Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, ông Lưu Trung Thái, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, HoSE: MBB) cho biết đã có chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng (TCTD)
"Dự án này dự kiến triển khai trong vòng 8, 9 năm", ông Lưu Trung Thái nói. Đồng thời cho biết có thể mất khoảng 7-8 năm để giải quyết lỗ lũy kế của ngân hàng này.
Theo ông Thái, dự án này đã tồn tại khoảng 7 năm và "nếu không khó thì không đến lượt MB". Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã mời 7 ngân hàng đến để thảo luận về việc nhận chuyển giao bắt buộc "ngân hàng 0 đồng", trong đó có Vietcombank và MB.
CEO MB cho hay đúng là việc nhận chuyển giao bắt buộc TCTD có một phần vì nhiệm vụ chính trị, nhưng chủ yếu là tự nguyện. "Lý do là trong giai đoạn vừa qua, nhu cầu tăng trưởng của chúng ta đang lớn hơn khả năng được Ngân hàng Nhà nước cho phép. MB có thể tăng trưởng dư nợ tín dụng 30-35% nhưng chỉ được phép tăng 20-25%", ông Thái bày tỏ.
"Chúng ta nhận việc khó nhưng chúng ta giúp ích cho xã hội, được sự ủng hộ của Ngân hàng Nhà nước, từ đó có không gian phát triển mới", ông Thái cho hay.
Tổng giám đốc Lưu Trung Thái thông tin thêm, việc nhận chuyển giao bắt buộc này không mất tiền và lỗ lũy kế của ngân hàng này không vượt quá 20.000 tỷ đồng. Ông Thái tiết lộ tỷ lệ nợ xấu của "ngân hàng 0 đồng" ở mức khoảng 47%.
Về biện pháp tái cơ cấu "ngân hàng 0 đồng", ông Thái cho biết Nhà nước sẽ hỗ trợ một khoản tiền có thể xử lý khoảng 1 nửa lỗ lũy kế của ngân hàng này, phần còn lại sẽ được MB xử lý. MB dự kiến chuyển sang "ngân hàng 0 đồng" một số khoản dư nợ có chất lượng tốt dể ổn định nhanh trong giai đoạn đầu.
Nếu tái cơ cấu thành công, có 3 phương án MB có thể thực hiện tiếp sau đó. Một là sáp nhập ngân hàng tái cơ cấu vào MB, hai là bán đi như một khoản đầu tư, ba là IPO để đưa ngân hàng đó thành ngân hàng thương mại cổ phần. Nếu tái cơ cấu thất bại, MB không được trả lại ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc.
Tại đại hội, lãnh đạo MB cho biết dự phòng rủi ro tín dụng năm nay sẽ ở mức dưới 20% thu nhập thuần. Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với chủ đầu tư bất động sản (bao gồm cả nhà ở và khu công nghiệp) ở mức dưới 10% dư nợ.
Trước đó, trong tờ trình gửi đến đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, MB cho biết đã xây dựng các chỉ tiêu chiến lược về tài chính tăng trưởng cao hơn bình quân ngành với doanh thu và lợi nhuận kỳ vọng năm 2026 gấp 2,5 lần đến 3 lần so với 2021 theo các kịch bản linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Đối với năm 2022, lợi nhuận trước thuế phấn đấu đạt 20.300 tỷ đồng, tăng 23% so với 2021. Trong trường hợp kinh tế vĩ mô diễn biến khó khăn, lợi nhuận trước thuế có thể đạt 19.000 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với 2021.
Trong năm nay, MB đặt kế hoạch tổng tài sản tăng 15%, vốn điều lệ tăng 24%, dư nợ tín dụng tăng 16%.
Đáng chú ý, MB muốn nhận chuyện giao bắt buộc 1 TCTD.
"Nhằm mục tiêu tận dụng các cơ hội tăng trưởng quy mô nhanh chóng so với tốc độ hiện nay, củng cố và nâng hạng vị thế trên thị trường, MB sẽ tìm kiếm, lựa chọn và triển khai Phương án nhận chuyển giao bắt buộc 1 TCTD, theo chủ trương, định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và nghị quyết ĐHĐCĐ.
Với nguồn lực có chất lượng và có kinh nghiệm triển khai thành công một số phương án tái cơ cấu, cùng với sự ủng hộ, hỗ trợ của Chính phủ, NHNN và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn thể CBNV; MB kỳ vọng sẽ thực hiện thành công Phương án nhận Chuyển giao bắt buộc Tổ chức tín dụng, mở ra cơ hội để MB tăng tốc từ 1,5 - 2 lần tốc độ phát triển quy mô tài sản, tín dụng, mạng lưới, góp phần sớm hoàn thành mục tiêu chiến lược phục vụ trên 20 triệu khách hàng", HĐQT MB nhấn mạnh.
MB cũng sẽ hoàn thiện và phát triển mô hình tập đoàn tài chính, gồm ngân hàng, các công ty thành viên của MB tại Việt Nam (bao gồm triển khai phương án nhận chuyển giao bắt buộc 1 tổ chức tín dụng theo chủ trương của Chính phủ) và nước ngoài (trên cơ sở chuyển đổi mô hình Chi nhánh tại Campuchia thành Ngân hàng 100% vốn hoặc liên doanh, cổ phần ở nước ngoài tại Campuchia; nghiên cứu các mô hình đầu tư/hợp tác kinh doanh tại các nước khác) và các công ty có mối quan hệ liên kết.
Ngân hàng dự tính chia cổ tức tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu cho năm 2021 và chào bán riêng lẻ 65 triệu cổ phiếu với giá thỏa thuận không thấp hơn giá trị sổ sách theo báo cáo tài chính được kiểm toán/soát xét tại thời điểm gần nhất, thời gian chào bán trong năm 2022 và 2023.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.