Cổ phiếu 'họ' Vin kéo thị trường, VN-Index 'sáng cửa' vượt cản
(VNF) - Với sự đồng thuận của nhóm cổ phiếu Vingroup, thị trường chứng khoán đang đứng trước cơ hội vượt cản trong các phiên tiếp theo.
Năm 2017 đánh dấu một trong những bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử phát triển của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) khi tập đoàn này chính thức "đặt chân" lên sàn chứng khoán. Ngay lập tức, giá trị vốn hóa của Petrolimex lọt vào nhóm 10 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất thị trường.
Gần 8 tháng kể từ khi lên sàn, cổ phiếu PLX của Petrolimex đã tăng tới gần 50%, từ mức giá khởi điểm 43.200 đồng/cổ phiếu lên mức 64.800 đồng/cổ phiếu chốt phiên giao dịch ngày 14/12. Giá trị phần vốn nhà nước tại "ông lớn" xăng dầu này cũng tăng từ 42.408 tỷ đồng lên mức 63.613 tỷ đồng, tương đương tăng trên 21.000 tỷ đồng, nghĩa là gần 1 tỷ USD, một con số rất ấn tượng.
Năm 2018, theo lộ trình, Nhà nước mà đại diện là Bộ Công Thương sẽ tiến hành bán 24,86% vốn tại Petrolimex. Nếu tính theo giá thị trường hiện nay, lượng vốn này trị giá tới 18.667 tỷ đồng.
Petrolimex là một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Việt Nam với vị thế dẫn đầu lĩnh vực phân phối xăng dầu, có nhiều lợi thế cạnh tranh về hệ thống cơ sở hạ tầng, mạng lưới vận tải, phân phối cũng như rủi ro kinh doanh không quá lớn khi được Nhà nước bảo trợ giá đầu ra, vì thế mà phiên đấu giá cổ phần Nhà nước tại Petrolimex được dự báo sẽ thu hút rất nhiều "đại gia", đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Tất nhiên số lượng tham gia và mức độ thành công còn phụ thuộc vào mức giá khởi điểm.
Các cổ đông của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đang hưởng trọn "mùa đông ấm áp" khi giá cổ phiếu ACV tăng chóng mặt. Xét riêng trong 3 tháng vừa qua, cổ phiếu này đã tăng tới 63%, chốt phiên giao dịch ngày 14/12 ở mức 86.500 đồng/cổ phiếu.
Nếu xét từ khi lên sàn UPCoM vào tháng 11/2016 đến nay, cổ phiếu ACV đã tăng gấp gần 3,5 lần, từ mức giá khởi điểm 25.000 đồng/cổ phiếu. Giá trị phần vốn Nhà nước đã tăng tới 127.733 tỷ đồng (trên 5,6 tỷ USD), từ 51.923 tỷ đồng lên 179.656 tỷ đồng.
Năm 2018, Nhà nước sẽ bán tới 20% vốn tại ACV và ban đầu dự tính bán cho Tập đoàn Pháp Aéroports de Paris theo dạng đối tác chiến lược. Tuy nhiên, việc đàm phán kết thúc hồi tháng 9 vừa qua mà không đi đến một thỏa thuận nào. Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong việc hợp tác trên nằm vấn đề ở mức giá, trong khi Aéroports de Paris muốn mua giá thấp thì ACV lại không thể hạ giá. Như đã đề cập phía trên, mức giá hiện tại của cổ phiếu ACV đã gấp tới gần 3,5 lần mức giá chào sàn hồi tháng 11/2016.
Thông tin từ Công ty Chứng khoán HSC cho biết, ACV đã trình Bộ Giao thông Vận Tải phương án bán đấu giá 20% cổ phần, tương đương 435.434.647 cổ phiếu vào quý III/2018. Tính theo giá hiện tại, lượng cổ phiếu này trị giá tới 37.665 tỷ đồng.
Tháng 1/2017, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chính thức lên sàn UPCoM với kỳ vọng sẽ thành công khi ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu VGT của tập đoàn này đã tăng từ 13.500 đồng/cổ phiếu lên 15.780 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, trải qua hơn 1 năm trên sàn, cổ phiếu của Vinatex nay chỉ còn 11.400 đồng/cổ phiếu (thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 14/12), thanh khoản hàng ngày rất èo uột.
