'Bão số 3 đã suy yếu nhanh, khẩn trương khắc phục hậu quả'
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng đến thời điểm này có thể khẳng định bão số 3 đã suy yếu nhanh, các địa phương phải khẩn trương triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả.
Trước đây, Trung Quốc sử dụng thị trường bất động sản và việc xây dựng cơ sở hạ tầng làm động lực tăng trưởng chính. Giờ đây, theo kế hoạch 5 năm lần thứ 14, Bắc Kinh đang nỗ lực đổi mới lĩnh vực sản xuất, thay vì chỉ dựa vào chi tiêu bất động sản và hạ tầng.
Mặc dù Trung Quốc vẫn được gọi là "công xưởng của thế giới", nhưng trong những năm gần đây, tỷ trọng của khu vực sản xuất trong nền kinh tế nước này liên tục giảm.
Theo Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đóng góp của ngành sản xuất vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc đã giảm từ hơn 30% trong năm 2017 xuống 27,7% vào năm 2019. Số lượng công ty đăng ký thành lập mới trong lĩnh vực này cũng giảm trung bình 5,2% trong giai đoạn 2017-2019. Trong khi đó, số lượng nhà sản xuất đóng cửa tăng đáng kể cùng kỳ với tốc độ trung bình 24,6%.
Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đóng vai trò công xưởng của thế giới. Tuy nhiên, điều này chỉ liên quan đến quá trình lắp ráp thành phẩm cuối cùng hoặc các ngành công nghệ thấp. Mặc dù kể từ đầu những năm 2000, tỷ trọng giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm được tạo ra ở Trung Quốc không ngừng tăng lên, song trong hầu hết các loại sản phẩm, chỉ số này không vượt quá 20%.
Và trong các ngành công nghệ cao, chỉ số này thậm chí thấp hơn đáng kể. Ví dụ, với iPhone X có giá 1.000 USD, các công ty Trung Quốc chỉ đóng góp 10,4% giá trị gia tăng. Khoảng 40% tất cả các thành phần được sử dụng để sản xuất iPhone X đến từ các quốc gia thứ ba như Nhật Bản hoặc Hàn Quốc chứ không phải từ Mỹ hay Trung Quốc.
Trong khi tập trung nâng cao dần mức sống cho người dân, khả năng cạnh tranh của Trung Quốc với tư cách là một công xưởng thế giới với lao động giá rẻ dư thừa bắt đầu giảm. GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần trong vòng 20 năm, đạt 10.000 USD. Với chỉ số này, Trung Quốc vượt qua nhiều nước đang phát triển của Đông Nam Á và ngang bằng với Nga.
Theo kế hoạch, đến năm 2035, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc sẽ đạt mức của các nước phát triển vừa phải. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), mức GDP bình quân đầu người 30.000 USD được coi là tiêu chuẩn để đứng vào hàng ngũ các quốc gia phát triển.
Kể từ nửa cuối những năm 2000, Trung Quốc giải quyết vấn đề tăng trưởng bằng cách đầu tư vào thị trường bất động sản và xây dựng hạ tầng. Vào thời điểm đó, đây có lẽ là giải pháp tốt nhất. Trung Quốc đã thực hiện cải cách thể chế quản lý đất đai, cho phép chính quyền địa phương cho thuê đất để thu hút các nhà đầu tư.
Đất đai đã trở thành một nguồn thu chính của chính quyền địa phương. Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở Trung Quốc cũng thúc đẩy nhu cầu phát triển thị trường bất động sản.
Trợ lý Giám đốc Jia Jinjing từ Trung tâm Nghiên cứu Tài chính Chongyang tại Đại học Nhân dân Trung Quốc chia sẻ với đài Sputnik: "Kể từ khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Ở Trung Quốc, quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ cao nhất thế giới. Nếu năm 2000, tỷ lệ dân số thành thị là 38% thì đến năm 2020, con số này đã vượt quá 60%.
Tất nhiên, tốc độ đô thị hóa cao như vậy đòi hỏi phải xây dựng nhiều nhà ở. Một khía cạnh quan trọng khác là lĩnh vực tài chính. Trong quá trình phát triển thị trường nhà đất, vai trò của đất đai cũng có nhiều thay đổi. Đất đai đã trở thành một yếu tố quan trọng tham gia vào chuỗi công nghiệp, có nghĩa là đất đai không chỉ để phục vụ nhu cầu nhà ở mà phục vụ phát triển kinh doanh bất động sản thương mại".
Trong khi đó, đầu tư hạ tầng cũng đáp ứng yêu cầu khách quan của quá trình đô thị hóa. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 càng củng cố thêm những xu hướng này. Khi đó, Chính phủ Trung Quốc đã phân bổ một lượng thanh khoản lớn chưa từng thấy, tương đương hơn 12% GDP, để hỗ trợ nền kinh tế.
Những khoản tiền này được chi cho các dự án cơ sở hạ tầng, cũng như để phát triển thị trường bất động sản. Các dự án hạ tầng đã giúp tạo việc làm và tăng trưởng GDP mạnh mẽ. Trung Quốc là một trong số ít quốc gia vượt qua cuộc khủng hoảng năm 2008 với những động lực tích cực.
