'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Là một quốc gia gần 95 triệu dân, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động lớn, cộng với việc hăng hái tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Theo các chuyên gia của Diễn đàn M&A Việt Nam, những ngành đang được quan tâm và M&A nhiều nhất hiện nay là những ngành quan trọng trong việc tiếp cận thị trường 95 triệu dân của Việt Nam.
"Việc mua lại những công ty sản xuất hàng tiêu dùng (đồ uống, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu) không chỉ mua lại thương hiệu mà còn mua lại mạng lưới phân phối để tiếp cận thị trường. Trong lĩnh vực ngân hàng, các giao dịch tập trung vào mua lại các công ty tài chính tiêu dùng, công ty quản lý thẻ, dịch vụ tài chính nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường”, các chuyên gia đánh giá.
Hồi tháng 7/2018, các chuyên gia của Diễn đàn M&A Việt Nam cũng dự đoán năm 2018, giá trị M&A có thể đạt 6,5 tỷ USD, bằng 63,7% so với năm 2017.
Trong trung hạn, quy mô thị trường M&A Việt Nam có thể vượt qua mốc 5 tỷ USD của giai đoạn 2014-2016 để ổn định ở mốc 6 – 6,5 tỷ USD.
VietnamFinance xin điểm lại những thương vụ M&A đình đám trong năm 2018!
Những ngày cuối năm 2018, mọi sự chú ý trên thị trường M&A đổ dồn về thương vụ Công ty TNHH An Quý Hưng (AQH) đã trả giá 28.900 đồng/cổ phần để sở hữu trọn lô cổ phần Vinaconex của SCIC.
Mức giá này cao hơn 35,7% so với giá khởi điểm và cao hơn 56% mức giá đang giao dịch trên thị trường chứng khoán. Như vậy, An Quý Hưng đã chi 7.366 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn nhất của Vinaconex với tỷ lệ sở hữu 57,71%.
Ngoài ra, 1 tổ chức khác cũng chi 2.002 tỷ đồng để sở hữu 21,28% cổ phần Vinaconex từ tay Viettel.
Công ty An Quý Hưng được thành lập năm 2001, có vốn điều lệ 500 tỷ đồng do ông Nguyễn Xuân Đông nắm 70% vốn và vợ ông là bà Đỗ Thị Thanh nắm 30% vốn. Ông Đông cũng là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH An Quý Hưng.
Ngày 13/12/2018, sau khi đã thanh toán toàn bộ số tiền cho thương vụ này, ông Nguyễn Xuân Đông đã được HĐQT Vinaconex bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Vinaconex thay ông Đỗ Trọng Quỳnh.
Ông Nguyễn Xuân Đông sinh ngày 29/12/1966 tại Hà Tây, trình độ chuyên môn là trung cấp kế toán.
Từ năm 1988 đến năm 1991, ông là cán bộ tại nhà máy bê tông tại Xuân Mai. Từ năm 1992 đến năm 2001, ông là chỉ huy trưởng tại Công ty XDPT Nông thôn 8.
Từ tháng 4/2001 đến nay, ông Nguyễn Xuân Đông là Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH An Quý Hưng.
Giai đoạn 2014 - 2017, ông Đông là thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Vimeco (công ty con trước đây của Vinaconex)
Từ tháng 4/2017 đến nay, ông là Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH An Quý Hưng Land. Từ ngày 27/4/2018 đến nay, ông là thành viên độc lập HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest, HoSE: HPX).
Quý I/2018, Tập đoàn The Nawaplastic Industries (Saraburi) của Thái Lan đã mua hơn 24,1 triệu cổ phiếu BMP của SCIC qua đấu giá, nâng sở hữu tại BMP lên gần 50%. Sau giao dịch, nhà nước thu về 2.331 tỷ đồng.
Ngay sau đó, đại gia Thái này tiếp tục đăng ký mua thêm 818.609 cổ phiếu ngoài thị trường để tăng sở hữu lên trên 50% vốn BMP, nắm quyền kiểm soát Nhựa Bình Minh.
The Nawaplastic Industries là công ty con của tập đoàn Siam Cement Group (SGC).