Mặc dù diễn biến trên thị trường chưa thuận lợi nhưng xét về khát khao cổ phần hóa, Vinatex có thể coi là đơn vị hàng đầu trong nhóm doanh nghiệp Nhà nước lớn. Lãnh đạo tập đoàn này khá tích cực trong việc xúc tiến đưa Vinatex lên sàn, đồng thời kiến nghị Chính phủ sớm thoái toàn bộ phần vốn Nhà nước tại tập đoàn.
Để thuận lợi hơn cho tiến trình bán vốn cũng như thuận lợi cho đối tác chiến lược, Vinatex thậm chí còn kiến nghị và đã chính thức được thông qua việc cho phép cổ đông chiến lược VID Group – công ty của bà Nguyệt Hường – được bán 70 triệu cổ phiếu theo dạng chuyển nhượng tự do dù chưa hết thời hạn cam kết nắm giữ 5 năm.
Năm 2018, theo kiến nghị của Vinatex, Nhà nước sẽ thoái toàn bộ 53,48% vốn khỏi Vinatex, biến tập đoàn nhà nước từng có thời lừng lẫy này trở thành tập đoàn tư nhân.
Giữa Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel) và Vinatex có hai điểm chung: thanh khoản trên sàn của cả 2 doanh nghiệp này đều èo uột và cả 2 đều trở thành doanh nghiệp tư nhân nếu bán thành công phần vốn Nhà nước năm 2018.
Cụ thể, Nhà nước sẽ tiến hành bán 57,92% vốn tại VnSteel trong năm 2018 và dự tính sẽ bán nốt 36% vốn vào năm 2020.
Hiện mỗi cổ phiếu TVN của VnSteel chỉ có giá 7.500 đồng, dù vậy, giá trị vốn hóa của tổng công ty này vẫn lên đến 5.085 tỷ đồng.
VnSteel hiện đang đẩy mạnh việc thoái vốn tại các công ty con, công ty liên kết; tuy nhiên, việc thoái vốn này phần nào đang bị đình lại. Tháng 9 vừa qua, Hội đồng quản trị Vnsteel đã phải ra quyết định tạm dừng thoái vốn tại Công ty Cổ phần Lưới thép Bình Tây và Công ty Cổ phần Giao nhận kho vận Ngoại thương Việt Nam sau khi doanh nghiệp này bị "tố" không tính "đất vàng" trị giá hàng nghìn tỷ vào mức giá thoái vốn.
Đáng ra, Nhà nước sẽ tiến hành bán 52,47% vốn tại Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) ngay trong năm 2017 theo Quyết định 1232 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, năm 2017 đã gần trôi qua mà chưa có động thái nào từ phía VEAM. Việc bán vốn gần như chắc chắn sẽ rời sang năm 2018.
VEAM là một trong những doanh nghiệp kinh doanh thành công của Bộ Công Thương, nhưng thành công này không phải đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là chế tạo máy nông nghiệp và xe tải mà đến từ hoạt động tài chính. Hiện VEAM đang sở hữu tới 30% cổ phần của Honda Việt Nam, 20% cổ phần của Toyota Việt Nam và 25% cổ phần của Ford Việt Nam. Riêng trong năm tài chính 2016, các khoản đầu tư này đã đem về cho VEAM lượng cổ tức – lợi nhuận được chia lên đến trên 10.000 tỷ đồng.
Năm 2018, VEAM có kế hoạch lên sàn chứng khoán và đã thực hiện lưu ký. Sau khi thoái vốn thành công đợt 1, Nhà nước sẽ bán nốt 36% vốn tại VEAM vào năm 2020. Những thông tin này cộng với tình hình kinh doanh rất khả quan, phiên đấu giá cổ phần Nhà nước tại VEAM được dự báo sẽ rất nóng trong năm 2018.
Chỉ riêng năm 2016, lợi nhuận sau thuế của VEAM đã lên tới gần 8.000 tỷ. Nếu VEAM lên sàn, chắc chắn tổng công ty này sẽ lọt vào nhóm những doanh nghiệp có lượng lợi nhuận lớn nhất thị trường chứng khoán.
Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) là tên tuổi lớn trong ngành xây dựng Việt Nam. Hồi tháng 7 vừa qua, tổng công ty này đã chính thức lên sàn UPCoM với giá trị vốn hóa ở thời điểm hiện tại là trên 2.000 tỷ đồng, tuy nhiên thanh khoản cổ phiếu rất thấp.
Năm 2018, Bộ Xây dựng sẽ tiến hành thoái toàn bộ phần vốn Nhà nước tại CC1, tương đương tỷ lệ sở hữu 40,5%.
Hiện ngoài Bộ Xây dựng, 4 cổ đông lớn nhất xếp sau là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc, Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Nam Thịnh, ông Lê Thành và Công ty Cổ phần Top American Việt Nam với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 19%, 15%, 12,8% và 11%. Đây cũng là 4 ứng viên nặng ký trong cuộc đua sở hữu thêm cổ phần Nhà nước tại CC1, trong đó, Tuấn Lộc – doanh nghiệp đang được điều hành bởi "đại gia 8x" là cái tên rất đáng chú ý với hàng loạt dự án và kế hoạch thâu tóm không chỉ riêng với CC1.
Một doanh nghiệp khác của Bộ Xây dựng cũng nằm trong danh sách thoái vốn đình đám năm 2018 là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama).
Bộ Xây dựng dự tính thoái toàn bộ vốn khỏi Lilama theo 2 đợt: năm 2018 là 46,88% và năm 2019 là 51%.
Hiện lĩnh vực kinh doanh chính của Lilama là Tổng thầu EPC và là nhà thầu xây lắp. Lĩnh vực này chiếm trên 80% cơ cấu sản lượng và doanh thu toàn tổng công ty. Một số dự án nhiệt điện, lọc dầu, xi măng mà Lilama làm tổng thầu có thể kể đến như: Dự án nhiệt điện Vũng Áng 1, Uông Bí mở rộng 1, Cà Mau 1 và 2, Nhơn Trạch 1 và 2, Xi măng Sông Thao, và nhà thầu xây lắp các nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn...
Cuối năm 2016, Tổng công ty Viglacera chính thức lên sàn HNX với giá khởi điểm 15.600 đồng/cổ phiếu. Đến nay, cổ phiếu VGC của tổng công ty này đã lên đến 25.000 đồng/cổ phiếu với thanh khoản khá tốt, giá trị vốn hóa hiện đang ở mức trên 10.500 tỷ đồng.
Hiện rất nhiều quỹ nước ngoài đang sở hữu một lượng đáng kể cổ phiếu của Viglacera, trong đó nhóm quỹ VinaCapital sở hữu tỷ lệ lớn nhất 4,84%, cho thấy phần nào sự hấp dẫn của Viglacera.
Năm 2018, Bộ Xây dựng sẽ thoái 20,62% vốn Nhà nước tại Viglacera và tiếp tục thoái 36% vào năm 2019. Nếu tiến trình thoái vốn thành công, Viglacera sẽ thoát hoàn toàn khỏi "chiếc áo" Nhà nước.
"Biểu tượng" của ngành Dược – Tổng công ty Dược Việt Nam (Vinapharm) – dự kiến sẽ bán 35% vốn điều lệ thuộc sở hữu Nhà nước trong năm 2017. Tuy nhiên, sắp hết năm, lộ trình này vẫn chưa được thực hiện.
Như vậy, hoàn toàn có khả năng năm 2018, Bộ Y tế sẽ thoái toàn bộ 65% cổ phần, nghĩa là cộng cả phần vốn phải thoái năm 2017 nhưng chưa thoái được và phần vốn phải thoái năm 2018.
Sau Bộ Y tế, 2 cổ đông lớn của Vinapharm là Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (sở hữu 17%) và Công ty Cổ phần SAM Holdings (sở hữu 4,98%).
