Đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT tuyến đường ven biển Thanh Hóa trị giá 3.372 tỷ đồng
Dự án đầu tư tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa - Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương - Tĩnh Gia do Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng Miền Trung - Công ty cổ phần Đầu tư và thương mại Hoàng Thành là nhà đầu tư.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa - Sầm Sơn và Quảng Xương - Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn), tỉnh Thanh Hóa theo hình thức BOT.
Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa kiến nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét quyết định chấm dứt chủ trương đầu tư và chấm dứt hợp đồng trước thời hạn Dự án BOT đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa - Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương - Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn), tỉnh Thanh Hóa.
UBND tỉnh Thanh Hóa cũng kiến nghị cho phép triển khai đầu tư tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa - Sầm Sơn và Quảng Xương - Nghi Sơn theo quy định của Luật Đầu tư công; đồng thời, bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương với số tiền là 1.103,468 tỷ đồng (đây là số tiền mà tỉnh Thanh Hóa đã trả lại ngân sách Trung ương).
“Số tiền đầu tư còn lại khoảng 2.196,532 tỷ đồng, tỉnh Thanh Hóa sẽ dùng vốn ngân sách tỉnh để tiếp tục đầu tư hoàn thành tuyến đường trên trong giai đoạn 2025 – 2026”, tờ trình nêu.

Được biết, Dự án BOT đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa - Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương - Tĩnh Gia do UBND tỉnh Thanh Hóa là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có mục tiêu đầu tư xây dựng mới 2 đoạn tuyến với tổng chiều dài 29,9 km.
Trong đó, đoạn tuyến 1 (Hoằng Hóa - Sầm Sơn) dài 12 km; đoạn tuyến 2 (Quảng Xương - Tĩnh Gia) dài 17,9 km có quy mô đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h; bề rộng nền đường 12 m. Riêng đoạn từ đại lộ Nam Sông Mã đến Quốc lộ 47 dài 1,8 km có bề rộng nền đường 48m theo quy hoạch đô thị được phê duyệt.
Dự án có tổng vốn đầu tư 3.372,661 tỷ đồng, trong đó phần vốn góp của nhà nước (để hỗ trợ xây dựng công trình; thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư) là 2.358,661 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.400 tỷ đồng (đã bao gồm 10% dự phòng); ngân sách tỉnh Thanh Hóa: 958,661 tỷ đồng). Phần vốn nhà đầu tư 1.014 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu tối thiểu 20%, vốn vay và vốn huy động hợp pháp khác tối đa 80%.
Theo kế hoạch, thời gian xây dựng công trình là từ năm 2021 đến năm 2024 (thi công hoàn thành toàn bộ dự án trước ngày 31/12/2024); thời gian thu phí và vận hành khai thác là 21 năm 10 tháng 9 ngày (bắt đầu từ năm 2025 đến năm 2046).
Trên cơ sở ủy quyền của UBND tỉnh Thanh Hóa, Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông đã ký hợp đồng với nhà đầu tư (Liên danh Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Miền Trung - Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Hoàng Thành), doanh nghiệp dự án (Công ty TNHH BOT ven biển Thanh Hóa) tại Hợp đồng số 01/HĐ-BQLDA ngày 17/1/2023, hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày 16/2/2023 (thời điểm Nhà đầu tư nộp bảo lãnh hợp đồng).
Theo hợp đồng dự án, nhà đầu tư phải thực hiện xong công tác thiết kế bản vẽ thi công dự toán trong tháng 7/2023; hoàn thành lựa chọn nhà thầu xây dựng toàn bộ các gói thầu xây lắp của Dự án dài 29,9 km trong tháng 8/2023 và bắt đầu triển khai thi công toàn bộ phần đường từ ngày 1/5/2023; hoàn thành thi công xây dựng dự án trước ngày 31/12/2024.
Tuy nhiên, đến cuối tháng 12/2024, nhà đầu tư mới phê duyệt thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở được 4,69 km/29,9 km; còn lại 25,21 km, nhà đầu tư chưa phê duyệt (chậm 13 tháng so với hợp đồng).
Đến ngày 7/11/2023, nhà đầu tư mới tổ chức lựa chọn nhà thầu và triển khai thi công được 1 gói thầu xây lắp dài 4,69 km/29,9 km (công tác lựa chọn nhà thầu chậm 7 tháng so với hợp đồng).
Giá trị xây lắp đạt được khoảng 1,1 tỷ đồng; từ ngày 12/1/2024 đến nay, nhà đầu tư không triển khai thi công. Dự án không thể hoàn thành theo đúng thời gian quy định của Hợp đồng (kết thúc thời gian xây dựng ngày 31/12/2024).
Cũng theo hợp đồng BOT, tổng vốn vay nhà đầu tư phải huy động để thực hiện dự án là 809,9 tỷ đồng, thời gian huy động vốn trong vòng 12 tháng kể từ ngày hợp đồng được ký kết (trước ngày 17/1/2024); hợp đồng vay vốn phải đảm bảo có hiệu lực và đủ điều kiện giải ngân theo yêu cầu về mức vốn và tiến độ giải ngân của Dự án.