SGC đã và đang đầu tư rất lớn vào Việt Nam. Tập đoàn này hiện là cổ đông chính của Lọc hóa dầu Long Sơn và nắm quyền kiểm soát Công ty gạch Prime Group, Công ty xi măng StarCemt, Công ty Bao bì Tín Thành.
SGC có tham vọng xây dựng chuỗi giá trị trong ngành nhựa tại Việt Nam. Từ năm 2013, ông Kan Trakulhoon, Chủ tịch Tập đoàn SCG, đã tuyên bố rằng ngân sách chi cho M&A đến 2020 tại Việt Nam của SCG lên đến 5 - 6 tỷ USD.
Ngày 28/6/2018, VinFast (trực thuộc Tập đoàn Vingroup) và General Motors (GM) đã ký kết một thoả thuận hợp tác chiến lược.
Theo nội dung của bản thỏa thuận, VinFast sẽ tiếp nhận hệ thống đại lý uỷ quyền hiện tại của thương hiệu Chevrolet và trở thành nhà phân phối độc quyền các sản phẩm và dịch vụ mang thương hiệu Chevrolet tại thị trường Việt Nam.
Một trọng tâm khác của thỏa thuận này là việc VinFast nhận chuyển nhượng, tiếp quản toàn bộ nhà máy GM tại Hà Nội và triển khai những hoạt động đầu tư tăng năng lực để sản xuất dòng xe ô tô cỡ nhỏ hoàn toàn mới được VinFast mua bản quyền từ GM.
Thoả thuận này cũng đánh dấu việc GM sẽ trở thành một trong những đối tác công nghệ ô tô của VinFast, mở ra những cơ hội tiềm năng để chia sẻ sản phẩm trong tương lai cũng như chuyển giao công nghệ, tạo cơ hội thúc đẩy cả hai thương hiệu cùng phát triển.
Ngày 12/7, Công ty cổ phần FPT đã ký hợp đồng mua 90% cổ phần của công ty công nghệ Intellinet, Mỹ. Giá trị thương vụ khoảng 50 triệu USD. Trong đó, 30 triệu USD đã được trả trực tiếp, phần còn lại căn cứ hiệu quả hoạt động của Intellinet trong 3 năm tới.
Intellinet được thành lập năm 1993, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn công nghệ với 150 chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm chuyên sâu và 200 khách hàng lớn, trong đó có nhiều khách hàng trong danh sách Fortune 500.
Consulting Magazine đánh giá Intellinet là một trong những công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ (dựa trên tăng trưởng doanh thu 20-25% trong giai đoạn 2013-2016).
Thương vụ mua lại Intellinet được kỳ vọng giúp FPT nâng tầm vị thế, trở thành đối tác cung cấp các dịch vụ công nghệ tổng thể với giá trị cao hơn và toàn diện hơn cho khách hàng, từ khâu tư vấn, thiết kế đến triển khai, bảo hành bảo trì, đặc biệt trong các dự án chuyển đổi số.
Cuối tháng 6, Công ty Sojitz của Nhật Bản công bố đã chính thức mua lại Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn (Saigon Paper) nhằm khai thác nhu cầu ngày càng gia tăng về giấy bìa cứng và khăn giấy ở khu vực Đông Nam Á.
Hơn 90% cổ phần được Sojitz mua lại từ các cổ đông sáng lập của Giấy Sài Gòn. Thương vụ trị giá 91,2 triệu USD (hơn 2.100 tỷ đồng).
Được biết, Giấy Sài Gòn chính là công ty của Chủ tịch Mai Hữu Tín - người chuyên đi giải cứu các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn.
Doanh thu của Giấy Sài Gòn lên đến 100 triệu USD/năm, công suất sản xuất hàng năm khoảng 40.000 tấn giấy tiêu dùng và 230.000 tấn giấy công nghiệp, tờ Nikkei thông tin.
Sau khi hoàn tất mua bán, phía Sojitz cử 6 nhà quản lý từ Nhật Bản đến Việt Nam giúp Giấy Sài Gòn cải tiến hệ thống tài chính và kế toán, cùng với đó là nâng cấp hệ thống máy móc nhà xưởng.
