'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm ngày 21/10 trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm đấu giá biển số ôtô. Theo đó người trúng đấu giá được giữ lại biển số khi chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế xe để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình; được chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế biển số theo xe, nhưng người nhận biển số theo xe sẽ không có những quyền trên. Người trúng đấu giá không được mua bán, cho tặng biển số để tránh đầu cơ và phức tạp trong quản lý.
Người đấu giá thành công phải nộp đủ tiền sau 15 ngày và đăng ký gắn biển số với xe trong 12 tháng từ khi được xác nhận trúng đấu giá. Quá thời hạn nêu trên, cơ quan có thẩm quyền thu hồi biển số trúng đấu giá.
Với vấn đề này, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá, nhu cầu sở hữu một biển số theo ý muốn mà người dân cho là đẹp là có. Điển hình là trong thời gian qua, có rất nhiều giao dịch mua bán xe với giá cao hơn nhiều so với một chiếc xe thông thường vì có biển số đẹp.
Về đề án cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá không phải được trình lần đầu tiên, hay lần đầu tiên được đề cập đến, mà từ nhiều năm trước, Bộ Công an, Bộ Tư pháp đã có nhiều đề xuất liên quan đến việc thí điểm, đấu giá biển số xe nhưng vẫn chưa thành công.
“Một điểm nữa mà tôi cho rằng có lợi ích khi chúng ta thực hiện thành công đề án thí điểm, đó là có thể giải tỏa được những nghi ngờ và minh bạch hóa hơn trong việc cấp biển số. Thực tế không ít người nghi ngờ tại sao có những chiếc xe có biển số rất đẹp, là vô tình hay ngẫu nhiên chủ xe bốc được biển số như vậy, do đó, nếu thực hiện được đề án sẽ góp phần minh bạch quá trình quản lý biển số xe, làm tăng hiệu ứng quản lý của Nhà nước”, ông Hiếu khẳng định.
Ngoài ra, ông Hiếu cũng cho biết thêm Dự thảo của đề án quy định các quyền cơ bản như: Người dân có quyền đấu giá số biển số xe trước khi họ mua xe và được quyền giữ số đó trước khi gắn vào một chiếc xe trong vòng 12 tháng; khi số biển số xe đã được gắn vào một chiếc xe thì họ có quyền chuyển nhượng chiếc xe đó và có quyền giữ lại số cho mình.
Tuy nhiên, có hai hạn chế là, khi họ chuyển nhượng xe gắn kèm biển số trúng đấu giá thì người nhận chuyển nhượng và biển số lại không có quyền như người trúng đấu giá và sẽ trở về trạng thái quản lý bình thường, nghĩa là quyền đó chỉ dành cho người trúng đấu giá. Đồng thời, trong thời gian người trúng đấu giá biển số xe chưa gắn vào xe thì không được quyền chuyển nhượng biển số.
“Theo tôi, có rất nhiều nội dung cũng rất thuận lợi, mở rộng nhiều quyền và tăng tính hấp dẫn của việc đấu giá biển số xe. Nhưng có một số ý kiến cho thấy, người dân mong muốn nhiều hơn so với quyền đó. Ví dụ họ mong muốn trong quá trình người trúng đấu giá biển số xe chưa gắn vào một chiếc xe ô tô nào đó, thì có quyền chuyển nhượng hoặc mua bán biển số để tạo ra thị trường thứ cấp.
Trong đề xuất phương án tạm thời hiện chưa cho phép chuyển nhượng giao dịch những biển số xe trúng đấu giá trong thời gian chưa gắn vào xe, vì bối cảnh của chúng ta là đang thí điểm và nếu thừa nhận một thị trường thứ cấp thì đòi hỏi đề án phải bổ sung thêm rất nhiều nội dung về quản lý quá trình mua, bán, chuyển nhượng hay các vấn đề chính sách thuế liên quan.
Điều đó dẫn đến khối lượng công việc về mặt quản lý, chuẩn bị đề án tăng lên, trong khi nhu cầu lại đang rất cần. Trong một chừng mực nào đó, chúng ta có thể tạm thời giới hạn các quy định như hiện nay, nhưng về mặt lâu dài, sau khi thực hiện thí điểm thì cũng nên tiến tới việc có thể mở rộng thêm quyền đối với người trúng đấu gía biển số xe, bao gồm cả quyền mua bán chuyển nhượng và các hoạt động trên thị trường thứ cấp”, ông Hiếu nói.
Cũng bình luận về vấn đề này, nguyên Phó tổng cục trưởng Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Thanh cho rằng khi Bộ Công an đã thí điểm đấu giá biển số xe thì không nên lo ngại về những tác động tiêu cực, bởi thực chất việc quản lý xe bằng biển số không có gì thay đổi. Nhà nước cũng hoàn toàn có thể cho phép mua bán biển số, miễn là đúng, đủ thủ tục quy định pháp luật và các bên mua bán đóng đủ thuế, phí.
Để tránh tình trạng đầu cơ, ông Thanh đề xuất chỉ người sở hữu ôtô mới được tham gia đấu giá biển số và số lần được đấu giá bằng với số ôtô đang đứng tên chủ sở hữu. "Đã là thí điểm, ta nên mạnh dạn triển khai, từ đó mới phát hiện ra bất cập, vướng mắc để sửa đổi, hoàn thiện quy định. Nếu chưa làm đã lo vướng, lo không quản lý được thì khó hiệu quả", ông Thanh nói.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.