Tuy nhiên, đến ngày 26/1/2024, nhà đầu tư mới cung cấp Hợp đồng cho vay số 01/2024/HDTD/TTKHDNLMB2 ngày 16/1/2024 ký giữa Công ty TNHH BOT ven biển Thanh Hóa và Ngân hàng TPBank về việc vay vốn đầu tư xây dựng dự án (thời hạn nhà đầu tư cung cấp là thời hạn cuối cùng theo hợp đồng dự án (sau 1 năm kể từ thời điểm ký kết hợp đồng), trong đó hợp đồng vay vốn có giá trị là 570 tỷ đồng thấp hơn 239,9 tỷ đồng so với phương án tài chính của dự án.
Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, thời gian để nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án thu xếp tài chính đã hết (quá 18 tháng) nhưng nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án chưa thực hiện hoàn thành, để tiếp tục thực hiện dự án theo hợp đồng BOT là trái với Điều 76 Luật PPP.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án cũng đã có văn bản số 98/BOT-KHKT ngày 11/11/2024 báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa và Ban Quản lý dự án đầu tư công trình giao thông, trong đó đề nghị được chấm dứt Hợp đồng dự án.
“Do đó, để đầu tư hoàn thành tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa - Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương - thị xã Nghi Sơn, việc chấm dứt hợp đồng theo hình thức PPP (hợp đồng BOT) và triển khai đầu tư lại tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa - Sầm Sơn và Quảng Xương - Nghi Sơn theo quy định của Luật Đầu tư công là cần thiết và phù hợp”, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa phân tích.
Thừa Thiên Huế: Quy hoạch Khu du lịch ven biển Lộc Bình rộng 330 ha
- Nhận diện 3 nhà thầu cạnh tranh làm 8km đường ven biển Hà Tĩnh 03/11/2024 10:30
- Nam Định muốn làm tuyến đường sắt ven biển dài 101km nối 4 tỉnh 15/10/2024 08:45
- Du lịch tăng trưởng đột phá, giá thuê căn hộ ven biển Cửa Lò tăng mạnh 08/10/2024 04:22
Nâng cao tiêu chuẩn, kiểm soát thị trường trái phiếu và tín dụng xanh
(VNF) - Với những thay đổi lớn sắp tới trong khung pháp lý cùng làn sóng quan tâm ngày càng mạnh mẽ từ nhà đầu tư, thị trường tài chính xanh đang đứng trước cơ hội lớn để "cất cánh"
Chuẩn bị đầu tư cao tốc Quảng Ngãi – Kon Tum hơn 35.000 tỷ đồng
(VNF) - Dự kiến cao tốc Quảng Ngãi – Kon Tum có chiều dài 136km, quy mô 4 làn xe với tổng mức đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng, chuẩn bị đầu tư trong năm 2025-2026
TP.HCM: Trong 10 năm, gọi vốn trên 40 tỷ USD cho 7 tuyến metro
(VNF) - UBND TP.HCM giao Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư đối với các dự án metro theo danh mục của Nghị quyết 188 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị.
Thêm 23 doanh nghiệp 'rót' 1,1 tỷ USD đầu tư vào Bắc Ninh
(VNF) - Ngày 31/3, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp, với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD.
DN Trung Quốc động thổ 2 dự án công nghệ cao 640 triệu USD tại Bắc Ninh
(VNF) - Hai doanh nghiệp công nghệ của Trung Quốc cùng động thổ 2 dự án công nghệ cao với tổng mức đầu tư hơn 640 triệu USD tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh II trong ngày 30/3.
Tín chỉ nhựa: Thu tiền từ nguồn xả thải, tài trợ cho nhà tái chế
(VNF) - Thực trạng tăng lượng nhựa sử dụng của Việt Nam đang góp phần gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra để giải quyết điều này, trong đó có tín chỉ nhựa.
Thủ tướng: Khởi công đường sắt tốc độ cao trong năm 2026
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định quyết tâm khởi công tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào tháng 12/2026, đồng thời thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp đường sắt và các dự án trọng điểm quốc gia.
Hải Phòng: Ba vị trí dự kiến xây khu thương mại tự do nối với Cảng Lạch Huyện
(VNF) - Những vị trí Hải Phòng đề xuất thành lập khu thương mại tự do đều kết nối với các cảng biển chiến lược.
Coca-Cola dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới
(VNF) - Các số liệu công bố cho biết hơn 50% ô nhiễm nhựa từ các sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu liên quan 56 công ty sản xuất. Trong khi đó, việc sử dụng chai nhựa dùng một lần đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển.
TP.HCM khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ bắc qua sông Sài Gòn
(VNF) - Ngày 29/3, TP. HCM tổ chức lễ khởi công dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, có tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng, kết nối công viên Bến Bạch Đằng (quận 1) với công viên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức).
Bộ Công thương làm việc với NĐT Thái vướng vào dự án điện gió, điện mặt trời đang 'bế tắc'
(VNF) - Bộ Công thương quyết định thành lập tổ công tác để trao đổi, làm việc với các nhà đầu tư (NĐT) Thái Lan về vướng mắc của các dự án điện gió, điện mặt trời
Thu hút đầu tư vào Quảng Nam: 'Lấy công dẫn dắt tư'
(VNF) - Năm 2025, Quảng Nam tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những dự án quan trọng, có tính đột phá và lan tỏa, đồng thời thu hút đầu tư ngoài ngân sách theo phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”.