Tuy nhiên, không thể dựa vào những ưu đãi này một cách vô thời hạn. Thị trường bất động sản có nguy cơ tăng trưởng "nóng". Việc xây dựng ồ ạt cơ sở hạ tầng cũng làm cho nền kinh tế mất cân đối. Tỷ lệ nợ của chính quyền địa phương đã tăng vọt. Rõ ràng, đã đến lúc để thay đổi mô hình tăng trưởng.
Trong những năm gần đây, các nhà chức trách Trung Quốc đã nói rất nhiều về nhu cầu kích thích tiêu dùng trong nước, coi đây là động lực chính của tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Điều này là hợp lý, bởi GDP bình quân đầu người tăng lên sẽ bảo đảm phúc lợi xã hội, nhờ đó sức mua của người dân cũng tăng.
Ngoài ra, cuộc đối đầu với một số nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, đã cho thấy Trung Quốc không nên quá phụ thuộc vào thị trường nước ngoài mà nên phát huy tiềm năng của sự tự lực cánh sinh. Trên thực tế, kế hoạch 5 năm mới của Trung Quốc chủ yếu nhằm đạt được sự độc lập về công nghệ và công nghiệp và lấp đầy những khoảng trống trong chuỗi sản xuất, chuyên gia Jia Jinjing nhận xét.
"Trong số các lĩnh vực quan trọng nhất có dữ liệu lớn (Big Data) và các ngành gắn liền với tự động hoá công nghiệp, ví dụ ngành công nghiệp thông minh. Tôi chắc chắc rằng Trung Quốc hiện có một cơ sở dữ liệu lớn tuyệt vời. Một vấn đề quan trọng khác là việc gỡ bỏ các ‘nút thắt cổ chai’, tức là cần phải vượt qua sự tụt hậu trong những lĩnh vực như sản xuất chip và các thành phần cơ bản khác".
Vì vậy, trong những năm tới, Trung Quốc sẽ chú trọng phát triển chuỗi sản xuất của chính mình, đào tạo công nhân lành nghề không chỉ trong ngành công nghiệp mà còn trong các lĩnh vực khác, bao gồm cả khoa học cơ bản.
Vốn đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) dự kiến sẽ tăng hơn 7% mỗi năm. Đồng thời, tỷ lệ đầu tư vào nghiên cứu cơ bản trong tổng khối lượng đầu tư vào R&D cũng sẽ tăng từ 6% lên 8%. Trung Quốc đặc biệt chú trọng các công nghệ đột phá như sản xuất chip, máy tính lượng tử, kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học...
Tại Trung Quốc, những dự án như "Chương trình 1000 nhân tài" đã được thực hiện từ rất lâu trước khi bắt đầu cuộc đối đầu công nghệ với Mỹ, các chính sách này nhằm tạo ra một môi trường nghiên cứu thuận lợi cho các chuyên gia giỏi nhất từ khắp nơi trên thế giới.
Một số chuyên gia lo ngại rằng trong khi tập trung vào sự tự lực cánh sinh, Trung Quốc sẽ làm chậm tốc độ cải cách và mở cửa. Đồng thời, cuộc đối đầu với Mỹ trong lĩnh vực công nghệ cao sẽ ngày càng gay gắt. Mặc dù vậy, chuyên gia Jia Jinjing cho rằng những lo ngại này hoàn toàn không có cơ sở. Theo ông, Trung Quốc và Mỹ đang cạnh tranh trong những lĩnh vực khác nhau. Hai quốc gia này không mâu thuẫn với nhau mà bổ sung cho nhau, chuyên gia nói.
Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng tham gia vào các sáng kiến tự do hóa thương mại đa phương. Trung Quốc gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (RCEP), đang xem xét tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng đến thời điểm này có thể khẳng định bão số 3 đã suy yếu nhanh, các địa phương phải khẩn trương triển khai ngay công tác khắc phục hậu quả.
(VNF) - Tính đến 17h ngày 7/9, bão số 3 (Yagi) khiến 4 người chết, 78 người bị thương, 6 tàu thuyền bị chìm, nhiều nhà ở hư hỏng, tốc mái và hàng nghìn cây xanh ngã đổ.
(VNF) - Phó thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết NHNN đang triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, trong đó tập trung vào hạ lãi suất cho vay.
(VNF) - Bão Yagi khiến nhiều đường dây 500 kV, 220 kV ở các tỉnh ven biển phía Bắc gãy, đổ, gặp sự cố, gây mất điện toàn tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh.
(VNF) - Bão Yagi đổ bộ, mái tôn bay, cần cẩu gãy, cây đổ ngổn ngang... trên đường ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội.
(VNF) - Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 7/9.
(VNF) - Bão Yagi đổ bộ, ngư dân bất lực đứng trên bờ nhìn thuyền, nhà bè, tài sản bị bão nhấn chìm.
(VNF) - Thông tin này được Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Phạm Đức Luận cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, diễn ra chiều 7/9.
(VNF) - Bão Yagi đang đổ bộ vào khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh. Tại Hải Phòng thiệt hại chủ yếu là bị tốc mái, đổ cây cối. Tại Vân Đồn, nhiều tàu, thuyền của dân bị cuốn trôi.
(VNF) - Chiều tối 7/9, bão số 3 (Yagi) bắt đầu gây ảnh hưởng đến TP. Hà Nội, khiến nhiều cây xanh trên địa bàn bị quật đổ.
(VNF) - Trưa nay, tâm bão Yagi đi vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió tối đa 149 km/h, cấp 13.