Ngoài việc là "ông lớn" trong ngành dược, sức hấp dẫn của Vinapharm còn đến từ lượng đất đai mà tổng công ty này đang thuê sử dụng, lên đến 9.869 m2 đất, trong đó gồm: 3.280 m2 đất tại số 95 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội; 2.670 m2 đất tại 60B Nguyễn Huy Tường, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân; 1.864 m2 (lô 1) và hơn 128 m2 (lô 2) đất cùng tại 12 Ngô Tất Tố, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội; 1.236 m2 tại 178 Điện Biên Phủ, phường 6, quận 3, TP.HCM và 692 m2 đất tại 126A Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3, TP.HCM.
Hanel là cái tên khá đáng chú ý trong danh mục thoái vốn Nhà nước năm 2017. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ lên đến 1.926 tỷ đồng và từng là chủ sở hữu của Khách sạn Daewoo Hà Nội.
Mặc dù đã bán khách sạn Daewoo nhưng sức hấp dẫn của Hanel – như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác – là nằm ở quỹ đất. Theo phương án cổ phần hóa, công ty này vẫn được tiếp tục quản lý, sử dụng các cơ sở nhà, đất quy định, trong đó có mảnh đất có diện tích 120.000 m2 tại Khu công nghiệp Sài Đồng B, quận Long Biên, thành phố Hà Nội nằm dưới quyền quản lý và sử dụng của Công ty TNHH Đèn hình Orion – Hanel.
Theo lộ trình, Hanel sẽ bán 29% vốn Nhà nước trong năm 2018.
Ngoài những cái tên được đề cập phía trên, năm 2018 còn có thể chứng kiến nhiều thương vụ đình đám khác, trong đó đáng chờ đợi nhất là thương vụ bán vốn Nhà nước tại Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco). Ngoài ra còn có một số "ứng viên" khác như các thương vụ thoái vốn Nhà nước khỏi Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong, FPT, Hancorp…
(VNF) - Với sự đồng thuận của nhóm cổ phiếu Vingroup, thị trường chứng khoán đang đứng trước cơ hội vượt cản trong các phiên tiếp theo.
(VNF) - Bám sát kế hoạch lập kỷ lục kinh doanh trong năm 2025, DSC bất ngờ trở thành công ty chứng khoán đầu tiên công bố báo cáo tài chính quý I.
(VNF) - Chuyên gia đánh giá, người trẻ luôn mong muốn sở hữu bất động sản đầu tiên sớm nhất nhưng trước đó cần ưu tiên việc quản lý chi tiêu, bảo vệ tài chính, giữ tiền chờ thời trong bối cảnh giá nhà đất đã tăng mạnh
(VNF) - Với diễn biến “lấy – trả” gần như triệt tiêu lẫn nhau, biên độ dao dộng của nhóm cổ phiếu tăng mạnh tuần qua chỉ loanh quanh ngưỡng 20-30%.
(VNF) - Theo các chuyên gia, đã đến lúc thị trường cần chuẩn hóa khung năng lực, định vị lại vai trò của các nhà hoạch định tài chính cá nhân như những "người dẫn đường", thay vì "người bán hàng".
(VNF) - Tuần giao dịch rút ngắn vì kỳ nghỉ lễ chứng kiến nhiều biến động mạnh trên thị trường chứng khoán, với sự tham gia đáng kể của khối ngoại cả ở chiều mua và bán. Dù tiếp tục bán ròng hơn 1.200 tỷ đồng, dòng vốn ngoại vẫn góp phần giữ nhịp thanh khoản, trong đó MWG, HPG và TCB là những mã hút ròng mạnh nhất.
(VNF) - Có khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được giải quyết hoàn trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ, theo Cục Thuế
(VNF) - Doanh nghiệp chuyên tư vấn thầu, Công ty KTV Hưng Yên bị ngưng sử dụng hoá đơn do nợ thuế hơn 2 tỷ đồng mặc dù trước đó mới trúng nhiều gói thầu.
(VNF) - Trước biến động thị trường tài chính, nhu cầu về nhà hoạch định tài chính cá nhân ngày càng tăng. Tại diễn đàn thường niên Hoạch định Tài chính Cá nhân ngày 12/4, các chuyên gia nhấn mạnh, vai trò, tiêu chuẩn nghề nghiệp và sự cần thiết của khung pháp lý nhằm thúc đẩy sự phát triển minh bạch, bền vững cho thị trường.