Hơn 231.000 tỷ đồng đầu tư ‘rót’ vào Bình Định
(VNF) - Tỉnh Bình Định đã trao biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư cho 62 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 231.000 tỷ đồng.
TP.HCM: Lên lịch tiến độ làm 355km metro trong 10 năm tới
(VNF) - TP. HCM dự kiến việc lựa chọn nhà thầu thi công cho tuyến metro số 2 (bến Thành- Tham Lương) sẽ diễn ra vào tháng 10/2025 và khởi công vào tháng 12/2025, đồng thời bổ sung tuyến metro kết nối đến huyện Cần Giờ (tuyến metro 12) vào danh mục dự án để thực hiện theo nghị quyết số 188 của Quốc hội.
Thêm 9 thủ tục hành chính liên quan đến phát thải khí nhà kính
(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự kiến bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
Quảng Ninh: Cần 34.500 tỷ đầu tư xây dựng gần 30 cảng biển
(VNF) - Với việc quy hoạch tới gần 30 bến cảng đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh cần hơn 34.500 tỷ đồng để đầu tư phát triển cảng biển.
Đầu tư gần 700 tỷ đồng nâng cấp công viên lớn nhất Đà Nẵng
(VNF) - Công viên 29 tháng 3 được đầu tư 673 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo và có điểm nhấn với kiến trúc “chiếc nhẫn hoà bình” nằm trên mặt hồ.
Đầu tháng 4/2025, thi công Đường Tây Thăng Long đoạn qua Vinhomes Wonder City
(VNF) - Lãnh đạo huyện Đan Phượng chỉ đạo thi công tuyến đường Tây Thăng Long đoạn 2,1km từ nút giao đường tỉnh 422 tới Tây Tựu đi qua Vinhomes Wonder City. Dự kiến chậm nhất tuyến đường này bắt đầu thi công vào ngày 6/4.
Đầu tư gần 11.000 tỷ đồng phát triển cảng biển Quảng Ngãi
(VNF) - Theo quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển Quảng Ngãi đến năm 2030 cần khoảng 10.830 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 7.960 tỷ đồng.
Long An dành 10.000 tỷ đồng làm Vành đai 4 TP.HCM
(VNF) - Hội đồng Nhân dân tỉnh Long An đã có chủ trương triển khai và cam kết đảm bảo cân đối vốn ngân sách địa phương cho dự án đường Vành đai 4 TP. HCM đoạn qua tỉnh Long An.
Quảng Ngãi: Thủy điện nghìn tỷ 4 lần gia hạn chưa hẹn ngày về đích
(VNF) - Dự án thủy điện Trà Phong tại Quảng Ngãi có vốn đầu tư 1.100 tỷ đồng, tiếp tục được điều chỉnh tiến độ hoàn thành đến IV/2026.
DABACO: Đại gia chăn nuôi đầu tư cảng cạn 8,2ha ở Bắc Ninh
(VNF) - Bắc Ninh vừa bổ sung một cảng cạn mới rộng gần 82.000m² tại xã Tân Chi, huyện Tiên Du. Dự án do Tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) làm chủ đầu tư.
Vingroup dự tính rót 30 tỷ USD làm loạt dự án điện tái tạo và điện LNG
(VNF) - Vingroup cam kết thực hiện dự án giai đoạn 2025-2030 là 25.500 MW (tổng mức đầu tư khoảng 25-30 tỷ USD) điện năng lượng tái tạo và điện LNG.
Cực hút Cần Giờ: Hơn 20 tỷ USD biến vùng biển bùn thành siêu đô thị
(VNF) - Với tổng mức đầu tư lên đến hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn tới, Cần Giờ đang trở thành “thỏi nam châm” thu hút dòng vốn vào lĩnh vực hạ tầng, logistics, bất động sản và giao thông đô thị.
Nhóm tập đoàn hàng đầu Singapore đổ hàng tỷ USD vào bất động sản Việt Nam
(VNF) - Trong những năm gần đây, Singapore duy trì vị thế là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Với tốc độ đô thị hóa nhanh, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và chính sách thu hút đầu tư cởi mở, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các tập đoàn bất động sản hàng đầu Singapore.
Nâng cao tiêu chuẩn, kiểm soát thị trường trái phiếu và tín dụng xanh
(VNF) - Với những thay đổi lớn sắp tới trong khung pháp lý cùng làn sóng quan tâm ngày càng mạnh mẽ từ nhà đầu tư, thị trường tài chính xanh đang đứng trước cơ hội lớn để "cất cánh"
Toàn cảnh đại đô thị của Vingroup, cực hút mới ở Văn Giang - Hưng Yên
(VNF) - Cùng với Ecopark, hai khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2 và 3 không chỉ cải thiện hạ tầng và kinh tế mà còn góp phần nâng cao vị thế của huyện Văn Giang tại Hưng Yên.