hàng.
Tùy vào lựa chọn của từng ngân hàng thì lượng trích lập dự phòng là khác nhau và do đó, biến động lợi nhuận cũng khác nhau.
Trên góc độ đầu tư, không ít nhà đầu tư băn khoăn khi rót vốn vào cổ phiếu ngân hàng, bởi lợi nhuận vẫn luôn là kim chỉ nam quan trọng trong định giá cổ phiếu. Nhưng kể cả khi một số ngân hàng lựa chọn cách trích lập dự phòng ít nhằm ưu tiên lợi nhuận thì lo lắng lại đè nặng lên nhà đầu tư bởi nguy cơ phải chịu cú sốc lợi nhuận trong tương lai nếu như nền kinh tế diễn biến xấu hơn dự kiến và khi cú sốc xảy ra, thị giá cổ phiếu có khả năng chịu ảnh hưởng lớn.
Trong một thời kỳ còn nhiều bất định, mức độ chống chịu rủi ro của ngân hàng luôn được đề cao. Các bài "stress test" là rất cần thiết trong bối cảnh này.
"Bậc thầy đầu tư" Warren Buffett khi quyết định rót vốn vào ngân hàng Wells Fargo trong giai đoạn 1989-1990 đầy bất ổn khi bong bong bất động sản tại California vỡ cũng đã đưa ra một bài "stress test" đơn giản: giả sử 10% dư nợ cho vay của Wells Fargo có vấn đề và sẽ mất 30% tiền gốc (và 100% tiền lãi) thì công ty vẫn hòa vốn. Well Fargo sau này trở thành một trong những thương vụ đầu tư hiệu quả nhất của Warren Buffett.
Khi xây dựng các bài stress test, mỗi nhà đầu tư lại có giả định khác nhau đối với mô hình hoạt động của từng ngân hàng. Tuy nhiên, một bài stress test đơn giản vẫn có giá trị tham khảo quan trọng đối với nhà đầu tư, đặc biệt là khi so sánh ngang bằng.
Nếu giả sử lợi nhuận trước dự phòng cũng như lượng dự phòng thường xuyên của năm 2020 là tương tự năm 2019 thì lượng lợi nhuận còn lại có thể xóa được thêm bao nhiêu nợ xấu phát sinh? Tính toán của VietnamFinance cho thấy, Techcombank (HoSE: TCB), TPBank (HoSE: TPB), VPBank (HoSE: VPB), MB (HoSE: MBB) và HDBank (HoSE: HDB) là 5 cái tên đứng đầu.
Theo đó, Techcombank có thể xóa được lượng nợ xấu tương đương 5,56% dư nợ cho vay. Con số này ở TPBank là 4,04%; VPBank là 4,02%; MBB là 4,01%; HDB là 3,43%.
Một số cái tên đáng chú ý tiếp theo cũng cần kể đến là VIB (3,16%), Vietcombank (3,15%) và ACB (2,8%).
So sánh trên phần nào giúp các nhà đầu tư mường tượng được mức độ chống chịu của các ngân hàng trước áp lực trích lập dự phòng. Dù vậy, cũng cần lưu ý rằng các ngân hàng ưa rủi ro, điển hình nhất là VPBank và HDBank - đều sở hữu hai doanh nghiệp tài chính tiêu dùng hàng đầu, thông thường sẽ phải đối mặt với áp lực trích lập cao hơn trong pha đi xuống của nền kinh tế. Vì thế, việc xác định mức độ ưa rủi ro của từng ngân hàng cũng cần được kết hợp để đưa ra đánh giá hiệu quả hơn.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.