(VNF) - Hệ thống KRX được giới chuyên gia đánh giá một phần trong câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi.
(VNF) - Sau khi công bố những thay đổi về quy định giao dịch khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới (KRX) so với hiện tại, HoSE tiếp tục giới thiệu và đưa ra các ví dụ minh họa về lệnh ATO, lệnh ATC trong đợt khớp lệnh định kỳ.
(VNF) - Theo số liệu của Cơ quan thuế, tính đến nay đã có 42.881 hồ sơ được xác định hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tự động, với số tiền hoàn là 229,3 tỷ đồng
(VNF) - Theo TS. Lê Minh Nghĩa, Diễn đàn Hoạch định tài chính cá nhân năm nay đã tiến thêm một bước trong việc định hình chân dung nhà hoạch định tài chính cá nhân, không chỉ ở cấp độ tổng quan mà còn trong từng lĩnh vực cụ thể.
(VNF) - Sự trở lại của dòng tiền lớn khiến niềm vui của nhà đầu tư bùng nổ hơn trong ngày VN-Index tái lập mốc 1.200 điểm.
(VNF) - Mirae Asset vừa thông báo bán giải chấp cổ phiếu ANV liên quan đến người nội bộ tại Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico, HoSE: ANV).
(VNF) - Dự thảo Luật NSNN sửa đổi thúc đẩy sự phân cấp, phân quyền, tạo sự chủ động, linh hoạt, nâng cao sự tự chủ của các địa phương theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương tự chịu trách nhiệm”.
(VNF) - Gemadept muốn mua lại cổ phiếu trong bối cảnh GMD có 4 phiên liên tiếp giảm sàn từ mức 56.300 đồng/cổ phiếu về mức 42.200 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Công ty cổ phần Phú Tài (HoSE: PTB) vừa thông báo tiếp nhận đơn từ nhiệm của ông Lê Vỹ, Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2023–2027.
(VNF) - Giai đoạn từ năm 2021 – 2024, bức tranh tài chính của Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ, Thiết bị và Kiểm định xây dựng – CONINCO khá “u ám” khi nợ phải trả gấp hơn 5 lần vốn chủ sở hữu.
(VNF) - VN-Index liên tục tiếp cận mốc 1.200 điểm trong phiên sáng nay nhưng vẫn chưa thể vượt qua ngưỡng cản tâm lý này. Chỉ số tạm đóng cửa ở mức 1.195,09 điểm.
(VNF) - Dù chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến thời điểm tổ chức phiên đấu giá, song ban lãnh đạo Becamex vẫn quyết định tạm hoãn thương vụ. Động thái này được đưa ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang trải qua những biến động mạnh và khó lường qua từng phiên giao dịch.
(VNF) - Với vị thế vững chắc và năng lực triển khai các dự án phức tạp, Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) được kỳ vọng sẽ là đơn vị hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn 2025-2026, đặc biệt tại các công trình hạ tầng trọng điểm.
(VNF) - Cơ quan thuế khuyến cáo, các tổ chức trả thu nhập khẩn trương nộp tiền thuế TNCN đã khấu trừ của các cá nhân vào NSNN để không ảnh hưởng đến quá trình hoàn thuế tự động
(VNF) - Với việc gác lại phương án tăng vốn khủng, SHS đặt mục tiêu năm 2025 lãi 1.369 tỷ đồng, tăng 11%. Về dài hạn, công ty chứng khoán này hướng đến quản lý giao dịch và tài sản hợp pháp, trong đó có tài sản số và tín chỉ carbon.
(VNF) - Bà Cao Thị Ngọc Quỳnh (VNDIRECT) cho rằng nếu Việt Nam tận dụng tốt cơ hội đàm phán để đạt được các thỏa thuận giảm thiểu mức thuế hoặc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thị trường có thể hướng tới vùng 1.300 điểm trong quý III/2025.
(VNF) - Với sự đồng thuận của nhóm cổ phiếu Vingroup, thị trường chứng khoán đang đứng trước cơ hội vượt cản trong các phiên tiếp theo.
(VNF) - Dự án Vaquarius Văn Giang có diện tích hơn 7,2ha với quy mô đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.