Sojitz và Giấy Sài Gòn hợp tác trong việc tái chế giấy từ các khu công nghiệp, cơ sở hậu cần và các cửa hàng tiện lợi Ministop mà công ty của Nhật Bản hỗ trợ điều hành.
Tháng 1/2018, Tập đoàn Prudential công bố đã đạt được thỏa thuận bán 100% Công ty tài chính Prudential Việt Nam – Prudential Finance (PVFC) với số tiền 151 triệu USD. Bên mua là Công ty TNHH Shinhan Card, một công ty con của Tập đoàn Tài chính Shinhan (Shinhan) - tổ chức tài chính lớn đến từ Hàn Quốc.
Prudential Finance là công ty tài chính tiêu dùng 100% vốn ngoại đầu tiên ở Việt Nam với khoảng 300.000 khách hàng tính đến tháng 10/2016. Cùng với FE Credit, HomeCredit và HDSaison, Prudential Finance là 1 trong 4 công ty chiếm lĩnh thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam.
Năm 2018, Thép Kyoei hoàn tất mua lại cổ phần chi phối tại Công ty thép Việt Ý. Thương vụ có giá trị ước tính 51 triệu USD.
Tập đoàn Thép Kyoei là một trong 10 công ty thép lớn nhất Nhật Bản, được thành lập năm 1947 với lịch sử hoạt động lâu đời, công nghệ tiên tiến và tiềm lực tài chính rất mạnh.
Công ty này đã thâm nhập thị trường thép xây dựng ở Việt Nam bằng việc tham gia thị trường thép phía Nam, thành lập liên doanh là Công ty TNHH Thép Vina Kyoei vào tháng 1 năm 1994 giữa các đối tác Nhật Bản: Tập đoàn thép Kyoei, Tập đoàn Mitsui, Tập đoàn thép Marubeni- Itochu và Tổng công ty Thép Việt Nam-CTCP, đặt đại bản doanh tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đi vào sản xuất từ năm 1996, Vina Kyoei đang chiếm khoảng 19% thị phần thị trường thép phía Nam.
Năm 2012, Thép Kyoei tiến ra bắc thông qua việc thành lập Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam (KSVC).
Ngày 10/5/2018, Tập đoàn Thép Kyoei đã gia tăng vị thế và thị phần ở thị trường miền Bắc thông qua việc mua cổ phần chi phối Thép Việt Ý từ việc mua lại cổ phần trong công ty này từ Công ty Thái Hưng. Với việc mua lại Thép Việt Ý, Kyoei đã chiếm thêm được khoảng 4% thị phần sản lượng tiêu thụ phôi và thép toàn quốc, qua đó đưa thị phần cộng gộp của Kyoei trên toàn quốc đứng thứ 2, chỉ sau Tập đoàn Hòa Phát (23,9% thị phần năm 2017) và vượt qua thị phần của Posco SS và Pomina.
Cuối tháng 10, hãng thời trang Uniqlo của Nhật Bản công bố đã mua 35% cổ phần tại chuỗi cửa hàng thời trang nữ Elise tại Việt Nam, để tiến tới khai trương cửa hàng đầu tiên tại TP. HCM vào năm 2019 được tung ra. Giá trị của thương vụ không được tiết lộ.
Uniqlo có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng cửa hàng tại khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương lên con số 400 vào năm 2022. Mạng lưới của Uniqlo trên toàn cầu hiện đang bao phủ 20 thị trường ở châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Australia. Tổng cộng có khoảng 2.000 cửa hàng.
Công ty cũng đặt mục tiêu tăng gấp 3 doanh thu tại khu vực Đông Nam Á, lên 300 tỷ yên (tương đương 2,71 tỷ USD) trong năm kết thúc vào tháng 8/2022 - tức là đạt tốc độ tăng trưởng vượt trội so với cả công ty. Trong cùng kỳ công ty kỳ vọng doanh thu sẽ tăng gấp đôi, lên 3.000 tỷ yên
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.